Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, trong đó đề nghị giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết.

ĐÃ QUA BỘ, SAO ĐỊA PHƯƠNG VẪN “DUYỆT” LẠI ?

Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (SGK) xã hội hóa thời gian vừa qua thực hiện lần lượt theo quy định tại 3 thông tư 01, 25 và 27.

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa- Ảnh 1.

Việc lựa chọn SGK cho học sinh hiện nay được giao cho cơ sở giáo dục sau 3 lần đổi thông tư

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn SGK là của các cơ sở giáo dục phổ thông. Đến ngày 26.8.2020, Bộ GD-ĐT lại ban hành Thông tư số 25 thay thế Thông tư 01 về chọn SGK. Hội đồng lựa chọn SGK do UBND cấp tỉnh thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK thay vì giao cho mỗi nhà trường như Thông tư 01. Ngày 28.12.2023, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 27 quy định việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông cho cơ sở giáo dục.

Chia sẻ với PV Thanh Niên, hiệu trưởng một trường học danh tiếng ở Hà Nội bức xúc: “Chuyện chọn SGK đương nhiên là của người dạy và học (người sử dụng sách). Vì sao phải ban hành hết thông tư này đến thông tư khác, “tít mù rồi lại vòng quanh”? Bộ GD-ĐT ban hành danh mục SGK được sử dụng trong trường phổ thông xong lại có chuyện UBND cấp tỉnh ban hành danh mục SGK được sử dụng trong cơ sở giáo dục ở địa phương. Có lẽ trên thế giới chỉ có VN mới làm như vậy! Đó là chưa kể, nhà nước cấp tiền cho Bộ GD-ĐT để thẩm định và phê duyệt SGK. Nhà nước lại phải cấp tiền cho UBND tỉnh để lựa chọn SGK dùng tại địa phương (điều 9 Thông tư 27)”.

Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết lâu nay UBND TP.Hà Nội vẫn quyết định lựa chọn SGK theo chủ trương tất cả các SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt thì UBND TP cũng phê duyệt lựa chọn để đáp ứng tối đa nhu cầu, mong muốn lựa chọn của các cơ sở giáo dục. Về nguyên tắc, SGK đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt thì chắc chắn phải đảm bảo mọi mặt để nhà trường lựa chọn nên địa phương không thể hạn chế quyền lựa chọn này của các nhà trường.

Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện xã hội hóa SGK vừa qua, một số ý kiến từ chính địa phương cũng đề nghị nên điều chỉnh chuyển quyền phê duyệt danh mục chọn SGK về cho giám đốc sở GD-ĐT thay vì giao quyền cho chủ tịch UBND cấp tỉnh như hiện nay. Vì trên thực tế, theo các địa phương, danh mục sách lựa chọn cũng do sở GD-ĐT tổng hợp từ ý kiến, đề xuất của các nhà trường, giáo viên (GV) để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh.

Đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT lý giải, quy định này là thực hiện theo luật Giáo dục, nhưng cũng hứa sẽ xem xét, kiến nghị sửa luật theo hướng điều chỉnh quyền phê duyệt danh mục SGK, giảm bớt khâu trung gian.

SỬA LẦN THỨ 3 VẪN VƯỚNG

Góp ý về việc lựa chọn SGK, lãnh đạo Sở GD-ĐT Nam Định cho rằng Thông tư 27 đã tiếp thu ý kiến đóng góp về những hạn chế của các văn bản hướng dẫn lựa chọn SGK trước đó, tạo điều kiện cho nhà trường, GV trực tiếp lựa chọn SGK. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thông tư còn một số vướng mắc cần làm rõ.

Chẳng hạn, việc bỏ phiếu lựa chọn SGK đối với các môn chuyên chỉ có từ 1 – 2 GV/trường nhưng Bộ chưa có hướng dẫn cụ thể. Thông tư cũng yêu cầu “tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn SGK cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn” nhưng với cấp tiểu học, không có tổ chuyên môn của từng môn, nếu chia theo khối thì chỉ có 1 tổ, xây dựng 1 kế hoạch cho 12 môn học, hay 12 kế hoạch cho 12 môn học? Hoặc quy định về tổ chuyên môn bỏ phiếu lựa chọn 1 SGK, đối với cấp tiểu học, có nhiều cơ sở giáo dục chỉ có 1 GV dạy các môn chuyên thì không phù hợp để bỏ phiếu. Ngoài ra, một số môn lựa chọn chỉ có 1 GV/môn học lựa chọn SGK (ví dụ các môn âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ, giáo dục công dân…) nên việc lựa chọn SGK dễ mang tính chủ quan.

Sở GD-ĐT Nam Định cũng cho rằng thời gian giới thiệu SGK từng môn của các nhà xuất bản trong hội thảo giới thiệu sách (hỗ trợ công tác tổ chức lựa chọn SGK) còn ít. Đề nghị các nhà xuất bản cần tăng thời gian giới thiệu SGK của các nhà xuất bản để hỗ trợ công tác nghiên cứu, lựa chọn SGK cũng như tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV và các nhà nghiên cứu trong việc đánh giá SGK.

Sở GD-ĐT TP.HCM thì cho rằng số lượng các bản sách cứng gửi các trường để GV tham khảo, nghiên cứu còn hạn chế nên GV gặp khó khăn trong việc thảo luận, nghiên cứu…

Trong khi đó, phía nhà xuất bản phát hành SGK thì cho rằng việc các cơ sở giáo dục chọn SGK theo Thông tư 27 gây khó khăn cho việc cung ứng sách đến đúng nhu cầu của từng địa bàn với số lượng nhỏ lẻ (vì mỗi trường chọn các môn của các bộ SGK khác nhau) nên các nhà sách cần có diện tích cửa hàng có thể gấp 3 lần so với trước đây mới trưng bày đủ các bộ SGK; chi phí nhân công bán hàng cũng phát sinh vì cần phải có nhân công lựa chọn sách hoặc chỉ dẫn phụ huynh mua đúng sách con em mình cần.

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa- Ảnh 2.

Gần 5 năm học thực hiện xã hội hóa SGK nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về giá sách, cung ứng sách, việc lựa chọn SGK…

ảnh: đào ngọc thạch

CÒN THIẾU SÓT TRONG CHỌN SGK

Bộ GD-ĐT cho biết hằng năm Bộ ban hành kế hoạch và chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, trong đó tập trung chủ yếu việc lựa chọn SGK tại các địa phương. Trong giai đoạn 2020 – 2024, Bộ tổ chức thanh tra, kiểm tra kết quả thực hiện, việc triển khai nhiệm vụ đầu năm học đối với các sở GD-ĐT, trong đó có các nội dung liên quan đến công tác xã hội hóa SGK. Bộ GD-ĐT đã tiến hành 10 cuộc thanh tra, 36 cuộc kiểm tra theo kế hoạch và 3 cuộc thanh tra đột xuất tại 6 tỉnh, thành phố về việc triển khai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và việc lựa chọn SGK tại các địa phương.

Kết quả thanh tra cho thấy các sở GD-ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư ban hành các văn bản theo thẩm quyền và các địa phương tổ chức lựa chọn SGK theo quy định của thông tư. Bên cạnh đó, còn một số thiếu sót trong quá trình lựa chọn SGK tại các địa phương, đoàn thanh tra đã kiến nghị cụ thể trong việc kiểm điểm trách nhiệm để xảy ra hạn chế, thiếu sót, sai phạm nói trên thuộc về các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong tham mưu, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến xã hội hóa SGK. Bộ GD-ĐT thông tin: “Thống kê kết quả lựa chọn SGK của các địa phương tại hội đồng các môn học trùng khớp với SGK được các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn nhiều nhất”.

Thời gian tới, Bộ cho biết sẽ tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và bao phủ các nội dung về xã hội hóa SGK. Tăng cường xử lý nghiêm sai phạm trong việc lựa chọn SGK, quy trình lựa chọn SGK. Chỉ đạo thanh tra sở GD-ĐT có kế hoạch tập trung tăng cường thời lượng các cuộc thanh tra kiểm tra thường xuyên, đột xuất các nội dung về lựa chọn SGK.

Thị phần của SGK xã hội hóa ra sao ?

Tổng hợp của Bộ GD-ĐT từ số liệu báo cáo giai đoạn 2021 – 2023 cho thấy có tổng số 13 đơn vị phát hành SGK. Số lượng đầu SGK của các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 là 303 đầu sách. Ngoài Nhà xuất bản Giáo dục VN có đủ 303 đầu SGK phát hành (100%) và Công ty VEPIC có 153 đầu sách (50,1%). Các đơn vị còn lại có số đầu sách phát hành nhỏ (từ 0,65 – 8,9%).

Tỷ trọng phát hành giai đoạn 2021 – 2023 cho thấy tỷ lệ phát hành (thị phần) của Nhà xuất bản Giáo dục VN từ 100% trước khi thực hiện xã hội hóa, nay còn 71,8%. Theo Bộ GD-ĐT, điều này cho thấy chủ trương xã hội hóa việc biên soạn và phát hành SGK đã tạo ra sự cạnh tranh để góp phần thúc đẩy hoạt động biên soạn và phát hành SGK.




Nguồn: https://thanhnien.vn/can-giam-bot-khau-trung-gian-trong-chon-sach-giao-khoa-185241220224530505.htm

Cùng chủ đề

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Bác sĩ chỉ ra các thời điểm uống nước tốt nhất cho thận trong ngày

Thận là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc máu, loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng điện giải. Để thận hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý, việc uống nước đúng cách và đúng thời điểm...

Nguyên nhân dẫn đến đau tim trong phòng tắm

'Một trong những điều nguy hiểm là người bệnh tim có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không hay biết'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều muối

Muối giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng bên trong và ngoài tế bào, được gọi là cân bằng nội môi tế bào. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Trường đại học ‘đua’ đạt chuẩn tiến sĩ

Đưa ra chính sách thu hút tiến sĩ, buộc giảng viên làm nghiên cứu sinh, hỗ trợ giảng viên học lên cao... là các giải pháp mà nhiều trường đại học đưa ra để đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Chú trọng...

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Người trẻ “kiệt sức” vì vỏ bọc hoàn hảo

Ngày nay, việc nhiều người trẻ đang nỗ lực xây dựng cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo" khá phổ biến. Họ "biến" mình thành người thành công, hạnh phúc và được ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sống trong...

Từ năm 2025, điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ hơn 900 tỉ đồng cho khoa học Việt Nam mà lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm

Từ ngày 02 - 07/12, đoàn công...

Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam chào xã giao Tư lệnh bờ Tây Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ

(Bqp.vn) - Tiếp tục các hoạt động thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ, sáng 19/12, tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3...

“Robot kiến” hứa hẹn thành công cụ y khoa đột phá

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Hanyang (Hàn Quốc) vừa cho ra mắt loại robot siêu nhỏ với kích thước tính bằng micromet và có thể phối...

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(Bqp.vn) - Sáng 19/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động Chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân...

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Một số tin tức đáng chú ý: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã và nhiều tổ chức, đơn vị; Điều chỉnh giao thông trung tâm TP.HCM, tạm ngưng đào đường Tết dương...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm