Trang chủNewsThế giớiChênh lệch lớn giữa các nền kinh tế châu Á

Chênh lệch lớn giữa các nền kinh tế châu Á


Bức tranh nhiều gam màu

Theo đó, Công ty phân tích Moody’s dự báo Các nền kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đang tốt hơn hầu hết các nền kinh tế trên toàn thế giới và dự báo đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 3,9% vào năm 2024 và 2025. Con số này không thay đổi so với dự báo tháng 5 của Công ty phân tích Moody’s và cao hơn đáng kể so với dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần lượt là 2,6% và 2,7%.

Chênh lệch lớn giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương- Ảnh 1.

Ngành bán dẫn giúp thúc đẩy kinh tế APAC (Trong ảnh: phòng thí nghiệm vi mạch của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM)

Tuy nhiên, có sự khác biệt khá lớn giữa các nền kinh tế ở khu vực trong năm nay. Cụ thể, VN, Ấn Độ, Philippines và Indonesia được dự kiến tăng trưởng GDP thực tế hơn 5% trong năm nay, kế đến là Trung Quốc ở mức 4,9%. Trong khi đó, Úc, New Zealand và Nhật Bản được đánh giá tăng trưởng từ 1% trở xuống. Phần còn lại của APAC sẽ có mức tăng trưởng từ 2 – 4%.

Theo báo cáo trên, xuất khẩu tăng và nhu cầu nội địa mạnh hơn đã thúc đẩy tăng trưởng tốt hơn dự kiến trên hầu hết các khu vực trong quý 1 vừa qua. Nhu cầu về chất bán dẫn tiên tiến đã đem đến nhiều đơn hàng cho Đài Loan và Hàn Quốc. Tiêu dùng hộ gia đình mạnh hơn cũng góp phần tăng sản lượng chung của khu vực. Xuất khẩu từ các nơi khác trong khu vực cũng đang hoạt động tốt hơn, mặc dù Đông Nam Á vẫn chưa cho thấy sự gia tăng đáng kể về nhu cầu đối với các loại chip cũ mà nước này sản xuất. Các lô hàng từ các nhà sản xuất hàng hóa của APAC dường như cũng đang quay đầu khi giá hàng hóa thấp hơn đã kìm hãm giá trị xuất khẩu trong năm qua. Và du lịch trên toàn khu vực đang dần phục hồi.

Chênh lệch lớn giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương- Ảnh 2.

Nhưng với những nền kinh tế đang có nợ của các hộ gia đình cao như Úc, Hàn Quốc, Thái Lan và New Zealand, kết hợp cùng việc tăng trưởng tiền lương giảm và lãi suất cao, đang trở thành áp lực cản trở chi tiêu hộ gia đình. Vì vậy, tiêu dùng khó có thể là động lực tăng trưởng chính trong nửa cuối năm với những nền kinh tế này.

Thách thức vẫn lớn

Theo đánh giá của Công ty phân tích Moody’s, sự không chắc chắn xung quanh dự báo tăng trưởng kinh tế ở APAC phần lớn bắt nguồn từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực. Sản xuất của nền kinh tế Trung Quốc đang hoạt động tốt hơn, với sản xuất công nghiệp và xuất khẩu cho thấy sự tăng trưởng vừa phải. Nhưng các hộ gia đình đang gặp khó khăn, khiến tiêu dùng suy yếu. Điều này trùng hợp với sự bất an chung trên thế giới ngày càng tăng về công suất dư thừa của Trung Quốc. Vào tháng 5, Mỹ đã công bố mức thuế mới và cao hơn đối với một loạt mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc như xe điện và pin. Mexico, Chile và Brazil đã tăng thuế đối với thép Trung Quốc và EU vào tháng 6 đã nêu chi tiết thêm thuế đối với xe điện Trung Quốc. Đối mặt với viễn cảnh thị trường xuất khẩu suy giảm, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có dấu hiệu tập trung nhiều hơn vào tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc theo hướng tiêu dùng nội địa đã là một mục tiêu chính sách trong hơn một thập niên, nhưng có rất ít dấu hiệu tiến bộ rõ ràng.

Nhìn chung, kinh tế APAC đang tiến triển tốt hơn nhưng hiệu quả chưa tương xứng tiềm năng. Sự tăng trưởng ở nhiều quốc gia đang ở dưới mức tiềm năng đồng nghĩa với việc còn quá sớm để khẳng định khi nào nền kinh tế khu vực ra khỏi khó khăn. Những thách thức chính trong giai đoạn tới là nhu cầu tiêu dùng ở thị trường thế giới nói chung không ổn định, việc nới lỏng tiền tệ vẫn bị trì hoãn ở nhiều nước. Nếu một đợt tăng giá hàng hóa mới hình thành sẽ khiến cho chính sách thắt chặt tiền tệ đè nặng lên nền kinh tế APAC. Xa hơn, sự thay đổi chính sách kinh tế của Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, những va chạm địa chính trị và động lực tăng trưởng thay đổi ở Trung Quốc sẽ tạo ra những thách thức cho APAC trong trung và dài hạn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/chenh-lech-lon-giua-cac-nen-kinh-te-chau-a-thai-binh-duong-185240621231740042.htm

Cùng chủ đề

Trường đại học có phòng thí nghiệm 5G, 6G nghiên cứu xe tự lái, phẫu thuật từ xa

Phòng thí nghiệm được dùng để nghiên cứu công nghệ phục vụ các ứng dụng của 5G, 6G như công nghiệp tự động hóa, điều khiển tự động, xe tự lái, phẫu thuật y tế từ xa. Ngày 27-12, Tập đoàn Công nghiệp -...

Nguyên tố hóa học có thể giúp Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào pin từ Trung Quốc

DNVN - Sử dụng natri thay thế lithium trong sản xuất pin mở ra cơ hội để Mỹ cùng các đồng minh thiết lập một chuỗi cung ứng mới trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng toàn cầu. ...

Việt Nam SuperPort™ hợp tác thành lập phòng thí nghiệm logistics tại Vĩnh Phúc

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPort™, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết biên bản ghi nhớ thành lập phòng thí nghiệm logistics tiên tiến. Tại sự kiện, các bên cũng nhất trí triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam. Quan hệ hợp tác chiến lược này sẽ góp phần củng cố vị thế của Việt...

Nhân sự và tài chính

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động...

Đại học Quốc gia TP.HCM khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo 700 tỉ

Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vừa được khởi công xây dựng sẽ là điểm nhấn mới của Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM. PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM -...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng?

Dùng thực phẩm bổ sung để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết đã trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy dùng quá nhiều thực phẩm bổ sung không chỉ không mang lại lợi ích...

Bài đọc nhiều

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Nước Mỹ trong vòng xoáy quyền lực của tỉ phú Elon Musk

Có tài sản khổng lồ cùng nhiều công ty đầy ảnh hưởng và nắm giữ một vị trí trong chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, tỉ phú Elon Musk đang tạo dựng quyền lực chưa từng có ở xứ...

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cứng rắn tới chính quyền Syria mới lẫn Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để đảm bảo an ninh của nước này nếu chính quyền Syria mới không thể giải quyết mối quan ngại về nhóm người Kurd mà...

Nga tấn công Ukraine ồ ạt trong ngày Giáng sinh?

Không quân Ukraine cáo buộc Nga đã phóng hơn 180 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào Ukraine trong ngày Giáng Sinh 25.12. ...

Cùng chuyên mục

Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Ngày 28/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi tiến hành điều tra "khách quan và minh bạch" vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan, mà theo các chuyên gia phương Tây và Mỹ là do hệ thống phòng không Nga bắn hạ.

Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya, cảnh sát nước này vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất thành năm 2016.

Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Tổng giám đốc Công ty Rosoboronexport Alexander Mikheyev tuyên bố, danh mục đơn hàng của công ty bán vũ khí quốc gia Nga này vào cuối năm 2024 đã đạt mức cao kỷ lục trên 57 tỷ USD.

Ông Putin xác nhận phòng không Nga đang kích hoạt khi máy bay Azerbaijan đến Grozny

Hôm nay (28.12), Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi điện cho người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev nói rằng lực lượng phòng không Nga đang được kích hoạt khi máy bay của Hãng Azerbaijan Airlines tìm cách đáp xuống Grozny (thủ phủ CH...

Ngoại trưởng Jaishankar gặp “người quen” ở Washington, nhấn mạnh quan hệ Mỹ-Ấn Độ vì lợi ích toàn cầu

Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar đã có "cuộc trò chuyện sâu rộng" về quan hệ đối tác song phương cũng như các vấn đề toàn cầu với Cố vấn an ninh quốc gia tiếp theo của Mỹ, ông Michael Walts.

Mới nhất

Chân dung nữ sinh FPT Kiều Duy vừa đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 Nguyễn Ngọc Kiều Duy là nữ sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Anh Đại học FPT Cần Thơ. Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 Nguyễn Ngọc Kiều Duy, sinh năm 2003 hiện theo học năm cuối ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học FPT Cần Thơ. Cô sở hữu...

Tổng kết công tác hậu cần toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 27/12, Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hậu cần toàn quân năm 2024. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự, chỉ đạo hội nghị. Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chủ trì hội nghị.Các đại...

Bản quyền AI khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ đối mặt thách thức lớn

Theo nhận định từ Reuters, năm 2025 có thể mang tới những diễn biến quan trọng trong loạt vụ kiện bản quyền. Những yếu tố này có thể trở thành bước ngoặt lớn góp...

Tập đoàn năng lượng có doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỉ đồng chính thức đổi tên mới

Petrovietnam chính thức đổi tên mới là Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia và đạt mốc doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỉ đồng. ...

Mới nhất