Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCần nghiêm túc nhìn nhận, bổ sung trường THPT để đáp ứng...

Cần nghiêm túc nhìn nhận, bổ sung trường THPT để đáp ứng nhu cầu người học



Nhìn từ thực trạng phụ huynh Hà Nội chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 vừa qua, ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, bên cạnh việc phát triển trường lớp công lập cũng cần dành sự quan tâm thích đáng đối với hệ thống trường ngoài công lập.

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga
ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, nếu cứ để tình trạng thiếu trường thiếu lớp, thì thiệt thòi đều đổ lên đầu người học, tăng thêm gánh nặng cho phụ huynh. (Ảnh: NVCC)

Vào lớp 10 khó hơn đại học

Nhiều quan điểm cho rằng, thi vào lớp 10 hiện nay khó hơn cả thi vào đại học. Là một ĐBQH, bà nghĩ sao?

Nói chính xác hơn là thi vào lớp 10 công lập khó hơn thi đại học do số lượng học sinh tốt nghiệp THCS nhiều hơn số lượng trường lớp THPT hệ công lập. Bởi vậy, chỉ có một phần học sinh được vào học trường công lập, còn lại các em phải học hệ ngoài công lập và trường nghề.

Đối với các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội thì áp lực vào lớp 10 công lập hiện nay quá lớn. Qua kỳ thi tuyển sinh vừa qua, số lượng học sinh trượt nguyện vọng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội khá cao. Đây là điều rất đáng suy nghĩ bởi vì việc thiếu trường THPT công lập cho học sinh trong khi nhu cầu quá cao dẫn đến rất nhiều hệ lụy.

Khi nhu cầu học công lập cao mà không được đáp ứng thì nhiều học sinh phải chuyển sang các trường dân lập. Nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con theo học những trường này vì học phí cao hơn trường công lập.

Việc học hành là quyền của học sinh, có người học thì phải có hệ thống trường lớp. Khi hệ thống trường lớp công lập quá ít ỏi so với nhu cầu là làm khó các bậc phụ huynh, cũng là thiệt thòi đối với các em học sinh. Chính vì vậy, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại để bổ sung trường lớp công lập sao cho đáp ứng được nhu cầu của người học.

Gỡ khó cho thực trạng quá tải

Phụ huynh áp lực mỗi mùa tuyển sinh, phải đứng xếp hàng để mong có được suất học lớp 10 cho con em tại Hà Nội. Câu hỏi làm sao để các em tiếp cận giáo dục ở cuối bậc phổ thông, để không em nào bị bỏ lại phía sau?

Tôi nghĩ, để giảm bớt áp lực cho phụ huynh và đỡ thiệt thòi cho học sinh cần phải có những giải pháp đồng bộ làm sao hoàn thiện được hệ thống các trường THPT công lập nói riêng và các trường THPT nói chung. Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại để bổ sung trường lớp công lập sao cho đáp ứng được nhu cầu của người học.

Thứ hai là vấn đề biên chế cho ngành giáo dục. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nội vụ, trong giai đoạn 2020 – 2022 cả nước số lượng công chức, viên chức bỏ việc rất nhiều. đặc biệt trong số viên chức bỏ việc thì giáo viên chiếm tỉ lệ rất cao. Cho nên cần phải quan tâm thêm biên chế cho ngành giáo dục và các chế độ đãi ngộ để thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. Việc này dù đã nỗ lực nhiều năm nay nhưng chính sách chưa đủ mạnh, thậm chí có những chính sách khó đi vào cuộc sống.

Để phát triển hệ thống trường công lập, cần phải có giải pháp thực sự toàn diện, đồng bộ. Nếu không, chúng ta cũng chỉ loay hoay, cứ gỡ được cái khó này lại nảy sinh cái khó khác. Theo quan điểm của tôi, việc này cần phải làm ngay, không thể để các em học sinh thiếu trường lớp.

Thế còn đối với hệ thống trường ngoài công lập thì sao, theo bà?

Theo tôi, bên cạnh việc phát triển trường lớp công lập cũng cần dành sự quan tâm thích đáng đối với hệ thống trường ngoài công lập. Nói một cách công bằng, hệ thống trường lớp ngoài công lập đã chia sẻ gánh nặng đối với ngân sách nhà nước rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay so sánh mặt bằng thì học phí của các trường ngoài công lập còn quá cao so với học phí các trường công lập. Đó là do các trường ngoài công lập được hỗ trợ quá ít ỏi từ ngân sách nhà nước nên tất cả mọi khoản chi phí đều được tính vào học phí.

Thực tế, một số trường ngoài công lập có chất lượng vượt trội, dù học phí có cao vẫn thu hút được học sinh nhưng đa số phụ huynh đều ngần ngại vì bài toán học phí. Trong lúc chúng ta chưa thể ngay lập tức kiện toàn được đầy đủ hệ thống các trường công lập để đáp ứng nhu cầu của người học thì cần quan tâm, đầu tư thích đáng, có sự khuyến khích đủ mạnh với hệ thống các trường ngoài công lập. Làm sao các trường ngoài công lập có thể giảm bớt được gánh nặng về tài chính, để giảm học phí cho học sinh, để sự chênh lệch học phí giữa trường công lập và ngoài công lập không quá lớn.

Nếu cứ để tình trạng thiếu trường thiếu lớp, hệ thống trường ngoài công lập chưa được đầu tư, chưa được quan tâm thích đáng thì tất cả thiệt thòi đều đổ lên đầu người học, tăng thêm gánh nặng cho phụ huynh.

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga
Cảnh phụ huynh chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 tại Hà Nội. (Nguồn: VGP)

Cuộc đua vào lớp 10 các trường phổ thông công lập tự chủ tài chính hoặc tư thục vừa có tiếng vừa có mức học phí “dễ chịu” thật sự nóng bỏng. Trách nhiệm không chỉ dừng lại ở vai trò của ngành giáo dục?

Để có thể phát triển được hệ thống trường công lập cần có giải pháp tổng thể và toàn diện mà trách nhiệm không chỉ thuộc về riêng ngành giáo dục. Bởi lẽ, Bộ GD&ĐT không thể tự ấn định biên chế giáo viên, cũng không thể thay các địa phương quy hoạch đất dành cho giáo dục, không thể một mình làm được tất cả mọi việc.

Đây là nhiệm vụ cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp các ngành, đặc biệt là các địa phương. Chính vì vậy, tôi mong muốn các địa phương thực sự quan tâm đến chuyện này, ở đâu có học sinh thì ở đó phải có trường lớp, ở đâu có trường lớp thì ở đấy phải có giáo viên. Câu chuyện thiếu trường lớp ở các đô thị lớn, đặc biệt là hệ thống trường công lập diễn ra từ năm này qua năm khác nhưng chưa giải quyết được như kỳ vọng.

Đây là bài toán khó, để giải được bài toán này cần có sự phối hợp một cách khẩn trương, tích cực, nghiêm túc, đồng bộ của rất nhiều cơ quan ban ngành. Việc trước tiên, tôi mong Bộ GD&ĐT cần phải được xem xét tổng biên chế cho ngành giáo dục sao cho phù hợp. Cần phải có sự tổng rà soát, linh hoạt trong việc điều chỉnh biên chế cho ngành giáo dục, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ.

Thứ hai, rà soát về mặt thể chế, có những vướng mắc khó khăn cần phải tháo gỡ ngay. Bên cạnh đó, tôi đề nghị các địa phương cần phải thực sự quan tâm đến giáo dục cả về con người lẫn cơ sở vật chất. Chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và chương trình sách giáo khoa. Không thể chần chừ thêm được nữa, cần phải có giải pháp tổng thể để cải thiện tình hình ngay từ năm học này.

Việc học hành là quyền của học sinh

Từ nhiều năm nay, phụ huynh tại Hà Nội phải thức trắng đêm trước các cổng trường công lập tự chủ tài chính hoặc trường tư thục. Phía sau câu chuyện khổ tâm của các bậc cha mẹ là gì, theo bà?

Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chúng ta phát triển được giáo dục thì mới phát triển được đất nước. Đất nước chỉ hưng thịnh trên tền tảng giáo dục vững chắc. Nói đúng hơn, ngành giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước.

Thế nhưng, hiện nay có nhiều em học sinh lỡ mất cơ hội vào trường công lập mà các em yêu thích. Nhiều người cho rằng, chúng ta đang phát triển đa dạng các loại hình đào tạo, có trường công lập và có ngoài công lập, không học trường này thì học trường khác. Tuy nhiên, với các em học sinh mọi việc đơn giản như thế.

Bên cạnh vấn đề tài chính còn là câu chuyện tâm lý của các em hoc sinh. Các chuyên gia tâm lý thường nói tuổi các em là khủng hoảng tuổi dậy thì. Tâm lý của các em có rất nhiều biến đổi. Với nhiều em thi trượt THPT công lập mà mình yêu thích như cú sốc đầu đời và cũng mang lại nhiều hệ lụy khác nhau. Bởi vậy, tôi nghĩ vấn đề không chỉ dừng lại ở việc các em học ở trường nào.

Để giải quyết vấn đề này, ngoài giải pháp tôi vừa nêu trên cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền và phân luồng học sinh sau THCS để giảm áp lực cho các trường THPT công lập. Năng lực dự báo của ngành giáo dục và các địa phương cũng cần phải được đề cao và quan tâm đúng mức. Đó là năng lực dự báo về quy mô trường lớp và nhu cầu của học sinh trong những năm kế tiếp.

Chúng ta phải chuẩn bị từ sớm, từ xa chứ không phải “nước đến chân mới nhảy”, không phải đến khi nhiều học sinh thi trượt vào lớp 10 công lập thì chúng ta mới giật mình là làm thế nào để giải quyết tình trạng này. Lúc này, cần phải thực hiện ngay, quan tâm hơn đến hệ thống các trường ngoài công lập về mặt cơ sở vật chất, cũng như chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, đối với những em học sinh không đỗ vào hệ thống trường công lập cần phải có sự động viên, định hướng đúng đắn để các em không bị lỡ cơ hội học tập của mình.

Lứa học sinh vừa thi trượt lớp 10 khi năm học mới bắt đầu thì các em phải đi học, phải có chỗ học, phải được tiếp cận giáo dục THPT. Việc này cần phải tập trung giải quyết ngay chứ nếu chỉ nóng trong mỗi kỳ thi thôi rồi lại rơi vào lãng quên, cứ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác, tôi nghĩ sẽ rất khó có được chất lượng giáo dục như mong muốn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hướng dẫn viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 từ Ban giám khảo quốc gia

Theo chia sẻ của Ban giám khảo quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, bài thi đoạt giải cao thường là bức thư có ý tưởng độc đáo, cách lập luận sáng rõ với hành văn vừa giản dị vừa giàu tính biểu cảm. Phát động Cuộc thi UPU lần thứ 54 với chủ đề ‘tưởng tượng bạn là đại dương'Cuộc thi UPU lần thứ 54, năm 2025 đã chính thức được phát động. Với...

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

TP. Bắc Ninh đề xuất thí điểm cho học sinh nghỉ thứ Bảy ở 4 trường THCS

Phòng GD&ĐT TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) vừa đề xuất lãnh đạo UBND TP cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ thứ Bảy ở các Trường THCS Suối Hoa, Ninh Xá, Vệ An và Nguyễn Đăng Đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 100% phòng học trên cả nước được kiên cố hóa

Bộ GD&ĐT đã tập trung xây dựng và triển khai chương trình đầu tư công kiên cố hoá trường học, xoá phòng học tạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu... Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo. Ngày 12/8/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91 về tiếp...

Sở GD&ĐT chính thức thông tin

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sau khi nhận thông tin về sự việc, đơn vị đã cử đoàn kiểm tra khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh. Phương án đang được xem xét là chuyển toàn bộ học sinh lớp 10 Trường THPT Tô Hiến Thành về học tại Trường THPT Văn Lang (quận Đống Đa). Để bảo đảm điều kiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. ...

Triệu chứng xuất hiện khi đang nằm cảnh báo suy tim

Bệnh suy tim thường âm thầm phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển thì chỉ cần một biến cố tim mạch, là có thể đảo lộn cuộc sống người bệnh, thậm chí gây tử vong. ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Mới nhất

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu...

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. ...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Triệu chứng xuất hiện khi đang nằm cảnh báo suy tim

Bệnh suy tim thường âm thầm phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển thì chỉ cần một biến...

Mới nhất