Trang chủNewsThế giớiChâu Âu gồng mình trước mùa hè “rực lửa”

Châu Âu gồng mình trước mùa hè “rực lửa”


Nguy cơ sóng nhiệt tại Thế vận hội Olympic Paris 2024 khiến ban tổ chức “toát mồ hôi hột” về sự an toàn của các vận động viên.

Một du khách đang giải nhiệt trên đường phố ở Rome, Italy. Ảnh: Euronews
Một du khách đang giải nhiệt trên đường phố ở Rome, Italy. Ảnh: Euronews

Châu Âu đang bước vào mùa hè “rực lửa” khi Đức và các nước Bắc Âu chuẩn bị đón đợt nhiệt độ cao bất thường. Trong khi đó, nguy cơ sóng nhiệt tại Thế vận hội Olympic Paris 2024 cũng khiến ban tổ chức toát mồ hôi về sự an toàn của các vận động viên. Tây Ban Nha đang chuẩn bị cho một mùa hè oi bức khác, phát hành bản đồ mới giúp dự đoán sóng nhiệt chính xác hơn. Các thành phố trên khắp lục địa già đang làm mọi cách để thích ứng với tình trạng nắng nóng cực độ.

Cả thế giới đã trải qua 11 tháng nắng nóng kỷ lục liên tiếp và nhiệt độ bề mặt nước biển ở Bắc Đại Tây Dương đã tăng lên mức cao nhất trong ít nhất 40 năm qua. Khi nói đến các đợt nắng nóng hoặc thời tiết khắc nghiệt, không ai có thể biết trước điều gì đang chờ đón. Nhưng thời tiết trong quá khứ có thể cung cấp cho người dự báo một số manh mối.

Tamsin Green, nhà khí tượng học của dịch vụ dự báo Weather & Radar, cho biết: “Rất khó để dự đoán chính xác thời tiết sẽ diễn ra như thế nào, điều này là do thời tiết khắp châu Âu thay đổi với vô số yếu tố bất thường khác nhau”. Theo bà T.Green, có khả năng các điểm nóng tập trung ở khu vực Nam và Đông Âu.

Tây Âu có thể chứng kiến ​​lượng mưa trung bình trong tháng 6, sau đó, trong tháng 7, miền Nam châu Âu sẽ có lượng mưa trên mức trung bình. Bà cho biết thêm, tháng 8 phần lớn lục địa có thể sẽ khô hơn và ổn định hơn. Rất nhiều yếu tố đang ảnh hưởng đến thời tiết của châu Âu. Ví dụ, thế giới hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hiện tượng khí hậu El Niño và La Niña, điều này “rất quan trọng” để xác định các kiểu thời tiết và nhiệt độ toàn cầu.

Mặc dù El Niño được định nghĩa là hiện tượng nhiệt độ bề mặt nước biển trên mức trung bình và lượng mưa tăng lên ở vùng nhiệt đới phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương, nhưng nó vẫn có tác động toàn cầu. T.Green giải thích rằng, “giống như hiệu ứng domino”, thời tiết ở một nơi có thể ảnh hưởng đến điều kiện ở phía bên kia hành tinh. Nếu lượng mưa tăng ở một nơi nào đó trên thế giới thì lượng mưa sẽ giảm ở nơi khác. Ví dụ, châu Âu thường hứng chịu tàn dư của các cơn bão nhiệt đới gió mùa.

Hoạt động của bão ở Đại Tây Dương, trong mùa bão từ tháng 6 đến tháng 11, có thể sẽ tăng mạnh khi La Niña hình thành ở Thái Bình Dương gây áp lực lên bão ở đó. Tuy nhiên, có một yếu tố đóng vai trò quan trọng khiến mùa hè ngày càng nóng bức ở lục địa già là biến đổi khí hậu. T.Green nói: “10 vừa qua là những năm nóng nhất được ghi nhận, với phần lớn hiện tượng Trái đất nóng lên xảy ra trong 40 năm qua. Chúng ta đã chứng kiến ​​tháng 4 năm 2024 trở thành tháng thứ 11 liên tiếp có mức nóng kỷ lục.”

Theo dữ liệu gần đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí hậu EU Copernicus (C3S), châu Âu đang nóng lên gấp đôi mức trung bình toàn cầu kể từ năm 1991. Châu lục này “không phải là ngoại lệ” khi nói đến hậu quả của biến đổi khí hậu khi cả hai cơ quan đều cảnh báo rằng châu Âu cần phải làm nhiều hơn nữa để cắt giảm lượng khí thải và chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch. 23 trong số 30 đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất trên lục địa đã xảy ra kể từ năm 2000 – 5 đợt xảy ra trong 3 năm qua. Mức trung bình 5 năm mới nhất cho thấy nhiệt độ ở châu Âu hiện cao hơn 2,3oC so với thời kỳ tiền công nghiệp so với mức cao hơn 1,3oC trên toàn cầu. Vì vậy, T.Green cho rằng: “Năm 2024 có thể sẽ là một năm nóng kỷ lục với xu hướng tăng nhiệt độ toàn cầu”.

LAM ĐIỀN





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/chau-au-gong-minh-truoc-mua-he-ruc-lua-post742032.html

Cùng chủ đề

La Nina diễn biến bất ngờ, không khí lạnh mạnh nhất vào nửa cuối tháng 12

Xác suất xuất hiện La Nina những tháng tới giảm đáng kể so với các dự báo trước đây. Không khí lạnh mạnh nhất xảy ra khoảng cuối tháng 12 với những đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra dự báo, cảnh báo khí tượng thời hạn mùa trên phạm vi toàn quốc, từ tháng 12/2024-5/2025. Cụ thể, về xu thế thời tiết chung, Phó Giám đốc Hoàng...

La Nina xuất hiện, TPHCM có thể lạnh dưới 20 độ dịp cuối năm

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, khả năng trạng thái trung tính chuyển sang La Nina trong tháng 10 có xác suất trên 70% và La Nina sẽ kéo dài cho đến khoảng giữa năm 2025 với xác suất khá cao. Nhận định về thời tiết TPHCM những tháng cuối năm, Đài khí tượng cho biết, trên khu vực Nam Bộ gió mùa tây nam được thay thế hoàn toàn bằng gió mùa đông bắc...

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn, gióng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Lý giải về “âm thanh tàu vũ trụ” ở nơi sâu nhất thế giới

(NLĐO) - Thứ âm thanh được mô tả giống như "tiếng tàu vũ trụ trong phim khoa học viễn tưởng" từ rãnh Mariana đã khiến giới khoa học bối rối trong nhiều năm ...

Kiến nghị lên phương án vận hành hồ chứa khi mưa lũ cực đoan

TP - Bộ TN&MT kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, các địa phương đôn đốc chủ hồ lên phương án vận hành hồ chứa với kịch bản mưa lũ cực đoan. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, diễn biến thời tiết, khí hậu nước ta từ nay đến cuối năm rất phức tạp và khó lường. Sau siêu bão YAGI đổ bộ trực tiếp vào miền Bắc, trong tháng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 – 2020): Được trao giải A Giải thưởng...

Tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII, Ban tổ chức đã chọn, trao giải 58 tác phẩm. Trong số đó, công trình nghiên cứu Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản) được trao giải A. Tác phẩm gồm 2 tập dày dặn, hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Nhật Bản kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ sau tin rò rỉ hóa chất

Hôm nay (20.12), giới hữu trách Nhật Bản tiến hành việc kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ ở Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin đã xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất tại đây, theo AFP dẫn lời người phát...

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Quần đảo Solomon siết chặt an ninh nhờ viện trợ “khủng” từ Australia

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Australia sẽ hỗ trợ 190 triệu AUD (118,4 triệu USD) cho quần đảo Solomon để giúp mở rộng lực lượng cảnh sát, dần giảm bớt phụ thuộc vào đối tác bên ngoài.

Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trong chuyến đi Ý vào đầu năm sau, và nhiều khả năng là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của nhà lãnh đạo trong nhiệm kỳ. ...

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Mới nhất

Nhật Bản kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ sau tin rò rỉ hóa chất

Hôm nay (20.12), giới hữu trách Nhật Bản tiến hành việc kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ ở Tokyo sau khi tiếp...

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới. Xuất khẩu thủy sản năm 2024 dự kiến sẽ thu về 10 tỷ USD, tăng trưởng 13% so với năm 2023. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký...

Vàng nhẫn “vượt mặt” vàng miếng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (20/12): Giá vàng trong nước hôm nay tiếp đà giảm mạnh, trong khi đó vàng nhẫn tiếp tục "vượt mặt" vàng miếng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 20/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Sáng nay 20-12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm duyệt đội danh...

Mẹo dưỡng da khi thời tiết hanh khô

Uống đủ nước Theo các nghiêm cứu, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, do vậy nước cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với làn da của con người. Để có một làn da khỏe mạnh, sáng mịn, cần luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước trong suốt cả ngày. Việc không bổ sung...

Mới nhất