Trang chủChính trịNgoại giaoChâu Âu ráo riết "mở chiến dịch’ chip, đuổi theo Mỹ và...

Châu Âu ráo riết “mở chiến dịch’ chip, đuổi theo Mỹ và Trung Quốc, tìm bình minh mới cho tương lai?


Mùa Hè ở châu Âu thường là thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để chuẩn bị tâm thế tiến vào một mùa Thu và mùa Đông bận rộn. Tuy nhiên, mọi thứ đã rất khác trong năm nay, khi ngành công nghiệp điện tử châu Âu đang nóng lòng đón làn sóng đầu tư khủng vào sản xuất chất chip bán dẫn, nhằm bắt kịp cuộc đua của “hai người khổng lồ” Mỹ và Trung Quốc.

EU ráo riết khởi động ‘chiến dịch’ chip, bình minh mới hay sa mạc công nghệ? (Nguồn: https: eetimes.eu)
EU ráo riết khởi động ‘chiến dịch’ chip, bình minh mới hay sa mạc công nghệ? (Nguồn: https: eetimes.eu)

Chip bán dẫn là “bộ não” của các thiết bị điện tử, được sử dụng trong mọi thứ từ đồ chơi trẻ em, thiết bị gia dụng, điện thoại thông minh, đến ôtô điện và các loại vũ khí tinh vi.

Châu Âu đang ở đâu?

Hiện gần như toàn bộ nguyên vật liệu thô cần thiết để chế tạo chip đều được sản xuất tại Trung Quốc. Đài Loan (Trung Quốc), nơi có nhiều nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, đang chiếm hơn một nửa sản lượng chip toàn cầu, trong khi nhiều công ty thiết kế chip tên tuổi như Nvidia, cùng với các nhà sản xuất thiết bị như Apple, lại đến từ Mỹ.

Hiệp hội ngành bán dẫn, một tổ chức thương mại của Mỹ, cho biết, các công ty Mỹ chiếm 48% ngành chip toàn cầu trong năm ngoái. Hàn Quốc, quê hương của “gã khổng lồ” Samsung, đứng ở vị trí thứ hai với 14%. Và châu Âu đang ở vị trí thứ ba với thị phần 9%.

Chuỗi cung ứng chất bán dẫn bị thiếu hụt chưa từng có, do ảnh hưởng lâu dài từ sự gián đoạn trong giai đoạn Covid-19 hoành hành. Cuộc khủng hoảng này đã hối thúc chính phủ các nước hành động, trong đó, Mỹ và Trung Quốc đã sớm vào cuộc cạnh tranh gay gắt để giữ vị thế thống trị và đưa ra các biện pháp ngày càng cứng rắn để đảm bảo chuỗi cung ứng của mình.

Còn châu Âu, sau những hỗn loạn trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu hậu đại dịch, họ đã nhận thấy sự phụ thuộc của các nhà sản xuất điện tử châu Âu vào hệ sinh thái của các nhà sản xuất chất bán dẫn châu Á, xa hơn nữa là nguy cơ ngày càng gia tăng đối với các rủi ro địa chính trị… Châu Âu đã bắt đầu hành động với các kế hoạch hàng tỷ USD.

Với mục đích củng cố hệ sinh thái bán dẫn và tự chủ trong chuỗi cung ứng của châu Âu trong thập kỷ này, tất cả 22 quốc gia thành viên EU đã thông qua tuyên bố chung về công nghệ bán dẫn vào tháng 12/2020. Sáng kiến này đã dẫn đường cho Đạo luật chip châu Âu, được đề xuất lần đầu vào tháng 2/2022 và được thông qua thành luật vào ngày 25/7 vừa qua.

Đạo luật chip châu Âu nhằm mục đích tăng gấp đôi sản lượng của khu vực này trong tỷ trọng sản xuất chất bán dẫn toàn cầu từ 10% lên 20% vào năm 2030. Khoản tiền trị giá 43 tỷ Euro đến từ các khoản tiền đầu tư trực tiếp của EU, các quốc gia thành viên và hợp tác công tư và một khoản 11 tỷ Euro khác sẽ được rót từ Đạo luật chip châu Âu.

Mới đây nhất, ngày 10/8, Ủy viên châu Âu về thị trường nội khối Thierry Breton cho biết, EU đang có kế hoạch đầu tư hơn 100 tỷ Euro (110 tỷ USD) vào phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn để giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu.

Phát biểu trên đài phát thanh RTL, ông Breton nêu rõ: “Tôi thông báo rằng chúng tôi dự định đầu tư hơn 100 tỷ Euro vào ngành sản xuất chất bán dẫn của EU để đáp ứng nhu cầu của chúng ta, cũng như xuất khẩu”.

Ông Breton nhắc lại rằng, châu Âu hiện chỉ sản xuất 9% tổng số chất bán dẫn trên toàn cầu và để tự chủ, cũng như đáp ứng nhu cầu của khối, EU phải tăng tỷ trọng sản xuất lên 20% trước năm 2030.

“Bình minh mới” cho ngành chip châu Âu?

Mục tiêu của Đạo luật chip châu Âu có đạt được hay không? Tháng 11/2022, Công ty Tư vấn quản lý toàn cầu Deloitte đã xuất bản một báo cáo độc lập, nêu bật một số vấn đề quan trọng mà EU phải nhanh chóng quyết định.

Báo cáo lưu ý, châu Âu là một trong nhiều quốc gia đầu tư cho mục tiêu tự chủ chất bán dẫn. Để làm được điều đó phải có các quyết định công nghệ quan trọng, từ vấn đề nhỏ nhất là kích thước wafer (đĩa bán dẫn) nào – 200 mm hay 300 mm như thế nào để tập trung đầu tư. Trong khi, bản chất phức tạp của sản xuất chất bán dẫn còn phụ thuộc vào một hệ sinh thái phức hợp, gồm các đối tác, chuyên gia trong ngành.

Báo cáo của Deloitte đánh giá mục tiêu mà Đạo luật chip châu Âu đặt ra là “táo bạo”. Vì với dự báo sản lượng ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, thì để đạt được mục tiêu 20% sản lượng toàn cầu từ mức 10% hiện nay, EU cần phải tăng sản lượng lên gấp 4 lần.

Tất nhiên, có nhiều con đường dẫn đến thành công, nhưng mỗi con đường đều có sự đánh đổi đáng kể… Châu Âu nên tập trung vào công nghệ bán dẫn nào? Phần nào của chuỗi giá trị có ý nghĩa nhất đối với sự phát triển của châu Âu? Nếu các nhà máy được xây dựng, nhu cầu và nhân lực, tài lực sẽ đến từ đâu?…

Một trong những bài toán lớn của châu Âu hiện nay là quyết định tập trung vào thế hệ công nghệ bán dẫn nào. Deloitte tin rằng, chất bán dẫn tiên tiến sẽ rất quan trọng trong tương lai, nhưng những con chip được sản xuất bằng các quy trình cũ hơn vẫn rất quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp cốt lõi, bao gồm giao thông vận tải, sản xuất ô tô, chăm sóc sức khỏe và các nhà máy nói chung.

Bài toán lớn thứ hai là xác định phần nào nên ưu tiên, vì không một quốc gia hoặc khu vực riêng lẻ nào có thể tự cung tự cấp hoàn toàn tất cả các loại chất bán dẫn và các bộ phận của chuỗi cung ứng vào năm 2030.

Cuối cùng, châu Âu sẽ cần tìm ra điểm cân bằng giữa nội địa hóa chuỗi cung ứng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Không phải tất cả mọi thứ phải là châu Âu, những nơi khác như Nhật Bản, Singapore hoặc Mỹ đều là những lựa chọn thay thế đáng tin cậy, vẫn giúp đa dạng hóa nguồn cung bên ngoài, thay vì tập trung quá mức như hiện nay vào Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Với tiêu đề “Bình minh mới cho ngành chip châu Âu”, Deloitte đã vạch ra 4 kịch bản có thể xảy ra đối với lĩnh vực công nghệ châu Âu trong thập kỷ tới. Các kịch bản dài hơi và lạc quan nhưng có thể xảy ra, chẳng hạn như các công ty công nghệ thuần châu Âu đạt được mức định giá nghìn tỷ USD, đến kịch bản khó xảy ra là khu vực này trở thành sa mạc công nghệ.

“Ai muốn trở thành tỷ phú nghìn tỷ” là kịch bản tốt nhất, trong đó một công ty có trụ sở chính ở châu Âu được định giá nghìn tỷ USD. Trên thực tế, đến quý III/2022, chưa có công ty bán dẫn thuần túy nào trên toàn cầu đạt mức định giá nghìn tỷ USD, nhưng đã xuất hiện một số công ty có vốn hóa thị trường vài trăm tỷ USD.

Kịch bản thứ hai là “Sự vĩ đại bị phân chia” ít xuất sắc hơn. Khi đó, châu Âu sẽ chỉ được sở hữu một số công ty hàng đầu thế giới, chuyên biệt trong từng lĩnh vực nhất định. Kịch bản này được cho có thể xảy ra ở châu Âu vào cuối thập kỷ này.

Trong ‘Kịch bản con bò sữa hèn nhát’, các công ty châu Âu vẫn là những người mua và sử dụng công nghệ được tạo ra bên ngoài khu vực. Khi đó, đến năm 2023, châu Âu vẫn là nhà nhập khẩu ròng bán thành phẩm, bất chấp những nỗ lực của Đạo luật chip châu Âu. Giống như hiện tại, châu Âu là nhà nhập khẩu ròng chip bán dẫn, tiêu thụ khoảng 20% nguồn cung chip toàn cầu nhưng chỉ sản xuất khoảng 9%.

Cuối cùng, kịch bản ‘Sa mạc công nghệ’ khó xảy ra nhất do tầm quan trọng chiến lược của chất bán dẫn, nhưng không phải không thể tạo ra. Khi đó, với các quy định nhằm hạn chế các đối thủ quá mức, châu Âu có thể trở thành nơi khó tiếp cận nguồn cung công nghệ và đầy rẫy hạn chế trong các ứng dụng

Trở lại thực tế, Đức đang trở thành một điểm nóng về sản xuất chất bán dẫn ở châu Âu. Infineon, một trong những nhà sản xuất và cung cấp chip lớn nhất khu vực, đang đổ hàng tỷ USD vào một địa điểm mới ở Dresden.

Công ty sản xuất chip của Đài Loan TSMC ngày 8/8 cũng đã nhất trí với một thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD để xây dựng một nhà máy ở Đức, trong nỗ lực đưa châu Âu trở thành trung tâm của ngành bán dẫn toàn cầu.

Intel cũng đang đầu tư hàng tỷ USD vào hệ sinh thái bán dẫn châu Âu trong thập kỷ tới, với kỳ vọng bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm nghiên cứu và phát triển, sản xuất và công nghệ đóng gói. Tháng trước, Tập đoàn này đã công bố khoản đầu tư hơn 30 tỷ Euro vào Đức, để mở rộng năng lực sản xuất ở châu Âu. Intel cho biết dự án sẽ giúp EU thúc đẩy mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, công ty cũng có kế hoạch xây dựng một địa điểm chế tạo wafer hàng đầu ở Magdeburg, Đức. Thủ tướng Olaf Scholz gọi động thái này là “tin tốt cho Đức và cho toàn châu Âu”.

Ngoài ra, công ty Mỹ đang chi khoảng 4,3 tỷ Euro cho một địa điểm gần Wrocław, Ba Lan, để tạo ra một cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn.

Đây đều là những bước đi đầy hứa hẹn, nhưng các cơ sở sản xuất chip này sẽ khó có thể giao hàng trước nửa sau của thập kỷ này. Vì thế, châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục kiên trì với các kế hoạch dài hơi. Còn mục tiêu tự chủ, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các quốc gia khác sẽ còn mất nhiều thời gian và khó có thể biết trước tương lai trong một sớm, một chiều.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Giới trẻ chụp ảnh, check-in với tòa nhà Pháp cổ đẹp như châu Âu ở Hà Nội

(Dân trí) - Lần đầu mở cửa đón khách tham quan, tòa nhà Đại học Khoa học Tự nhiên (trước là Đại học Tổng hợp) gây ấn tượng bởi lối kiến trúc Pháp độc đáo. Tọa lạc tại 19 Lê Thánh Tông (Hà Nội), tòa nhà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, là một trong những không gian sáng tạo, sắp đặt nghệ thuật độc đáo tại Lễ hội thiết kế...

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Bước tiến mới về quản lý không gian mạng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Nhìn từ góc độ các nền tảng mạng xã hội, làm sao để các quy định trong Nghị định này phát huy hiệu quả, hiệu lực?

Cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước.

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Chủ tịch Quốc hội Peru nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Lương Cường tới thăm chính thức Peru; nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng đến thăm chính thức Peru; trân trọng tình cảm đoàn kết và sự ủng hộ của nhân dân Peru...

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu đã ghi nhận mức tăng kỷ lục trong niên vụ 2023-2024. Xuất khẩu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng hơn 10,7 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023 - 9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt kỷ lục 137,3 triệu bao, theo ICO.

Hà Nội mong muốn tiếp tục hợp tác với Cuba trong các lĩnh vực thế mạnh

Cùng dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo một số sở, ngành TP. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong bày tỏ vui mừng khi được tiếp ngài Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam. Đồng thời chúc mừng ngài Đại sứ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, có...

Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11, giá dầu thế giới chốt phiên ngày 13/11 với mức tăng nhẹ. Chiều nay, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ giảm, cắt đứt đà tăng của kỳ điều hành trước.

Mới nhất

Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các...

(Bqp.vn) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương năm 2024. Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Văn...

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 10 địa phương: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Phú...

Tìm hiểu lời giải đáp chi tiết và lưu ý ăn đúng cách

Ốc là một loại thực phẩm không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, là món ăn được rất nhiều người ưa...

Vùng 4 Hải quân đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Sáng 14/11, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Thượng tá Phạm Anh Tuấn, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân và đoàn công tác Bộ tư lệnh Vùng đã đến kiểm tra kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 đối với Lữ đoàn 162. Nội dung...

Đăk Na – Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc...

Mới nhất