Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcThảm họa khiến khủng long suýt không ra đời có thể lặp...

Thảm họa khiến khủng long suýt không ra đời có thể lặp lại

(NLĐO) – Đại tuyệt chủng tàn khốc nhất trên Trái Đất đã xảy ra chỉ vài triệu năm trước khi khủng long xuất hiện Thủ phạm là “siêu El Nino”.

Nhóm khoa học gia Trung Quốc, Anh, Đức và Áo đẫn dầu bởi nhà địa chất Yadong Sun từ Đại học Khoa học Trái đất Trung Quốc đã phát triển các mô hình dòng hải lưu và khí quyển 252 triệu năm trước để tìm hiểu về sự kiện thảm khốc nhất xảy ra trước khi loài khủng long xuất hiện.

Sự kiện thảm khốc được nhắc đến là đại tuyệt chủng Permi – Trias (đại tuyệt chủng Nhị Điệp – Tam Điệp), khiến sự sống Trái Đất suýt nữa đứt ngang chặng đường tiến hóa. Nhưng rất may, vẫn có một số ít qua khỏi.

Thảm họa này xóa sổ khoảng 96-97% các loài sinh vật biển và hơn 70% các loài trên đất liền.

Thảm họa khiến khủng long suýt không ra đời có thể lặp lại- Ảnh 1.

Một lát cắt địa tầng cổ đại cho thấy bề mặt khô cằn vào thời điểm chuyển đổi từ kỷ Nhị Điệp sang kỷ Tam Điệp, cho thấy một siêu El Nino từng tồn tại – Ảnh: ĐẠI HỌC LEEDS

Tổ tiên của khủng long đã rất may sống sót qua sự kiện này, biến thế giới tàn tạ sau thảm họa thành cơ hội để bắt đầu một thời đại quái vật kéo dài 3 kỷ Tam Điệp – Jura – Phấn Trắng.

Chỉ cần xui xẻo hơn một chút, khủng long đã không xuất hiện trên địa cầu và thậm chí địa cầu ngày nay đã không còn sự sống.

Điều gì đã kích hoạt đại tuyệt chủng Nhị Điệp – Tam Điệp vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Theo các bằng chứng được thu thập từ khắp nơi trên thế giới, trước “ngày tận thế” 252 triệu năm trước, sinh quyển địa cầu rất sôi động.

Sự sống dưới nước đa dạng phát triển trong một siêu đại dương bao quanh một siêu lục địa duy nhất. Trên siêu lục địa đó, cây lá kim phát triển thành rừng rậm khi tổ tiên 4 chân của động vật có vú, chim và bò sát hiện đại chạy nhảy dưới các tán cây.

Mọi thứ có vẻ vẫn ổn, nhưng có gì đang bào mòn sự sống âm thầm.

Trong số những họ động vật bốn chân đang phát triển, chỉ có 10% sẽ tiếp tục tạo ra những thế hệ tương lai. Hàng triệu năm sau, các loài sinh vật biển bắt đầu biến mất từng loài một, cho đến khi chỉ còn khoảng 1/5 số loài.

Chưa bao giờ thế giới chứng kiến nhiều mất mát về sự sống đến vậy, khiến các nhà nghiên cứu phải đặt câu hỏi tại sao giai đoạn này lại độc hại đến vậy.

Các nhà khoa học đã tìm thấy lớp đá lửa khổng lồ ở nơi hiện nay là Siberia, chỉ ra một giai đoạn hoạt động núi lửa kéo dài trải dài ngay giai đoạn chuyển giao giữa kỷ Nhị Điệp và Tam Điệp, tức đúng 252 triệu năm trước, một sự trùng hợp đáng chú ý.

Ghép nối các bằng chứng khác lại với nhau, nhóm nghiên cứu nghi ngờ về một loạt các hiệu ứng dây chuyền từ các vụ phun trào núi lửa liên tục.

Quá trình này có thể tước bỏ tầng ozone hay làm thủng rất nặng, đồng thời thải ra lượng carbon dioxide đủ để làm ấm bầu khí quyển, trong khi sự phát triển của vi khuẩn làm tràn ngập oxy trong đại dương trước khi hút oxy trở lại.

Khi phân tích tỷ lệ đồng vị oxy trong răng hóa thạch của sinh vật biển cổ đại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về những sự thay đổi khí hậu tương tự phase El Nino của Dao động phương Nam ngày nay.

Những sự kiện El Nino gây ra nhiều vấn đề cho con người hiện nay, như mưa xối xả ở nơi này và hạn hán ở nơi khác, đủ gây khó khăn cho sinh quyển dù chỉ kéo dài 1-2 năm.

Tuy vậy, vào cuối kỷ Nhị Điệp, có một giai đoạn siêu El Nino kéo dài và khốc liệt kéo dài nhiều thế kỷ.

Các mô hình cho thấy điều này thừa sức gây ra một đại tuyệt chủng, thậm chí là một ngày tận thế.

Điều đó có thể lặp lại một lần nữa, nếu nhân loại tiếp tục thải ra lượng khí nhà kính khổng lồ, “bắt chước” tác động của các siêu núi lửa ngày xưa.

Trái Đất có thể một lần nữa phục hồi sinh quyển nhờ những loài hiếm hoi còn tồn tại như cách mà khủng long ra đời. Tuy nhiên, rõ là không ai muốn điều đó bởi đầu tiên, đa phần sự sống phải bị xóa sổ nếu siêu El Nino lặp lại.



Nguồn: https://nld.com.vn/tham-hoa-khien-khung-long-suyt-khong-ra-doi-co-the-lap-lai-196240915104318756.htm

Cùng chủ đề

Lộ diện quái vật răng kiếm lâu đời hơn cả khủng long

(NLĐO) - Một loài quái vật chưa từng được biết đến, sống vào 270-280 triệu năm trước và liên quan đến dòng dõi chúng ta đã lộ diện ở Tây Ban Nha. ...

Loài bò sát 205 triệu tuổi “làm rung chuyển lịch sử tiến hóa”

(NLĐO) - Giữa các tảng đá kỷ Tam Điệp gần TP Bristol - Anh, hóa thạch một loài bò sát chưa từng được biết đến trước đây vừa được tìm thấy. ...

Khủng long ngu ngốc hơn theo thời gian, con người cũng có thể như vậy

(CLO) Một nghiên cứu gần đây do Trung Quốc dẫn đầu về quá trình tiến hóa của khủng long đã đưa ra một cảnh báo quan trọng đối với thế giới hiện đại, nơi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào công nghệ. ...

Mẫu vật đáng sợ tiết lộ nguồn gốc “hành tinh quái thú”

(NLĐO) - Những mẫu vật khiến hầu hết mọi người nhăn mặt đã giải thích vì sao Trái Đất hóa "hành tinh quái thú" suốt 3 kỷ địa chất. ...

Đi bộ đường dài, tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi

(NLĐO) - Phát hiện tình cờ của một phụ nữ Ý đã giúp các nhà khoa học khai quật cả một hệ sinh thái thuộc về thế giới trước thời khủng long. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nha Trang thông tin vụ “thu phí” trái phép du khách Trung Quốc ở bãi biển

(NLĐO)- Công an TP Nha Trang vừa có báo cáo về việc khách du lịch nước ngoài bị chèo kéo, thu phí trái phép xảy ra tại khu vực bãi biển Trần Phú ...

Tai nạn khi thi công Thủy điện Đăk Mi 1, ít nhất 3 người chết

(NLĐO) - Nhóm công nhân đang thi công Thủy điện Đăk Mi 1 đã không may gặp nạn khiến ít nhất 3 người tử vong, 2 người mất tích ...

Cổ phiếu một công ty khai thác vàng, kẽm, đồng… tăng gần 3 lần trong 1 tháng

(NLĐO)- Công ty này khẳng định hoạt động vẫn bình thường và không có biến động nào đặc biệt. ...

Cảnh cáo nữ giáo viên đánh học sinh lớp 1

(NLĐO) - Một nữ giáo viên tiểu học ở Thanh Hóa vừa bị xử lý kỷ luật, luân chuyển làm công việc văn thư sau khi có hành vi đánh học sinh bầm tím lưng ...

Lộ diện hành tinh lạ siêu khổng lồ nhưng “nhẹ như lông vũ”

(NLĐO) - Hành tinh trẻ tuổi mang tên HIP 67522b đã khiến các nhà khoa học "lạc lối" suốt 1 năm. ...

Bài đọc nhiều

Tàu NASA tìm ra “nấm mộ kho báu” của một tàu vũ trụ khác

(NLĐO) - Chiến binh InSight của NASA đã bị nhuộm màu đỏ sau 2 năm ngưng hoạt động, nhưng vẫn để lại cho các nhà khoa học kho báu lớn. ...

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong lĩnh vực hydrogen

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7/2, sáng 8/10, tại trụ sở Văn phòng Tổng Lãnh sự quán tại Fukuoka, Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai đã tiếp và làm việc với Đoàn Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc...

Động lực mới cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Để trí tuệ nhân tạo (AI) thật sự trở thành động lực thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững, cần có những giải pháp cụ thể và đồng bộ. Việc phát triển lực lượng sản xuất phải đi đôi với điều chỉnh quan hệ sản xuất, bảo đảm rằng các yếu tố này không trở...

Ứng dụng công nghệ giảm carbon trong nông nghiệp của Việt Nam

Công nghệ phân tích vệ tinh sẽ giám sát tình trạng đất và sự phát triển của cây mía, từ đó tối ưu hóa loại, lượng và thời điểm bón phân, giảm lượng phân hóa học bón vào đất. ...

Tạo đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, với quyết tâm cao nhất, Bộ KH&CN, Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ làm lạnh hiện đại

Công nghệ làm lạnh hiện đại kết hợp thiết kế tinh tế, dòng điều hòa thương mại Samsung Cassette 360 không chỉ làm mát không gian mà còn tạo điểm nhấn nghệ thuật độc đáo. Khi nhắc tới hệ thống điều hòa cục bộ...

Hà Nội là địa phương dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024

DNVN - Vào chiều ngày 30/12, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024. ...

Lộ diện hành tinh lạ siêu khổng lồ nhưng “nhẹ như lông vũ”

(NLĐO) - Hành tinh trẻ tuổi mang tên HIP 67522b đã khiến các nhà khoa học "lạc lối" suốt 1 năm. ...

Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng ‘nghiên cứu bị xếp ngăn tủ’

DNVN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng "nghiên cứu bị xếp ngăn tủ". Kết quả nghiên cứu cần được chuyển giao cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động. ...

Cần có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng ‘nghiên cứu bị xếp ngăn tủ’

DNVN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng "nghiên cứu bị xếp ngăn tủ". Kết quả nghiên cứu cần được chuyển giao cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động. ...

Mới nhất

Thủ tướng: Người sản xuất thấy cần gì thì đề xuất, đừng hỏi một chiều Chính phủ phải làm gì

'Tương tác một chiều không phù hợp. Người sản xuất trực tiếp thấy cần gì thì đề xuất, chứ đừng hỏi Chính phủ phải làm gì. Bà con hỏi mà chưa hiến kế từ hoạt động sản xuất của mình', Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. ...

Thủ tướng duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được phê duyệt đã đưa ra định hướng và lộ trình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm...

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới.

Bên trong trận địa pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ở Hà Nội

(Dân trí) - Sáng 31/12, các cán bộ, chiến sĩ Ban chỉ huy Quân sự quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị cho trận địa pháo hoa khu vực SVĐ Mỹ Đình phục vụ nhân dân dịp Tết Dương lịch 2025. Theo kế hoạch, Tết Dương lịch năm 2025, Hà Nội có tổng...

Mới nhất