Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm


Theo Bộ Y tế, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 – 2020, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng tại Việt Nam còn cao.

Tỷ lệ trẻ em miền núi, bà mẹ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều thiếu vi chất dinh dưỡng như i-ốt, kẽm, sắt, vitamin A.

Cung cấp về tình hình sử dụng vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam, tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, PGS-TS.Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, sau 7 năm thi hành Nghị định 09, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt trong cộng đồng đạt chuẩn đã giảm.





Theo Bộ Y tế, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 – 2020, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng tại Việt Nam còn cao. 

Trong đó, tỷ lệ trẻ em trên cả nước sử dụng i-ốt mức nguy cơ ở cận dưới khuyến cáo của WHO, đặc biệt rất thấp ở trẻ em miền núi (không đạt theo khuyến cáo).

Tỷ lệ sử dụng i-ốt không đạt so với khuyến cáo của WHO còn có trong nhóm phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (chỉ đạt được gần một nửa) và hộ gia định chỉ đạt 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là 90%.  

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu sắt, kẽm, vitamin A huyết thanh còn xảy ra trong cộng đồng, đặc biệt là thiếu các vi chất này ở phụ nữ và trẻ em, đối tượng nhạy cảm và cần được bổ sung nhiều nhất.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đầy đủ vi chất cho sự phát triển con người, Luật An toàn thực phẩm đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, nếu thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP năm 2016. Sau 7 năm thực hiện Nghị định 09, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 – 2020, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng còn cao.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, theo đề nghị của một số doanh nghiệp, năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 theo hướng khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung vi chất vào sản phẩm, chưa bắt buộc.

Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thực tế cho thấy i-ốt, kẽm, sắt, vitamin A vẫn thiếu hụt trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước thiếu hụt i-ốt, vì vậy, rất cần có biện pháp can thiệp trong cộng đồng, đảm bảo người dân Việt Nam không thiếu hụt vi chất.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, có thể khắc phục thiếu vi chất dinh dưỡng theo khuyến cáo của WHO, đó là tăng cường i-ốt, sắt, kẽm, vitamin A vào trong thực phẩm.

Tại Quyết định 53/2024/QĐ-CP ngày 15/1/2024, Chính phủ giao cho Bộ Y tế nghiên cứu và đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 09. Đến nay, hồ sơ hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 cơ bản đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị.

Song Ban soạn thảo vẫn nhận được một số ý kiến của doanh nghiệp kiến nghị theo hướng không bắt buộc đưa chất vi chất dinh dưỡng vào dự thảo. Vì vậy, Bộ Y tế tổ chức hội thảo lần này và để lấy ý kiến của các chuyên gia trong nước và chuyên gia của các tổ chức quốc tế phân tích làm rõ để có cơ sở minh chứng khoa học báo cáo Chính phủ, khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi có đầy đủ cơ sở pháp lý.

Theo TS.Loland Kupka, Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết, tăng cường vi chất dinh đưỡng vào thực phẩm đang thực hiện tại 10 nước ASEAN. Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác đã thể hiện cam kết tăng cường vi chất dinh dưỡng bắt buộc trên diện rộng vào thực phẩm.

Tại Việt Nam, cần sử dụng toàn bộ công cụ để bổ sung thiếu hụt này bằng việc tăng cường vi chất dinh dưỡng trên diện rộng và quy mô lớn. Chúng tôi khuyến nghị bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất hiện đang phổ biến ở Việt Nam.

Quan điểm của TS.Trần Anh Dũng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho hay, một số doanh nghiệp lo ngại tác động về mặt kinh tế khi đưa vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm sẽ làm tăng giá bán, tạo sự canh tranh với những doanh nghiệp không bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, qua phương pháp điều tra đánh giá tác động về mặt kinh tế, pháp luật cũng như thủ tục hành chính thì phương án bắt buộc tăng cường các vi chất vào muối và bột mỳ là phương án mang lại nhiều lợi ích hơn phương án khuyến khích, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn giảm nhanh tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng một cách đáng báo động ở cấp độ cộng đồng ở nước ta.

Về góc độ kinh tế, phương án này mang lại lợi ích kinh tế cao hơn (13.451 tỷ đồng) và tỷ suất lợi ích chi phí cao gần gấp đôi (85,0: 1 so với 46,3).

TS.Dũng cho biết thêm, trong bối cảnh kinh tế xã hội và mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, giải pháp trung hạn tăng cường các vi chất dinh dưỡng thiết yếu vào muối và bột mì là sự lựa chọn tối ưu.

Việc này đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận vi chất, cũng như có thể kết hợp giữa công và tư, trong đó các cơ sở sản xuất thực phẩm đảm nhiệm việc sản xuất và phân phối các thực phẩm được tăng cường vi chất dinh dưỡng,  người tiêu dùng tự chi trả cho các sản phẩm có lợi cho sức khỏe với chi phí thấp.

Các ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước đều nêu quan điểm và đề xuất giữ nguyên Khoản 1, Điều 6, Nghị định 09 của Chính phủ về việc bổ sinh vi chất dinh dưỡng vào trong thực phẩm.

Bà Đinh Thị Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế sẽ tập hợp tất cả các ý kiến đóng góp, phân tích trên cơ sở khoa học được các chuyên gia, đại diện các tổ chức quốc tế nêu trong hội thảo để có cơ sở minh chứng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và minh chứng để trao đổi với doanh nghiệp, đồng thời sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm trình Chính phủ.

Ý kiến của bà Trương Tuyết Mai nhấn mạnh rằng, tình trạng thiếu iốt, sắt, kẽm, vitamin A huyết thanh còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Số lượng doanh nghiệp tuân thủ việc bổ sung iốt vào muối ăn, vitamin A vào dầu và sắt, kẽm vào bột mì đã giảm sau khi có nghị quyết 19.

Cụ thể, khảo sát cho thấy giá trị trung vị iốt niệu ở trẻ em miền núi, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai đều không đạt theo khuyến cáo của WHO. Đặc biệt, con số này ở phụ nữ mang thai chỉ đạt gần một nửa so với khuyến cáo của WHO.

Ngoài ra, tỷ lệ hộ gia đình được bao phủ muối iốt tiêu chuẩn chỉ 27%, trong khi yêu cầu của WHO là trên 90%. Tương tự, chúng ta đang ở mức độ khá nặng về thiếu kẽm, vitamin A trên quần thể.

“Chúng ta phải tiếp tục theo dõi, làm các biện pháp để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Trong việc thực hiện bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, Việt Nam chưa thực hiện, đang đứng yên trong khi thế giới di chuyển theo hướng bắt buộc tăng cường vi chất vào thực phẩm”, bà Mai nhấn mạnh.

Chuyên gia đề nghị dự thảo sửa đổi Nghị định 09 không thay đổi khoản 1 điều 6. Theo đó, cần phải tiếp tục thực hiện tăng cường iốt trong muối dùng để ăn trực tiếp và muối dùng trong chế biến thực phẩm; tăng cường sắt, kẽm vào bột mì, vitamin A vào dầu ăn. Điều này để đảm bảo phòng chống thiếu hụt vi chất trên cộng đồng, góp phần thực hiện các mục tiêu Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.





Nguồn: https://baodautu.vn/can-thiet-bo-sung-vi-chat-dinh-duong-vao-thuc-pham-d227218.html

Cùng chủ đề

Nước mắm truyền thống, mì ăn liền lao đao vì quy định đã kiến nghị 8 năm

Ngay cả lĩnh vực sản xuất mì ăn liền, các doanh nghiệp trong ngành này cũng cho biết việc bổ sung iốt cho thực phẩm công nghiệp không có hiệu quả, do iốt hầu như mất hết trong quá trình chế biến. Các kết quả xét nghiệm đối với hủ tiếu, mì ăn liền của Công ty Acecook, chả giò thịt, thịt...

Cần biết gì về xơ tự nhiên để cả nhà có bữa ăn khỏe mạnh, cân bằng?

Mẹ thông thái không thể không biết về chất xơ tự nhiênNgày nay công nghệ thực phẩm phát triển mạnh, nhiều loại thức ăn nhanh và đồ uống ra đời giúp việc ăn uống ngày càng tiện lợi....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh thận

Người bệnh thận có thể gặp các biến chứng sức khỏe như thiếu máu, rối loạn lipid máu, vấn đề tim mạch, phổi, rối loạn nước - điện giải. Bệnh thận mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đặc điểm chung là đều ảnh hưởng tới chức năng thận và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh thận có thể gặp các...

Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào?

Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bé gái 11 tuổi đột ngột rối loạn cảm xúc, lúc khóc lúc cười, hoang tưởng và được chẩn đoán loạn thần cấp. Người nhà cho hay em đột nhiên xuất hiện các triệu chứng bất thường như đứng dậy đi lại, chạy ra ngoài khi đang ngồi học ở lớp. Em...

Hơn 160.000 loại virus mới được phát hiện bởi AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cánh cửa mới cho khoa học, khi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Australia đã phát hiện ra hơn 160.000 loại virus RNA chưa từng được biết đến. AI giúp phát hiện hơn 160.000 loại virus mới. Ảnh: ĐH Sydney Nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí Cell, là sự...

Chính thức khai mạc Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17 – Swing for the Kids 2024

Đúng 7h sáng nay ngày 12/10, Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam - Swing for the Kids chính thức diễn ra trên 2 sân Kings Course và Mountain View thuộc sân Gôn Kings Island Golf Resort (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Giải Golf đặc biệt vì trẻ em, học sinh nghèo Việt Nam Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam– Swing for the Kids 2024 bước sang mùa thứ 17 với nhiều...

Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Tin mới y tế ngày 11/10: Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượngSở Y tế Hà Nội vừa có Văn bản 5021/SYT-NVD thông báo về việc thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ mịn. Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng Trước đó, ngày 8/10, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế

Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tếTại Hội thảo triển khai thi hành Luật đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế, nhiều vấn đề vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại cơ sở y tế được đưa ra bàn thảo. Theo thông tin từ...

Bộ Y tế đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật

Theo bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), cả hai phương án đề xuất về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đều thực hiện hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp và bao gồm việc tăng đều đặn về mức thuế tuyệt...

Hàng nghìn người dân Thủ đô được khám bệnh miễn phí

Trong năm 2024, Hành trình đã triển khai tổng cộng 29 hoạt động, trong đó có 3 hoạt động cấp thành phố. Qua đó, thăm khám miễn phí và trao hơn 14 nghìn túi quà an sinh tặng người dân với tổng giá trị hơn 7,5 tỷ đồng. Nối dài chuỗi thành công đó, Hành trình số 30 đặt mục tiêu thăm khám và trao khoảng túi quà an sinh tặng 1.200 người dân, thiếu nhi các...

Khuyến cáo biện pháp phòng ngừa đột quỵ, xuất huyết não

Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa cấp cứu thành công bệnh nhân đột ngột giảm ý thức, xuất huyết cầu não nguy kịch. Nam bệnh nhân đột ngột suy giảm ý thức khi đang lao động và được đưa tới cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec. Nhờ sự xử trí, phối hợp nhanh nhạy của ekip bác sỹ, tình trạng nguy...

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người dân Thủ đô được khám bệnh miễn phí

Trong năm 2024, Hành trình đã triển khai tổng cộng 29 hoạt động, trong đó có 3 hoạt động cấp thành phố. Qua đó, thăm khám miễn phí và trao hơn 14 nghìn túi quà an sinh tặng người dân với tổng giá trị hơn 7,5 tỷ đồng. Nối dài chuỗi thành công đó, Hành trình số 30 đặt mục tiêu thăm khám và trao khoảng túi quà an sinh tặng 1.200 người dân, thiếu nhi các...

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng thể chất và khả năng học tập của trẻ

Tại hội thảo khoa học về dinh dưỡng học đường, kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia, Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản và Viện Dinh dưỡng TH tổ chức, TS Mai cho biết dinh dưỡng không hợp lý, quá nhiều nước ngọt có ga, xiên bẩn, đồ ăn nhanh... không chỉ ảnh...

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh thận

Người bệnh thận có thể gặp các biến chứng sức khỏe như thiếu máu, rối loạn lipid máu, vấn đề tim mạch, phổi, rối loạn nước - điện giải. Bệnh thận mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đặc điểm chung là đều ảnh hưởng tới chức năng thận và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh thận có thể gặp các...

Khai mạc Hội nghị khoa học ghép tạng toàn quốc

Ban tổ chức vinh danh các đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự...

Mới nhất

Xác định 8 đội bóng vào tứ kết cúp C1 nữ châu Á 2024/2025

Trên sân nhà, TP.HCM tiếp đón Urawa Red Diamonds khi cả 2 đội đều chắc chắn vượt qua vòng đấu bảng. Có được tâm lý thoải mái, các học trò của HLV Đoàn Thị Kim Chi thi đấu sòng phẳng với ứng viên vô địch của giải. Dù bị đối thủ ép sân, TP.HCM vẫn bình tĩnh phòng...

Giá vàng tăng vọt, cú thoát ngoạn mục khỏi cái bóng của USD, sắp chạm mốc 3.000 USD, vàng nhẫn chốt lời

Giá vàng hôm nay 13/10/2024, giá vàng phục hồi ấn tượng khi thoát khỏi sức mạnh của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng. Chỉ một số ít chuyên gia trong ngành kỳ vọng giá sẽ tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan nhưng đã giảm trong tuần thứ ba liên tiếp.

“viên ngọc” cuốn hút của miền Tây Australia

Perth, thủ phủ của bang Tây Australia, là thành phố đầy năng động và cuốn hút, vẽ nên nét giao thoa giữa cuộc sống hiện đại và vẻ đẹp thiên nhiên yên bình.

Mới nhất