Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN

Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN


Thuế tối thiểu toàn cầu là một thách thức rất lớn nhưng cũng mang đến cơ hội mới cho Việt Nam. Thời gian tới, đất nước cần trao đổi ý tưởng và bài học thành công với các quốc gia khác.

Thuế tối thiểu toàn cầu

Áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung và hạn chế hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá. (Nguồn: VOV)

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đều chung nhận định, cần thiết phải ban hành Nghị quyết về vấn đề áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu).

Mở ra cơ hội mới

Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận của các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống lại các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang nước có thuế suất thấp để tránh thuế, có hiệu lực từ 1/1/2024. Thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu eEuro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong hai năm của 4 năm liền kề nhất.

Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) sẽ đánh thuế vào năm 2024. Việt Nam cũng có kế hoạch áp thuế này cùng thời điểm.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, thuế tối thiểu toàn cầu không phải điều ước, cam kết quốc tế và không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp thuế tức từ bỏ quyền định thuế và doanh nghiệp sẽ nộp bổ sung về chính quốc – nơi họ đặt trụ sở chính công ty mẹ.

Việc áp thuế này sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung và hạn chế hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá.

Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được Chính phủ Việt Nam xây dựng và đề nghị áp dụng từ đầu 2024 gồm quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IRR) và thuế tối thiểu bổ sung nội địa đạt chuẩn (QDMTT).

Qua rà soát của Tổng cục thuế (Bộ Tài chính), có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Nếu các nước có công ty mẹ đều áp thuế từ 2024, các nước này sẽ thu thêm phần thuế chênh lệch khoảng hơn 14.600 tỷ đồng trong năm sau.

Khi Việt Nam áp dụng IRR với những doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có doanh thu hợp nhất tối thiếu 750 triệu Euro và thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế của công ty thành viên ở nước khác thấp hơn mức tối thiểu (15%), thì sẽ thu thêm thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung từ những đơn vị này.

Nhận định về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc thu bổ sung thuế tối thiểu toàn cầu là cần thiết. Việt Nam không thu thuế này thì các nước khác cũng thu, như vậy, sẽ mất khoản thuế khoảng 14.600 tỷ đồng.

Ông Vũ Tuấn Anh nhấn định: “Bản chất của thu thuế tối thiểu toàn cầu là với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi 10%, họ sẽ phải nộp thêm khoản thuế bổ sung để đủ mức 15% theo quy định của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Tức là ưu đãi về thuế cho số doanh nghiệp này sẽ bị giảm đi so với trước.

Do đó, đi kèm với cơ chế áp thuế tối thiểu toàn cầu, cần nghiên cứu thêm chính sách hỗ trợ trở lại để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư. Các chính sách này hiện chưa được Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội”.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN
Có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. (Nguồn: Vietnamnet)

Để triển khai thuế tối thiểu toàn cầu thành công

Trao đổi với phóng viên TG&VN, GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam cho rằng, ở Đức, thuế tối thiểu toàn cầu thường được nhìn nhận một cách tích cực.

GS. TS. Andreas Stoffers nhấn mạnh: “Nền kinh tế lớn nhất châu Âu hy vọng, một loại thuế như vậy sẽ giúp chống lại các thiên đường thuế và né tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Hầu hết các chính trị gia Đức đều ủng hộ dự án, vì thuế này có thể giúp các tập đoàn đa quốc gia trả phần thuế hợp lý của họ và do đó mang lại nhiều tiền hơn cho kho bạc công”.

Ngày 10/11 vừa qua, Quốc hội Liên bang Đức đã chính thức thông qua dự luật Nghị định của EU về thuế tối thiểu toàn cầu do Chính phủ liên bang đệ trình. Chính phủ liên bang Đức cho biết, mục đích của luật là nhằm thực hiện các yếu tố trọng tâm của các thỏa thuận quốc tế để “chống cạnh tranh thuế và lập kế hoạch thuế chủ động, từ đó góp phần thúc đẩy công bằng thuế và cạnh tranh bình đẳng”.

Tại Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers nhận thấy, Chính phủ đã thấy rõ nhu cầu cấp thiết phải hành động và bắt đầu các bước nghiên cứu chi tiết về quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu. Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) thành lập một nhóm công tác gồm các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để tham vấn với Chính phủ.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Có một thực tế là nếu Việt Nam triển khai thuế thu nhập toàn cầu quá chậm thì có thể dẫn đến những bất lợi cho đất nước. Một mặt, Việt Nam sẽ không nhận được mức chênh lệch thuế 8% từ hơn 100 công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đủ điều kiện áp dụng mức thuế này. Số tiền này tương đương với vài tỷ đô la Mỹ hàng năm cho ngân sách quốc gia của Việt Nam.

Mặt khác, môi trường đầu tư tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác có cơ chế chia sẻ lợi ích liên quan đến quy định thuế mới này”.

Để triển khai thuế tối thiểu toàn cầu thành công, GS. TS. Andreas Stoffers nhận định, Việt Nam cần trao đổi ý tưởng và bài học thành công với các quốc gia khác. Không chỉ xem xét các cách tiếp cận và kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp hóa phương Tây, mà còn của các nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực ASEAN.

GS. TS. Andreas Stoffer khẳng định: “Thuế tối thiểu toàn cầu là một thách thức rất lớn nhưng cũng mang đến cơ hội mới cho Việt Nam. Trốn thuế, chuyển giá từng là vấn đề nhức nhối trong quá khứ. Bây giờ, những điều này phải được giải quyết trong bối cảnh thảo luận về việc thực hiện pháp lý các cơ chế cho loại thuế toàn cầu này.

Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn mang lại nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư. Bên cạnh cải cách thuế liên quan đến thuế này, các vấn đề khác của đất nước cũng cần được giải quyết mạnh mẽ, bao gồm vấn đề tuân thủ, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, năng suất lao động, giáo dục và kỹ năng.

Theo quan điểm của tôi, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội quan trọng này để xem xét việc sử dụng các ưu đãi thuế và cải thiện khung chính sách đầu tư. Từ đó, tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn trong dài hạn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đa quốc gia”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều biến động trong năm 2024 với sức cầu tiêu dùng yếu, bất động sản phục hồi chậm, áp lực nợ trái phiếu của các DN lớn... Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh, loạt “đại bàng” tỷ USD mang đến triển vọng tích cực. Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã "vượt ngàn chông...

Vinh danh 60 sản phẩm, dịch vụ xanh hóa và số hóa

Với chủ đề trọng tâm "Thương hiệu tích cực - Tiêu dùng bền vững", chiều 20/12, chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024 đã công bố và vinh danh Top 10 Sản phẩm - Dịch vụ ấn tượng...

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

4 biến số với kinh tế Việt Nam năm 2025

(Dân trí) - Chuyên gia dự báo 2025 có thể là năm thử thách cho kinh tế Việt Nam với 4 biến số chính gồm tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam. Tại hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - nhận diện cơ hội" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện...

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

(NLĐO) - Xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi… là những bài viết đáng chú ý ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không còn hàng tồn trong dân, xuất khẩu của khối thành viên VPSA tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 25/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.

Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví...

Tàu Nga chìm ở Địa Trung Hải, Trung Quốc chỉ trích Đạo luật Ủy quyền quốc phòng năm 2025 của Mỹ, Triều Tiên giải thể tất cả cơ quan phụ trách quan hệ liên Triều, Nga tuyên phạt công dân Mỹ 15 năm tù vì tội gián điệp… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng nhẫn và SJC “rượt đuổi sát nút”, thế giới tăng nhẹ, Bitcoin ngừng “sụt hố”

Giá vàng hôm nay 25/12/2024 trong nước thương hiệu SJC và vàng nhẫn đang "rượt đuổi sát nút". Giá vàng thế giới đã lập nhiều kỷ lục trong năm nay. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá vàng thế giới đã tăng đến 27% và như vậy có năm tăng mạnh nhất tính từ năm 2010.

Tạo ảnh anime miễn phí bằng Canva siêu ấn tượng mà bạn nên thử

Khám phá ngay cách tạo ảnh anime online miễn phí bằng Canva để tạo ra những tác phẩm siêu ấn tượng trên máy tính của mình thông qua bài viết dưới đây.

Gần 500.000 sạc dự phòng thương hiệu Charmast bị thu hồi vì nguy cơ cháy nổ

Mới đây, thương hiệu Charmast đã thông báo thu hồi gần 500.000 bộ sạc dự phòng được bán trên sàn thương mại điện tử Amazon vì nguy cơ gây cháy nổ.

Bài đọc nhiều

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương chiều 23-12. Tạo không gian cho phát triểnNhìn nhận năm...

TP.HCM có gần 800 đơn vị đủ điều kiện mua điện tái tạo qua đường dây riêng

TP.HCM có nhiều doanh nghiệp, đơn vị đủ điều kiện để tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng (DPPA), song đến nay chưa có doanh nghiệp nào chính thức đề xuất. Trao...

Cùng chuyên mục

Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm

Thị trường tài chính toàn cầu bình ổn hơn sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong nước và thúc đẩy các chỉ số chứng khoán phục hồi. Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm Góc nhìn TTCK tuần cuối năm 2024: Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểmThị trường tài chính toàn cầu bình ổn hơn sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong nước và thúc...

Sau làn sóng tăng giá ảo, giới đầu tư thận trọng rót tiền vào start-up Đông Nam Á

Hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho các start-up, đi cùng sự điều chỉnh kỳ vọng từ các nhà đầu tư. Theo báo cáo “Đông Nam Á: Thiết lập lại kỳ vọng” phát hành đầu tháng 10- 2024...

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm trong phiên 24/12

Sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu bất động sản và khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan từ đó kéo VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu. Sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu bất động sản và khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan từ đó kéo VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu. VN-Index kết phiên 23/12 đứng...

Nữ chủ tịch đứng sau show ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ lên tiếng vụ cổ phiếu

Cổ phiếu YEG của nhà sản xuất Anh trai vượt ngàn chông gai liên tục tăng trần. Bà Lê Phương Thảo - chủ tịch Yeah 1, khẳng định không có bất kỳ tác động nào gây ảnh hưởng đến giá giao dịch khi trả lời HoSE. ...

Một vé số Vietlott trúng thưởng hơn 135 tỉ đồng trong đêm Giáng sinh

(NLĐO) – Dịp lễ Noel 2024, một vé loại hình Power 6/55 của Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trúng giải Jackpot 1 trị giá hàng trăm tỉ đồng ...

Mới nhất

Đề nghị giải quyết dứt điểm vướng mắc vụ ‘có 4 bệnh yêu cầu xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết’

Liên quan vụ việc bệnh nhân mắc 4 bệnh phải xin xác nhận 1 bệnh mới được hưởng chính sách, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị trong tháng 12 này phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong thực hiện nghị quyết 29. ...

Xuất siêu vào Singapore tăng mạnh trong 11 tháng năm 2024

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 23,44 tỷ SGD (giảm 5,6%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 34,95 tỷ SGD (tăng 13,74%), chiếm lần lượt 40,15% và 59,85% tổng kim ngạch XK của Singapore.Tính chung cả 11 tháng của năm 2024, kim ngạch XNK...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Nam Định có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút các dòng khách di chuyển từ các địa phương trọng điểm du lịch của Vùng như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng. Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra một không gian mới,...

Sau làn sóng tăng giá ảo, giới đầu tư thận trọng rót tiền vào start-up Đông Nam Á

Hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho các start-up, đi cùng sự điều chỉnh kỳ vọng từ các nhà đầu tư. ...

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD, giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Vụ lúa đông xuân 2024-2025, TP .Cần Thơ có kế hoạch nhân rộng diện tích thực hiện mô hình canh tác lúa chất...

Mới nhất