Trang chủChính trịNgoại giaoCăng thẳng Ukraine-Ba Lan vào vòng ‘nguy hiểm’, sự giận dữ của...

Căng thẳng Ukraine-Ba Lan vào vòng ‘nguy hiểm’, sự giận dữ của nông dân và hơn thế nữa…


Nông dân Ba Lan một lần nữa lại tiến về phía đường biên giới với nước láng giềng Ukraine trong một cuộc đình công mới kéo dài một tháng, nhằm chống lại các chính sách của EU và sự cạnh tranh từ nước láng giềng Ukraine mà họ coi là không lành mạnh.

Ngày 9/2, Công đoàn Đoàn kết thông báo, họ sẽ bắt đầu chặn các con đường và cửa khẩu biên giới với Ukraine cho đến ngày 10/3.

Sau đó, ngày 13/2, họ tiếp tục tuyên bố sẽ chặn tất cả các cửa khẩu biên giới với Ukraine vào ngày 20/2, khiến căng thẳng ở vùng biên leo thang hơn nữa.

Qua mạng xã hội, những lời bất bình được chia sẻ trên khắp châu Âu, nông dân lên tiếng phản đối vấn đề bị cho là sự cạnh tranh không lành mạnh gia tăng từ bên ngoài khu vực, đặc biệt là từ quốc gia láng giềng Ukraine, cũng như các chính sách của EU nhằm chống biến đổi khí hậu đã áp đặt các hạn chế đối với nông dân.

Sự giận dữ của nông dân, đẩy quan hệ Ukraine-Balan vào vòng ‘nguy hiểm’ và hơn thế nữa…
Các tài xế Ukraine biểu tình tại trạm kiểm soát Yahodyn-Dorohusk để phản đối việc nông dân Ba Lan cản trở xe tải lưu thông, ngày 15/2. (Nguồn: Ukrinform)
Sự giận dữ của nông dân, đẩy quan hệ Ukraine-Balan vào vòng ‘nguy hiểm’ và hơn thế nữa…
Nông dân Ba Lan sử dụng máy kéo chặn giữa đường, trong cuộc biểu tình phản đối áp lực giá cả nông sản, thuế và quy định xanh của EC, ngày 9/2. (Nguồn: Reuters)

Thế “tiến thoái lưỡng nan”

Liên minh Công đoàn Đoàn kết đã đổ lỗi trực tiếp cho chính quyền Ba Lan và Ủy ban châu Âu (EC) về những gì họ nói là không hành động vì lợi ích người dân. Theo quan điểm của họ, “Sự thụ động của chính quyền Ba Lan và những tuyên bố hợp tác với EC… liên quan việc nhập khẩu nông sản và thực phẩm từ Ukraine khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố một cuộc tổng đình công” – một nội dung trong một tuyên bố vào ngày 2/2.

Bộ Nông nghiệp Ukraine xác nhận với tờ Kyiv Independent rằng, Kiev và Warsaw đang đàm phán. Tuy nhiên, dường như chưa có hồi kết về những tranh chấp nông nghiệp vốn khởi phát từ tháng 4/2023.

Nhưng ngành nông nghiệp Ukraine hiện cũng lo ngại các cuộc biểu tình đang thổi bùng tinh thần chống Kiev ở một trong những đồng minh lớn nhất của nước này trong cuộc xung đột quân sự với Nga.

Trong cuộc biểu tình ngày 9/2, ở Grojec, Ba Lan, nhằm phản đối thương mại miễn thuế với nông sản Ukraine, nông dân đã lái xe với tốc độ “rùa bò” hay chặn đường bằng máy kéo… Hiện tại, sau khi phát động lệnh phong tỏa 30 ngày, các cuộc biểu tình đã khơi dậy sự phẫn nộ, đặc biệt, sau khi các video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình Ba Lan đổ ngũ cốc của Ukraine từ các xe tải tại trạm kiểm soát Dorohusk.

Kiev lên án hành động này và kêu gọi trừng phạt thủ phạm. Văn phòng Công tố quận Chelm của Ba Lan đã mở một cuộc điều tra vào ngày 12/2, cảnh báo hành vi phạm tội có thể dẫn đến 5 năm tù.

Chính quyền Ba Lan đã xin lỗi Ukraine sau vụ việc, nhưng căng thẳng vẫn tăng cao khi những người biểu tình bắt đầu một cuộc phong tỏa khác tại trạm kiểm soát Korczowa-Krakivets vào ngày 13/2.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Ba Lan trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, trong lời xin lỗi vẫn phải lên tiếng bảo vệ người biểu tình, đồng thời cáo buộc sản phẩm thực phẩm của Ukraine kém chất lượng.

“Những nông dân có thể đã để cảm xúc lấn át, nhưng chúng ta nên nhớ rằng, họ đang ở trong tình trạng kinh tế rất khó khăn. Trước mắt, ngay trong chính vụ Xuân này, họ không có tiền để mua phân bón và thuốc trừ sâu. Rất dễ để hiểu sự tuyệt vọng của họ”, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Czesław Siekierski chia sẻ vào ngày 12/2 vừa qua.

Trong khi đó, đối với phía Ukraine nguyên nhân của các cuộc biểu tình không hoàn toàn rõ ràng. Warsaw đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm của Ukraine kể từ ngày 15/4/2023 và tiếp tục mở rộng lệnh cấm vận vào ngày 15/9/2023.

Tháng 5/2023, EU đã áp đặt các hạn chế cho phép Ba Lan, Hungary, Slovakia, Romania và Bulgaria cấm bán lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine trong nước, trong khi vẫn cho phép quá cảnh các sản phẩm này để xuất khẩu đi nơi khác, sau khi nông dân địa phương phàn nàn việc nhập khẩu đang khiến giá nông sản trong nước giảm mạnh.

Xuất khẩu ngũ cốc và dầu của Ukraine sang Ba Lan giảm đáng kể sau lệnh cấm trên. Theo dữ liệu từ Câu lạc bộ Kinh doanh nông nghiệp Ukraine (UCAB), tháng 3/2023 sản lượng xuất khẩu là 277.500 tấn, chỉ còn 61.000 tấn vào tháng 4 và xuống dưới 20.000 tấn vào tháng 12.

Người đứng đầu UCAB Oleksandra Avramenko khẳng định, “Trong vài tháng qua, không có nhiều nông sản Ukraine đi qua biên giới Ba Lan. Các sản phẩm vào Ba Lan không được bán trên thị trường nước này, mà thường được vận chuyển đến các nước thứ ba”.

Tuy nhiên, bà Avramenko lại lưu ý rằng, có thể tại các bên thứ ba, chẳng hạn như người mua ở Đức, sau đó có thể bán sản phẩm của Ukraine trở lại Ba Lan. “Nhưng đây không phải là trách nhiệm giám sát của Ukraine”.

Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan hứa sẽ tăng cường kiểm soát biên giới và thực hiện nhiều cuộc kiểm tra hơn sau chuyến đi thực tế tại biên giới vào ngày 4/2. Nhưng ông Czesław Siekierski cũng cho rằng, “Việc nhập khẩu quá nhiều nông sản Ukraine – vốn không đáp ứng đủ các yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn cao của EU cũng đã gián tiếp đe dọa khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Ba Lan”.

Chưa có động thái mới, tình hình còn “nóng hơn”?

Trong khi đó, ở tầm rộng lớn hơn, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cảnh báo, tranh chấp có thể làm dấy lên tư tưởng chống Ukraine ở Ba Lan.

“Tôi không nghĩ có bất kỳ xung đột quan điểm hoặc lợi ích đáng kể nào giữa chính phủ (Ba Lan) và những nông dân biểu tình”, người đứng đầu chính phủ Ba Lan nói trong cuộc họp ở thị trấn Morag, phía Bắc Ba Lan vào ngày 11/2.

“Nếu Ukraine vẫn muốn có thể huy động cả thế giới ủng hộ mình trong cuộc xung đột với Nga, thì nước này cũng cần phải tôn trọng lợi ích của từng thành viên trong cộng đồng này”, ông Tusk nói thêm.

Trên thực tế, Warsaw trước đó đã đàm phán với những người biểu tình để chấm dứt một cuộc phong tỏa vào ngày 6/1. Khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Siekierski đã cam kết đáp ứng ba yêu cầu của nông dân, bao gồm trợ cấp ngô trị giá một tỷ Zloty (251 triệu USD), tăng các khoản vay thanh khoản lên 2,5 tỷ Zloty (629 triệu USD) và giữ thuế nông nghiệp ở mức năm 2023

Thủ tướng Tusk vẫn giữ lệnh cấm vận đối với hàng thực phẩm của Ukraine nhưng không mở rộng danh sách sang các mặt hàng khác, như đường, trứng và thịt gia cầm theo yêu cầu của người biểu tình.

Trong khi đó, người đứng đầu Câu lạc bộ Kinh doanh nông nghiệp Ukraine Oleksandra Avramenko lo ngại việc nối lại các cuộc biểu tình sẽ có lợi cho các đảng cánh hữu của Ba Lan trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, vào ngày 6-9/6 tới. Các đảng cánh hữu thường có quan điểm chống Ukraine và theo bà Avramenko, “các động thái chống lại Ukraine rất thuận lợi cho cánh hữu”.

Nhận định về bối cảnh, nông dân từ nhiều quốc gia châu Âu nhen nhóm tổ chức các cuộc biểu tình, bà Avramenko cho rằng, chỉ có Ba Lan đang nhắm mục tiêu mạnh mẽ vào Ukraine. Nông dân Pháp và Tây Ban Nha phản đối hàng nhập khẩu từ tất cả các nước thứ ba, trong khi đa số chỉ trích chi phí gia tăng và Thỏa thuận xanh chưa thỏa đáng của EU.

Hồi tháng Giêng, nông dân Romania đã phản đối hàng nhập khẩu của Ukraine và các vấn đề khác, nhưng Kiev và Bucharest đã đạt được thỏa thuận. Bà Avramenko mong muốn có thể làm điều tương tự với Ba Lan.

Được biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ra lệnh “đàm phán gấp” với Ba Lan sau khi nông dân Ba Lan biểu tình dữ dội, kéo theo căng thẳng trong quan hệ song phương. Nhưng chuyện ngoại giao đôi khi không đồng nghĩa với vấn đề kinh tế. Chính phủ Ba Lan chắc chắn phải có sự lựa chọn ưu tiên, khi đối diện áp lực từ phản đối trong nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, dường như hành động của chính phủ các bên khó theo kịp mong muốn của nông dân. Trong lúc chính phủ Ukraine và Ba Lan đều chưa có động thái mới xoa dịu tình hình, các tài xế Ukraine đã “tự xử” bằng cuộc biểu tình tự phát tại trạm kiểm soát Yahodyn-Dorohusk. Một hàng dài xe tải của các tài xế Ukraine treo biển phản đối bằng ba thứ tiếng Ukraine, Ba Lan và tiếng Anh, lên án nông dân Ba Lan cản trở xe tải lưu thông, báo cáo của Ukrinform cho biết.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ukraine viện trợ nhân đạo cho Syria

“Hiện tại, chúng ta có thể hỗ trợ người Syria lúa mì, bột mì và dầu - những sản phẩm của Ukraine được sử dụng trên toàn thế giới để đảm bảo an ninh lương thực”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu tối 15/12 (giờ địa phương),Ông Zelensky cho biết thêm quy trình vận chuyển cần được thống nhất với đại diện từ Syria. "Chúng tôi chắc chắn sẽ hỗ trợ khu vực này để...

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Vũ khí mua từ Hàn Quốc để phục vụ cho an ninh và quốc phòng của Ba Lan, không phải Ukraine

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết, chính phủ nước này đã từ chối yêu cầu của Ukraine về việc chuyển giao vũ khí mà Warsaw mua từ Hàn Quốc.

Tin thế giới 28/8: Ukraine tuyên bố gắt

Tình hình xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, ông Donald Trump đạt thỏa thuận tranh luận trực tiếp với bà Kamala Harris, Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương ra quyết định quan trọng, Thủ tướng Anh thăm Đức và Pháp... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Ba Lan mạnh tay chi 26 tỷ USD viện trợ Ukraine

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 25/8 cho biết nước này đã chi khoảng 100 tỷ zloty (26 tỷ USD), tương đương 3,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) viện trợ vũ khí sát thương và không sát thương cho Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quần đảo Solomon siết chặt an ninh nhờ viện trợ “khủng” từ Australia

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Australia sẽ hỗ trợ 190 triệu AUD (118,4 triệu USD) cho quần đảo Solomon để giúp mở rộng lực lượng cảnh sát, dần giảm bớt phụ thuộc vào đối tác bên ngoài.

USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc “ì ạch”

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Nga sẽ “tung” thêm LNG ra thị trường thế giới, châu Âu cần mặt hàng này?

Ngày 19/12, phát biểu tại cuộc họp báo lớn cuối năm và giao lưu trực tiếp với người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, nước này sẽ tăng thị phần khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường quốc tế.

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Cùng chuyên mục

Nga sẽ “tung” thêm LNG ra thị trường thế giới, châu Âu cần mặt hàng này?

Ngày 19/12, phát biểu tại cuộc họp báo lớn cuối năm và giao lưu trực tiếp với người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, nước này sẽ tăng thị phần khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường quốc tế.

Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu “không sụp đổ trong một đêm”… mà đáng sợ hơn nhiều

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang tiến đến điểm không thể quay lại khi các xu hướng kinh tế tiêu cực vẫn đang tiếp tục diễn ra, theo báo cáo của Bloomberg Economics.

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Mới nhất

Quần đảo Solomon siết chặt an ninh nhờ viện trợ “khủng” từ Australia

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Australia sẽ hỗ trợ 190 triệu AUD (118,4 triệu USD) cho quần đảo Solomon để giúp mở rộng lực lượng cảnh sát, dần giảm bớt phụ thuộc vào đối tác bên ngoài.

Phát triển đường thuỷ nội địa

Nếu tăng đầu tư cho vận tải đường thủy thêm 2-3%/năm (đạt 5-7% tổng đầu tư cho GTVT) sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn bởi chi phí trung bình/tấn-km của vận tải đường bộ cao gấp 3 - 5 lần so với vận tải thủy nội địa. Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân nòng cốt trong giải phóng dân tộc

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân... trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. 20/12/2024 08:43 ZaloFacebookTwitterBản inCopy link       Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/quan-doi-nhan-dan-viet-nam-doi-quan-nong-cot-trong-giai-phong-dan-toc-post999431.vnp

Điểm danh các ngành hàng đã “hội quân” về Vincom Shophouse Royal Park

Những tuyệt chiêu của Vincom Retail - “ông lớn” của ngành bán lẻ Việt Nam đã giúp Vincom Shophouse Royal Park (Đông Hà, Quảng Trị) thu hút ngày càng nhiều nhãn hàng và nhà đầu tư tìm tới, tạo nên tâm điểm giao thương mới sầm uất bậc nhất miền Trung. Điểm danh các ngành hàng đã “hội quân” về...

Mới nhất