Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngCần đưa cơ khí vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ...

Cần đưa cơ khí vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ


Ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí tìm hướng hợp tác tại thị trường Âu – Mỹ Khơi thông chính sách cho công nghiệp hỗ trợ

Thiếu doanh nghiệp cơ khí lớn đóng vai trò dẫn dắt

Thời gian qua, một số sản phẩm cơ khí được sản xuất đạt chất lượng tốt, tương đương với chất lượng sản phẩm của một số quốc gia trong khu vực. Hiện doanh nghiệp sản xuất linh kiện ngành cơ khí trong nước có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như: Khuôn mẫu các loại, linh kiện cơ khí, dây cáp điện, linh kiện nhựa, cao su kỹ thuật… Thêm vào đó, nhu cầu của thị trường công nghiệp hỗ trợ rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng phát triển các dòng sản phẩm chất lượng, phục vụ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, hướng vào xuất khẩu sản phẩm cơ khí.

Cần đưa cơ khí vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ
Sản xuất gia công cơ khí tại Công ty CP Công nghệ kim khí Đức Trung. Ảnh: Hoài Nam

Chính vì vậy, linh kiện kim loại sản xuất trong nước đã đáp ứng được 85-90% nhu cầu cho sản xuất xe máy; khoảng 15-40% nhu cầu linh kiện cho sản xuất ô tô (tùy chủng loại xe), khoảng 20% cho sản xuất thiết bị đồng bộ và 40-60% cho sản xuất các loại máy nông nghiệp, máy động lực và 40% cho máy xây dựng. Cung ứng linh kiện kim loại cho các ngành công nghiệp công nghệ cao hiện đáp ứng khoảng 10% nhu cầu.

Trong nước đã có những doanh nghiệp tiên phong phát triển công nghiệp hỗ trợ như Công ty Tập đoàn Công nghiệp Trường Hải – Thaco Industries tại Khu công nghiệp Thaco Chu Lai, Quảng Nam. Thaco Industries sản xuất rất nhiều sản phẩm cơ khí phục vụ cuộc sống như máy móc nông nghiệp, đường ống cấp thoát nước, bồn chứa nước, linh kiện và phụ tùng ô tô… Những sản phẩm đó đã giúp Thaco Industries đạt doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm và tăng trưởng liên tục trong các năm gần đây.

Bà Trương Thị Chí Bình – Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) – cũng nhận định: Doanh nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ đang đứng trước cơ hội lớn khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Các hiệp định này có hiệu lực sẽ giúp doanh nghiệp cơ khí có ưu thế hơn khi xuất khẩu, mở rộng thị trường đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào.

Tuy nhiên, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí của một số doanh nghiệp trong nước hiện vẫn còn thấp, giá thành sản xuất lại cao nên thiếu sức cạnh tranh. Ngoài ra, còn thiếu nhiều doanh nghiệp cơ khí lớn, mang tầm quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), trước những tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng trình độ cơ khí chế tạo, nhất là cơ khí chính xác – trụ cột của sản xuất công nghiệp vẫn lạc hậu so với nhiều nước. “Doanh nghiệp gặp không ít thách thức trong cải tiến công nghệ, bắt kịp xu hướng, nâng cao trình độ lao động, chất lượng hạ tầng…, để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và những áp lực cạnh tranh lớn đến từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới”- đại diện VAMI thừa nhận.

Nhiều kiến nghị, đề xuất

Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại máy móc thiết bị cơ khí cho ngành đúc nhựa và tự động hóa cho các nhà máy phục vụ sản xuất, đại diện Công ty Kỹ thuật ASG Việt Nam lấy ví dụ như với bộ van 1 chiều cho máy ép nhựa dùng để sản xuất linh kiện ô tô – xe máy, để làm ra đầu van này, doanh nghiệp phải nhập khẩu 100% các nguyên liệu thép. “Thép kỹ thuật yêu cầu chế độ làm việc rất khắc nghiệt khi hoạt động trong môi trương nhiệt độ cao, phải chịu được khả năng ăn mòn hóa học. Những nhà sản xuất thép Việt Nam chủ yếu trong ngành xây dựng, còn trong ngành kỹ thuật chúng tôi không tìm được”, đại diện Công ty Kỹ thuật ASG Việt Nam cho hay.

Với điểm yếu về nguyên liệu, nên nhiều doanh nghiệp cho biết họ buộc phải nhập khẩu máy móc nguyên chiếc về để bán. Vì nếu sản xuất ở Việt Nam, lại vẫn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, thì sẽ khiến chi phí giá thành lên cao, khó cạnh tranh.

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, theo VAMI, cần có chương trình hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng của mỗi ngành; ưu đãi cho công ty công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính…

Một số chuyên gia trong ngành cơ khí cho rằng, cần có chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trong nước như hỗ trợ đào tạo hệ thống quản trị sản xuất, hệ thống quản lý kinh doanh, từ đó giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực đảm nhận được vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Đồng thời, giúp DN thêm điều kiện tiếp cận công nghệ mới. Cần xem xét việc bình đẳng các ưu đãi đầu tư giữa DN cơ khí trong nước doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, nhà nước cũng nên tạo nhiều đơn hàng, trong đó có đơn hàng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhất là các dự án đầu tư công.

PGS TS Nguyễn Chỉ Sáng, Chủ tịch VAMI cũng cho rằng, Chính phủ cần thúc đẩy phát triển những sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh, những sản phẩm cơ khí lớn như điện gió, đường sắt cao tốc, như là đường sắt giao thông thành phố, hay thiết bị y tế, dây chuyền nhà máy bô xít…

Ông Lê Văn Tuấn – Tổng giám đốc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) cũng cho rằng, để giải quyết bài toán khó khăn cho ngành cơ khí, cần ưu tiên một số vấn đề như: tạo dựng nguồn vốn vay dài hạn, lãi suất ổn theo đặc thù sản xuất cho các DN ngành cơ khí; ban hành các quy định thầu sao cho góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước; tạo thị trường cho doanh nghiệp cơ khí trong nước; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cơ khí trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.

Cơ khí là ngành hàng cần được Nhà nước đưa vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo các chuyên gia kinh tế, để ngành cơ khí Việt Nam đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp FDI đòi hỏi cơ quan quản lý có những cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển, yêu cầu các dự án kinh tế ưu tiên sử dụng hàng nội địa.

Bà Trương Thị Chí Bình cho rằng, muốn ngành cơ khí trong nước phát triển phải có được thị trường, nhưng để làm được điều này đòi hỏi Chính phủ cần có cơ chế riêng cho ngành. Cụ thể như có chính sách rõ ràng đối với các sản phẩm cơ khí sản xuất được trong nước theo hướng nếu những thiết bị nào trong nước đã sản xuất được thì kiên quyết không cho nhập khẩu.

Một số chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu ban hành các quy định đấu thầu theo hướng nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng sản xuất trong nước phù hợp với quy định hiện hành và thông lệ quốc tế. Điều này vừa tạo thị trường, vừa giúp nâng cao năng lực và sự liên kết của các doanh nghiệp cơ khí trong nước.

Để phát triển công nghiệp cơ khí nói chung và công nghiệp hỗ trợ cơ khí nói riêng, theo VAMI, cần có chương trình hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng của mỗi ngành; ưu đãi cho công ty công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính… Theo đó cơ khí là ngành hàng cần được Nhà nước đưa vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và hưởng những chính sách ưu đãi nhất định bởi phát triển ngành cơ khí là phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành kinh tế, công nghiệp, dịch vụ khác chứ không chỉ làm một số chi tiết, bộ phận của các máy, dây chuyền công nghệ

Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng đưa ra giải pháp, Bộ sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển. Điều này sẽ thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Bằng cách thúc đẩy các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, thị trường cho công nghiệp hỗ trợ trong nước sẽ được duy trì và mở rộng, tạo tiền đề để các doanh nghiệp cơ khí trong nước trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

Ngành cơ khí là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam, đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, để ngành cơ khí có thể phát huy được tiềm năng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí là điều cần thiết và cấp thiết.





Nguồn: https://congthuong.vn/can-dua-co-khi-vao-chuong-trinh-phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-333484.html

Cùng chủ đề

Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô. Theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải”, trong đó, Bộ Công...

Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Với nỗ lực trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tích cực tham gia vào chuỗi hoạt động chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh. Làm chủ công nghệ, thay thế nhà thầu lớn ở nước ngoài Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) cho biết, thời gian qua, NARIME luôn gắn liền hoạt động nghiên cứu khoa...

Thiếu liên kết – rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài nội lực yếu, ngành công nghiệp hỗ trợ hiện gặp khó từ rào cản về sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành. Ông Chu Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Thời gian qua, Cục Công...

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Nhờ tận dụng tốt các lợi thế của FTA, dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đến hết năm 2024 ước đạt 26-27 tỷ USD. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này tại Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế...

Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 Nhiều hoạt động kết nối Triển lãm năm nay tại Osaka, Nhật Bản với sự tham dự của nhiều nhà sản xuất đến từ các cường quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Hiện ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp toàn diện để gỡ khó cho ngành này. Ngành công nghiệp quan trọng của đất nước Sáng 9/11, tại khuôn khổ hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững", Thạc sĩ Lê Văn Tới - Phó Chủ tịch Hội Vật...

“Rộng cửa” xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu trên 103 triệu USD giá trị mặt hàng giày dép sang thị trường Chile. Dù không thuộc top 5 thị trường xuất khẩu giày dép lớn...

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Nếu được thông qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể được thụ hưởng hỗ trợ theo diện khuyến công địa phương lên tới 1 tỷ đồng/doanh nghiệp. UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về đề nghị xem xét xây dựng Nghị quyết quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh. ...

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận. Việt Tân cố tình xuyên tạc các chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo và hợp tác quốc tế trong việc cung cấp điện. Hai luận điệu chính của tổ chức khủng bố...

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Sáng 9/11, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững". Hội thảo đã khẳng định sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Hiện ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp toàn diện để gỡ khó cho ngành này. Ngành công nghiệp quan trọng của đất nước Sáng 9/11, tại khuôn khổ hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững", Thạc sĩ Lê Văn Tới - Phó Chủ tịch Hội Vật...

Phân khu San Hô – Tọa độ hút giới đầu tư dịp cuối năm

(Dân trí) - Trong bối cảnh nhu cầu mặt bằng bán lẻ những tháng cuối năm gia tăng, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến phân khu San Hô trong lòng Vinhomes Ocean Park 2 (Ocean City) với nhiều kỳ vọng. Kỳ vọng khởi đầu thịnh vượng ở tâm điểm giao thương sầm uấtSẽ có thêm nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam bên cạnh sự vươn mình mạnh mẽ của các...

Hải Phòng, Đồng Nai và Khánh Hòa có quy định mới về phân lô, tách thửa đất

(Dân trí) - TP Hải Phòng, tỉnh Đồng Nai và Khánh hòa đã có quyết định mới về quy định điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực. Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất tại Hải Phòng là 40m2UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Quyết định 31/2024 hướng dẫn Luật Đất đai 2024. Theo quy định tại Điều 11 của quyết định này, đối...

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Nếu được thông qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể được thụ hưởng hỗ trợ theo diện khuyến công địa phương lên tới 1 tỷ đồng/doanh nghiệp. UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về đề nghị xem xét xây dựng Nghị quyết quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh. ...

Không ảnh hưởng đến doanh nghiệp

(NLĐO) - Bảng giá đất mới thực tế không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhất là khối sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp bất động sản… ...

Mới nhất

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. ...

Mới nhất