Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần trao quyền thực chất cho nhà giáo

Cần trao quyền thực chất cho nhà giáo


Sáng 25/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, trong đó thảo luận về quyền nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo, chính sách thu hút nhà giáo…

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu,” nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.”

Bên cạnh đó, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.

Dự án Luật gồm 9 chương, 71 điều; cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua, bao gồm: Định danh nhà giáo; Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, đại diện cơ quan thẩm tra, cho biết Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo. Về cơ bản, hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng điều kiện trình Quốc hội xem xét.

Về một số chính sách trọng tâm, Thường trực Ủy ban đồng tình với việc cần trao quyền thực chất cho nhà giáo, nhưng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, quy định quyền nhà giáo chính xác, phù hợp; quy định quyền nhà giáo đặt trong tương quan với quyền của viên chức để không ảnh hưởng tới quyền lợi nhà giáo công lập.

Về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá nhà giáo (từ Điều 20 đến Điều 43), Thường trực Ủy ban cho rằng việc giao thẩm quyền tuyển dụng giáo viên, giảng viên cho cơ sở giáo dục nhằm tăng quyền chủ động cho ngành giáo dục.

Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của quy định này đối với một số loại hình cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có quy mô nhỏ. Việc thay đổi thẩm quyền, phương thức tuyển dụng nhà giáo so với quy định của Luật Viên chức sẽ khó điều động, bổ nhiệm nhà giáo sang các chức danh nghề nghiệp khác.

Dự án Luật Nhà giáo: Cần trao quyền thực chất cho nhà giáo- Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Về chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo (các Điều 44, 45, 46), Thường trực Ủy ban đồng tình cần có chính sách tiền lương cho nhà giáo nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.

Tuy nhiên, việc thể chế hóa chủ trương này cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương; tránh cách hiểu sẽ có một thang, bảng lương riêng dành cho nhà giáo.

Thường trực Ủy ban cho rằng cần có chính sách hỗ trợ và chính sách thu hút nhà giáo, tuy nhiên cần đánh giá tác động, xác định đối tượng nhà giáo được thụ hưởng, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

Có ý kiến đề nghị cần rà soát các chính sách hỗ trợ, thu hút để tránh trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng; bổ sung chính sách thu hút người có học lực xuất sắc vào học ngành sư phạm, giữ sinh viên xuất sắc ở lại trường làm giảng viên đại học.

Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã có sự phối hợp rất chặt chẽ, nghiên cứu nghiêm túc, xây dựng hồ sơ dự án Luật về mặt hình thức khá đầy đủ, bảo đảm đúng quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chủ trương; đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo của Chính phủ tập trung cao, tiếp thu tối đa ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; tiếp tục xin ý kiến chuyên gia, nhà quản lý để hoàn thiện dự thảo Luật trên tinh thần thận trọng, nhất quán, đột phá, thiết thực, hiệu quả và phải giải quyết được những vấn đề đang vướng mắc.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc ban hành Luật Nhà giáo cần làm rõ đặc thù chính sách dành cho nhà giáo; có phân biệt giữa nhà giáo và nhà quản lý giáo dục hay không.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo lắng nghe ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước, chỉ quy định những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm. Việc xây dựng dự án luật phải bảo đảm thận trọng, nhất quán, bảo đảm chất lượng, đột phá về chính sách, nhưng không phá vỡ cấu trúc của hệ thống pháp luật hiện hành.

Nguồn: TTXVN



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/du-an-luat-nha-giao-can-trao-quyen-thuc-chat-cho-nha-giao-20240925145702101.htm

Cùng chủ đề

Rà soát, nghiên cứu kỹ đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất

Thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà...

Đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất, có phụ cấp, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Giáo viên mầm non, nhà trẻ có cần học đến thạc sĩ hay không?Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ thường trực Ủy ban ban đồng tình cần có chính sách tiền lương cho nhà giáo nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên...

Xem xét tính khoa học, chặt chẽ của dự án Luật Nhà giáo

Chiều 24-9, tại hội thảo góp ý dự án Luật Nhà giáo do Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét tính khoa học, chặt chẽ của dự án Luật Nhà giáo để đảm bảo hiệu quả khi triển khai trong thực tế.  Theo Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM Hà Phước Thắng, dự án Luật Nhà giáo sau nhiều lần góp ý, sửa chữa đến...

Giáo viên có ý kiến gì?

Dự thảo Luật Nhà giáo: Thay đổi xếp hạng giáo viênDự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ GDĐT lấy ý kiến và dự kiến sẽ được đưa ra Quốc hội bàn luận, góp ý vào kỳ họp tháng 10/2024. Theo quy định hiện hành, giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số

Sáng nay (25/9), tại thành phố Thái Nguyên, diễn ra Giao lưu Trình diễn sáng kiến truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh niên dân tộc thiểu số DTTS của sinh viên 7...

Hội LHPN đồng hành cùng chị em chuyển đổi xanh, nâng cao quyền năng kinh tế

Trong xu hướng tăng trưởng xanh, nhiều chị em phụ nữ khởi nghiệp tại Ninh Bình đã không ngừng học hỏi, sáng tạo và ứng dụng chuyển đổi kinh doanh, hướng tới phát triển "xanh" bền vững trong...

“Tôi muốn thoát khỏi vùng an toàn của mình”

Marwa Al-Mamari là kỹ sư hàng không vũ trụ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Cô đang nỗ lực khuyến khích phụ nữ trẻ trong khu vực theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực...

Prudential Việt Nam sát cánh cùng các Giám đốc Văn phòng Tổng đại lý

Trong bối cảnh thị trường liên tục biến động, các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, biến thách thức thành động lực phát triển bền vững. Trong đó, Prudential Việt Nam sát cánh...

Tỷ lệ học sinh bạo lực học đường liên quan đến bạo lực gia đình là rất lớn

Ngày 24/9, Hội LHPN TP Hà Nội đã tổ chức chương trình truyền thông "Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường - Xây dựng trường học an toàn, thân thiện" cho học sinh tại trường THCS...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á

Ngày 23/9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức sự kiện "Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024" và "Lễ công bố Tạp chí gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á". Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, các vị đại biểu, các thế hệ nguyên lãnh đạo, thầy cô trong Hội đồng biên tập, cùng đông đảo các cộng tác viên là...

Nam sinh quê Bình Phước dành học bổng tiến sĩ toàn phần trường Đại học hàng đầu nước Pháp

3 năm xa xứ để đạt học bổng toàn phần Vào giữa năm 2023, Nguyễn Đức Anh (25 tuổi, quê...

Triệu tập thiếu niên đánh học sinh lớp 11 gãy 4 chiếc răng trước cổng trường

Ngày 24-9, Công an huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã triệu tập N.N.B. (15 tuổi, ngụ xã Thọ Sơn) để điều tra về việc đánh học sinh lớp 11 gây thương tích, gãy 4 chiếc răng.N.N.B. là nghi can cùng với em T.T.Đ., học sinh lớp 10A8 Trường THPT Bù Đăng, đánh em N.H.A., học sinh lớp 11TN7, gãy 4 chiếc răng,...

Cùng chuyên mục

Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương

Ngày 25/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo.Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm...

“Chữa lành” tinh thần cho trẻ sau thiên tai

"Tăng thêm nhiều dấu ấn về sự tốt đẹp, nhân văn, yêu thương chính là liệu pháp tốt nhất để hỗ trợ trẻ em vượt qua hậu quả mà thiên tai, bão lũ gây ra".

Nam sinh Nguyễn Tuấn Kiệt được miễn phí ký túc xá, trợ cấp học phí

Bài viết "Đứa chắt của bà cố Thị Nở đã đậu vào Đại học Nông Lâm TP.HCM" trên Tuổi Trẻ Online ngày 23-9, về nam sinh Nguyễn Tuấn Kiệt đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Cậu học trò nghèo lớn lên không biết cha và mẹ ở đâu này sau khi nhận được sự hỗ trợ, giúp...

Thầy giáo đánh học sinh lớp 3 khi em can ngăn bạn đánh nhau

Trước đó, chiều ngày 24/9, ông Trịnh Võ Danh (phụ huynh em Trịnh Vĩnh Kh. (học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Quang Trung, huyện Cư Mgar) cho biết, cháu Kh. đi học về vừa thấy mẹ thì cháu khóc òa.Sau khi gia đình hỏi thì...

Đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất, có phụ cấp, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Giáo viên mầm non, nhà trẻ có cần học đến thạc sĩ hay không?Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ thường trực Ủy ban ban đồng tình cần có chính sách tiền lương cho nhà giáo nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên...

Mới nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024. Ông Đàm Nhân Đức - Kinh tế trưởng đại...

Đề xuất ưu tiên cho việc sản xuất thuốc tại Việt Nam

Rà soát, sửa đổi các luật, hoàn thiện thể chế Ngày 25/9, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo: “Đổi mới sáng tạo - liều thuốc phát triển ngành y dược”. Đây là diễn đàn mở trao đổi về những giải pháp, động lực cho đổi mới sáng tạo ngành y dược trong giai đoạn mới, giúp phát triển...

Xét xử vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: Thư ký, tài xế khai chỉ biết nhận tiền theo chỉ đạo, không biết...

Trong phiên tòa hôm nay 25-9, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tiến hành xét hỏi các bị cáo để làm rõ hành vi “Rửa tiền”. Bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã rửa tiền với số tiền lên tới hơn 445.000 tỷ đồng.Vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: Có người muốn giúp bà Trương...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tốc độ 350km/h đang nghiên cứu thế nào?

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao 350km/h trên trục Bắc - Nam. Vậy dự án đang được nghiên cứu thế nào?   Tốc độ thiết kế 350km/h đang được kiến nghị lựa chọn với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - Ảnh minh họa...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo các Tổ chức Quốc tế

Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, chiều 24/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner và Giám đốc điều hành...

Mới nhất

Thu vàng Rú Chá