Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và mỗi người dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung đông nhất trong cả nước với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Từ xa xưa, người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình, dòng tộc, thôn xóm. Trong xã hội hiện đại hôm nay, vai trò “mẫu hệ” của phụ nữ Chăm vẫn phát huy hiệu quả tích cực trong gia đình và ngoài xã hội.Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía UBDT có Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong đoàn.Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới (Kế hoạch).Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và mỗi người dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.Sáng 30/10, tại Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Ninh Thuận tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”, năm 2024.Bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong năm 2024, nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ cho địa phương 9.319 triệu đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án trên địa bàn huyện. Cộng với nguồn vốn chuyển tiếp từ năm 2022 và 2023 sang 2024, nâng tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình hơn 25.957 triệu đồng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây năm 2024″. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động áp dụng nhiều công nghệ số, để phát triển du lịch bền vững.Du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai; tuy nhiên, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, ngành kinh tế này hiện đang gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp, ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt để khôi phục du lịch sau mưa lũ.Mặc dù đạt nhiều kết quả trong giảm nghèo, nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất cao. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất được xác định là một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.Chiều 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân.Năm 2024, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo đa chiều 2,12%, thoát 517 hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó giảm 387 hộ thoát nghèo và 130 hộ thoát cận nghèo.
Tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 440 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó, đất rừng đặc dụng trên 46 nghìn ha, đất rừng phòng hộ gần 121 nghìn ha, đất rừng sản xuất gần 273 nghìn ha. Diện tích rừng tre, nứa khá lớn với trên 13 nghìn ha cũng là nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng.
Để chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR đến toàn thể Nhân dân trên địa bàn, đồng thời tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh theo quy định tại điểm c khoản 3, Điều 50 Nghị định số 156/2019/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Phân công cán bộ thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo cháy rừng trên trang Website của Cục Kiểm lâm: kiemlam.org.vn; Website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: nchmf.gov.vn và phần mềm cảnh báo sớm điểm nghi cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm, để kịp thời thông báo cho các chủ rừng tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng hình thức dùng lửa trong các ngày khô, hanh, nắng nóng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
Chủ động thông tin các điểm nghi cháy rừng trên địa bàn về Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR, để thống nhất kiểm tra, xác minh và báo cáo theo quy định. Lực lượng kiểm lâm địa bàn chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời điều chỉnh, bổ sung các khu rừng có nguy cơ cháy cao vào phương án PCCCR đã xây dựng, bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ, đồng thời rà soát, kiện toàn lại các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR.
Khi xảy ra cháy rừng trên địa bàn phải báo cáo ngay cho Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, đồng thời tham mưu chính quyền địa phương huy động các lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ”, không để xảy ra cháy lớn. Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan điều tra, xác minh nguyên nhân gây cháy rừng và lập hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng phối hợp chặt chẽ với các Hạt Kiểm lâm tổ chức xác minh các điểm nghi cháy rừng trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra các khu rừng giáp ranh với các tỉnh, rừng tự nhiên còn nhiều lâm sản quý, hiếm, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
Các Hạt Kiểm lâm duy trì phân công cán bộ đảm bảo lực lượng ứng trực cháy rừng 24/24 giờ trong các ngày nắng, nóng, khô, hanh; chủ động đề xuất với Chi cục Kiểm lâm, Uỷ ban nhân dân cấp huyện về các biện pháp, giải pháp quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR đảm bảo có hiệu quả, nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Khi có cháy rừng xảy ra phải chủ động báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện trương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030 cấp huyện về phương án huy động lực lượng, phương án phối hợp với các huyện, thành phố giáp ranh và các chủ rừng triển khai kịp thời chữa cháy rừng đảm bảo hiệu quả.
Nhiều năm qua, địa bàn huyện Hàm Yên không có các vụ cháy rừng xảy ra. Theo đồng chí Vương Văn Ninh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Yên, kinh nghiệm để làm tốt công tác PCCCR đó là tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến từng hộ gia đình, từng người dân về các biện pháp PCCCR.
Ở nhiều xã, thôn có đông đồng bào DTTS, trình độ dân trí thấp, cán bộ Kiểm lâm trực tiếp đến từng hộ hướng dẫn, tuyên truyền theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”. Lực lượng Kiểm lâm của huyện, trong những năm qua, cũng đã tham mưu thực hiện tốt chính sách giao khoán bảo vệ rừng, với diện tích giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn các xã trọng điểm về rừng để bảo vệ.
Còn tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương có hơn 2.200 ha rừng. Là địa phương nằm trong khu vực cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm), để phòng ngừa và bảo vệ rừng, UBND xã đã chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn, các ban ngành của xã, đẩy mạnh tuyên truyền tới Nhân dân không được sử dụng lửa trong rừng những ngày trời nắng nóng, không đốt thực bì; lồng ghép vào các cuộc họp thôn để tuyên truyền Luật Phòng cháy, chữa cháy và các văn bản về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Bên cạnh đó, xã đã thành lập các tổ phòng cháy, chữa cháy rừng của từng thôn cùng với Kiểm lâm địa bàn, thường xuyên tuần tra rừng, trực 24/24 giờ để kịp thời ứng phó khi cháy rừng xảy ra. Thông tin dự báo thời tiết được xã phát trên loa phát thanh của các thôn để bà con chủ động kế hoạch làm nương rẫy.
Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn, là một trong những đơn vị có diện tích rừng trồng lớn với 1.777,85 ha là rừng trồng sản xuất, trong đó, gồm các loài cây, như: Keo tai tượng (850,45 ha); Keo lai hom (229,70 ha); Keo lai mô (73,20 ha); Bạch đàn mô (105,0 ha); Bạch đàn tái sinh chồi (13,3 ha); Mỡ (396,0 ha); Mỡ tái sinh chồi (26,7 ha); Bồ Đề (83,5 ha)…; Những năm qua, Công ty luôn chú trọng đến công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ông Trần Xuân Quảng, Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn, cho biết: Công ty đã tổ chức lực lượng PCCCR gồm, Ban chỉ đạo và 07 tổ đội PCCCR cấp sơ sở tại các đội trồng rừng của Công ty. Hằng năm, theo kế hoạch đã xây dựng, Ban chỉ đạo PCCCR Công ty thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, như: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, chính quyền các xã trên địa bàn tổ chức các đợt tập huấn, huấn luyện diễn tập cho cán bộ, công nhân viên và các hộ Nhân dân nhận khoán trồng rừng trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và duy trì các công trình phòng cháy, như hệ thống đường ranh cản lửa; hệ thống ao hồ, sông suối sẵn có trong khu vực làm cơ sở lên phương án chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Đồng thời, kết hợp với chính quyền địa phương, kiểm lâm địa bàn tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng cho Nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là các hộ nhân dân sống gần rừng.
Đồng chí Dương Văn Xy, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Trong thời gian tới, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, tập trung tại các khu dân cư giáp ranh, các khu rừng còn nhiều lâm sản quý, hiếm, nhằm hạn chế các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang tiếp tục công khai số điện thoại đường dây nóng và hòm thư góp ý; tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia tố giác hành vi vi phạm; tổ chức vận động người dân ký cam kết bảo vệ rừng.
Ngoài ra, lực lượng Kiểm lâm Tuyên Quang cũng tập trung đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng; thực hiện tốt công tác quản lý lâm sản trong khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến; tập trung lực lượng Kiểm lâm cơ động và phối hợp với các lực lượng chức năng, như: Công an, quản lý thị trường… triển khai các hoạt động, biện pháp công tác kịp thời để hỗ trợ các địa phương trên địa bàn tỉnh trong công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
Nguồn: https://baodantoc.vn/chi-cuc-kiem-lam-tinh-tuyen-quang-voi-cong-tac-bao-ve-rung-phong-chay-chua-chay-rung-1730273210946.htm