Trang chủNewsDu lịchChiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu

(NLĐO) – Sau 3 năm khởi công, điện Thái Hoà sắp hoàn thành trùng tu, sẵn sàng đón du khách vào tham quan trở lại.

Những ngày này, đơn vị trúng thầu thi công dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” nằm trong Đại nội Huế đang ngày đêm chạy đua với thời gian để hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, kịp lễ khánh thành dự kiến vào ngày 23-11.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 1.

Những người thợ sơn miệt mài với công việc của mình.

Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung môn. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho xây dựng lại công trình ở vị trí hiện nay. Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. 

Đây là nơi đặt ngai vàng các đời vua nhà Nguyễn (1802-1945), tổ chức các buổi lễ đại triều hàng tháng (vào ngày 1 và 15 âm lịch ), lễ Hưng Quốc Khánh Niệm… với sự tham gia của vua, hoàn thân quốc thích và các vị đại thần.

Vào cuối năm 2021, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi công dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa với tổng mức đầu tư gần 129 tỉ đồng, gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn huy động khác.

Điện Thái Hòa được hạ giải, các vật liệu cũ được tận dụng tối đa để phục hồi. Qua dự án, nền móng ngôi điện được gia cố, phục hồi nền lát gạch, bậc cấp đá Thanh Hoá, tường gạch, phục hồi màu sắc nguyên trạng; tu bổ, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách ván, cửa bằng gỗ; sơn son thếp vàng; mái lợp ngói; bờ mái và con giống khảm sành sứ; hệ thống trang trí pháp lam…

Đặc biệt, ngai vàng, bửu tán (lọng che) phía trên cũng được phục dựng với đầy đủ vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy và giàu giá trị văn hóa lịch sử.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 2.

Tỉ mẩn với công việc sơn ở điện Thái Hoà.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, đơn vị này được giao làm chủ đầu tư thực hiện với danh mục 45 dự án và nội dung liên quan. Đến nay có 5 dự án được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; dự kiến 34 dự án, nhiệm vụ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đến hết năm 2025; 21 dự án dự kiến chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, nguồn vốn đang triển khai trong giai đoạn hiện nay tập trung chủ yếu vào các công trình trọng điểm, dự án cấp thiết. Trên tổng thể các công trình trong quần thể di tích cố đô Huế còn nhiều công trình di tích vẫn chưa được bảo quản, tu bổ, phục hồi.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 3.

Bên trong công trình tu bổ di tích điện Thái Hoà.

Mặc dù nguồn lực các năm gần đây có sự gia tăng đáng kể trên cơ sở lượng khách tham quan đến các điểm di tích ngày càng tăng. Tuy nhiên, để hoàn trả lại nguyên bản quần thể di tích cố đô Huế nhằm phát huy tối đa giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể Di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận vào năm 1993, cần tập trung nguồn lực lớn hỗ trợ từ trung ương đến địa phương để đẩy mạnh quá trình trùng tu, khai thác các tiềm năng khác bên cạnh giá trị bản thân của công trình.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 4.

Hoa văn sau khi được phục dựng.

Về mặt kỹ thuật và công tác tu bổ cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó một số công trình đã hư hại, hoặc bị phá hủy hoàn toàn không còn thành phần kiến trúc, yếu tố gốc. Do đó, việc phục hồi gặp nhiều khó khăn trong việc sưu tầm tư liệu, nhiều chi tiết kiến trúc về mặt mỹ thuật chưa thể phục hồi nguyên vẹn do chưa đủ cơ sở. 

Chính vì vậy, trong trùng tu di tích cần nhiều sự đóng góp liên quan đến hình ảnh, tư liệu lịch sử về các công trình di tích từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nhằm đưa ra giải pháp tu bổ, phục hồi phù hợp và chính xác.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 5.

Việc trùng tu di tích có sử dụng các vật liệu truyền thống như gỗ, sơn ta, vàng quỳ, ngói lợp bị ảnh hưởng bởi khí hậu đặc trưng miền Trung. Vì vậy, kỹ thuật trùng tu di tích luôn luôn đặt ra nhiệm vụ cho việc nghiên cứu, áp dụng các phương pháp kỹ thuật phù hợp vào thực tiễn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bửu tán che trên ngai vàng:

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 6.

Hình ảnh rồng trên bửu tán đặt ở giữa điện Thái Hoà.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 7.

Bên trên bửu tán.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 8.

Bửu tán.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 9.

Hình ảnh bửu tán nhìn từ dưới lên.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 10.

Hình ảnh bửu tán uy nghi, lộng lẫy.



Nguồn: https://nld.com.vn/chiem-nguong-buu-tan-dien-thai-hoa-sau-trung-tu-196241115090457402.htm

Cùng chủ đề

Ngắm ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng thành Huế sắp khánh thành sau 3 năm trùng tu

Sau gần 3 năm trùng tu, điện Thái Hòa - ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng thành Huế sẽ được khánh thành vào dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11. ...

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh

VHO - Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao. Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20...

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Dừng khai thác khoáng sản sau khi phát hiện hang động tại núi Đụn

Ngày 30/10, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã có văn bản yêu cầu dừng hoạt động khai thác khoáng sản tại núi Đụn. ...

Vụ phát hiện hang động ở Thanh Hóa: Dừng hoàn toàn hoạt động khai thác đá

(Dân trí) - Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa có chỉ đạo dừng hoàn toàn hoạt động khai thác khoáng sản tại núi Đụn - nơi phát hiện hang động có nhiều nhũ đá và di vật mang giá trị lịch sử, văn hóa. Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo dừng hoàn toàn hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực núi Đụn, xã Hà Long, huyện Hà Trung.Động thái này nhằm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những tấm gương sáng ngời

Bước ra từ các trang viết, nhiều nhà giáo đã đến dự lễ trao giải cuộc thi "Người Thầy kính yêu" lần 3 sáng 14-11. ...

Đong đầy cảm xúc về đạo nghĩa thầy trò

Những ân tình, những kỷ niệm về tình thầy trò dưới mái trường xưa dù bình dị nhưng cũng đủ là điểm tựa đi về phía trước, để khi nhớ lại vẫn còn rưng rưng ...

Becamex IDC muốn huy động 15.000 tỉ đồng từ phát hành thêm cổ phiếu

(NLĐO) – Becamex IDC sẽ triển khai phương án thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ, giá chào bán không thấp hơn 50.000 đồng/cổ phiếu. ...

Khai mạc Lễ hội hoa sen đá Fansipan 2024

(NLĐO)- Lễ hội hoa sen đá Fansipan 2024 là sự kiện mở đầu cho chuỗi chương trình kích cầu du lịch lớn nhất trong năm của tỉnh Lào Cai ...

Báo Người Lao Động trao giải cuộc thi Người thầy kính yêu lần 3

Sáng 14-11, Báo Người Lao Động tổ chức Lễ tổng kết - trao giải Cuộc thi Người thầy kính yêu - lần 3 và tri ân, tôn vinh nhà giáo ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tây Ninh – vùng đất của các di sản văn hoá độc lạ

Có đến 21 dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất phải kể đến là dân tộc Khmer, Hoa, Chăm, Tà Mun…, Tây Ninh là một mảnh đất có sự pha trộn, giao thoa của rất nhiều sắc màu văn hóa.Du khách háo hức trải nghiệm "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây"Những bãi biển, điểm đến tuyệt đẹp và đầy hấp dẫn ở phía nam đảo Phú Quốc (Kiên Giang)Phú Quốc – điểm đến rất được ưa...

Đón hơn 4.700 khách quốc tế du lịch tàu biển

Ngày 12/11, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã đón 2 tàu biển Noordam và Celebrity Solsitce cập cảng, đưa hơn 4.700 khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh. Tàu Noordam di chuyển theo hải trình từ Hồng...

Du khách nước ngoài thích thú lần đầu được thăm quan toà nhà Bắc Bộ Phủ

(Tổ Quốc) - Tòa nhà Bắc Bộ Phủ - một trong những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử của Hà Nội, đã chính thức mở cửa đón công chúng và du khách. Đây là lần đầu tiên công trình này được mở cửa cho công chúng và du khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng...

Cùng chuyên mục

Nơi hội tụ và lưu giữ những nét đẹp văn hóa Tây Bắc

(Tổ Quốc) - Bản Mây là nơi duy nhất ở Sa Pa du khách có thể trải nghiệm đời sống của các dân tộc vùng cao (H'Mông Sa Pa, H'Mông Điện Biên, Xa Phó, Tày, Giáy, Dao Đỏ, Thái, Hà Nhì) trong cùng một ngày, tại cùng một địa điểm. ...

Khai mạc Hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm 2024

Tham gia hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên năm 2024 có 60 gian hàng được trưng bày các sản phẩm du lịch độc đáo, quà tặng, quà lưu niệm, sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm OCOP.Bản làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên bừng sáng trong ánh điệnTổ chức quảng bá sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội tại tỉnh Điện BiênLưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng...

Khai mạc Lễ hội hoa sen đá Fansipan 2024

(NLĐO)- Lễ hội hoa sen đá Fansipan 2024 là sự kiện mở đầu cho chuỗi chương trình kích cầu du lịch lớn nhất trong năm của tỉnh Lào Cai ...

Bến Tre: Tạo những "mắt xích" tuyến, điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn

Bến Tre xác định hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là động lực để xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, kết nối tuyến điểm du lịch... Tọa đàm có sự trao đổi thẳng thắn giữa Công ty cũng như các đơn vị có sản phẩm du lịch tại Bến Tre; từ đó có sự kết...

Khám phá bảo tàng Sinh học đầu tiên, lâu đời nhất của Đông Dương tại Hà Nội

(Tổ Quốc) - Bảo tàng sinh học Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho công chúng tham quan. ...

Mới nhất

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Peru dự hội nghị APEC

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Peru vào thứ Năm (14/11) để tham dự hội nghị Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, nơi ông dự kiến sẽ...

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 14/11 đã kêu gọi đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan của Sudan.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Tọa đàm trao đổi, thảo luận về dự thảo Báo cáo Kinh tế

(MPI) - Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cơ sở Hòa Lạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, thành viên Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tổ trưởng Tổ Biên tập tham dự và chủ trì Tọa đàm trao đổi,...

Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia...

(MPI) - Thực hiện Quyết định số 878/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 14/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia...

Đa u tủy xương và những điều cần lưu ý

Đa u tủy xương là khái niệm mà rất ít người hiểu rõ. Nhiều người mắc bệnh mà không hề biết hoặc nhầm lẫn sang một số bệnh lý về xương khớp hay đường...

Mới nhất