Trang chủDu lịchKhám pháCần công tâm, cởi mở hơn trong tiếp nhận nghệ thuật

Cần công tâm, cởi mở hơn trong tiếp nhận nghệ thuật



Trước những ý kiến trái chiều về phim Đất rừng phương Nam, TS. Đào Lê Na* cho rằng, khán giả cần cởi mở trong việc tiếp nhận nghệ thuật…

Nhà văn Đào Lê Na
Từ những tranh cãi xung quanh phim Đất rừng phương Nam, TS. Đào Lê Na nêu quan điểm, nhà làm phim cũng cần cởi mở để lắng nghe phản hồi của khán giả. (Ảnh: NVCC)

Phim cải biên luôn bị so sánh với tác phẩm văn học

Là một nhà nghiên cứu phim, quan điểm của chị về những ý kiến trái chiều xung quanh phim Đất rừng phương Nam? Theo chị, vì sao phim điện ảnh Đất rừng phương Nam lại gây tranh cãi?

Việc tranh cãi của khán giả trước một tác phẩm điện ảnh không phải là chuyện hiếm, đặc biệt đối với những tác phẩm sử dụng các chất liệu có trước. Theo tôi, Đất rừng Phương Nam gây tranh cãi xuất phát từ một số nguyên nhân.

Phim cải biên từ tác phẩm văn học Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi – một tác phẩm văn học được rất nhiều người đọc yêu thích và ấn tượng. Thực tế, những bộ phim cải biên luôn bị so sánh với tác phẩm văn học có trước dù các nhà làm phim chỉ ghi là: lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, bộ phim còn cải biên từ phim truyền hình Đất phương Nam (đạo diễn Vinh Sơn) – bộ phim được rất nhiều khán giả yêu thích và trở thành ký ức đẹp của nhiều người khi nghĩ về vùng đất Nam bộ.

Khi phim Đất rừng Phương Nam được công chiếu, những vấn đề như tinh thần yêu nước, căn tính Nam bộ mà khán giả mong đợi từ tác phẩm văn học và tác phẩm truyền hình chưa được đáp ứng nên sẽ nảy sinh nhiều tranh cãi. Ngoài ra, phim còn có những tranh cãi khác liên quan đến các chi tiết trong phim, kịch bản, hình ảnh, kỹ xảo, người hâm mộ…

Tôi nghĩ, hầu như phim nào cũng sẽ có những tranh cãi nhưng Đất rừng Phương Nam có lẽ nhiều tranh cãi hơn vì phim có những ưu điểm nổi trội khiến người xem thích thú nhưng cũng có những tình tiết vô lý, khó hiểu làm khán giả bị phân tán cảm xúc.

Có ý kiến cho rằng, khi phim chuyển thể từ tác phẩm văn học thì phải giữ nguyên. Chị nghĩ sao?

Tôi không sử dụng chữ “chuyển thể” vì như vậy sẽ khiến cho nhiều người hiểu lầm là phim chuyển thể thì giữ nguyên nội dung, chỉ thay đổi hình thức nên phải trung thành với tác phẩm văn học. Đây là ý kiến tôi nhận được khi khảo sát mọi người, đặc biệt là sinh viên, học viên cao học về thuật ngữ “chuyển thể”.

Tôi cho rằng, ngôn ngữ tác động đến cách chúng ta tư duy rất nhiều nên nếu dùng thuật ngữ “chuyển thể” sẽ khiến mọi người nghĩ phim lấy chất liệu từ văn học thì phải giữ nguyên nội dung, nếu không thì ghi là phóng tác.

Theo tôi, phim cải biên là cải biên, không có chuyện trung thành hay không trung thành. Phim cải biên (film adaptation) là thuật ngữ dùng để gọi tên các bộ phim lấy chất liệu từ các nguồn khác nhau: từ văn học, phim truyền hình, phim điện ảnh có trước, sự kiện có thật, nhân vật lịch sử chứ không chỉ văn học.

Do đó, tôi sử dụng một thuật ngữ duy nhất cho kiểu phim này là “cải biên”, không dùng thuật ngữ “chuyển thể” hay “phóng tác”. Đối tượng nghiên cứu của phim cải biên có cả phim remake, phim tiểu sử nên không thể dùng từ chuyển thể trong những trường hợp đó. Với phim remake, khi được làm lại là đã có sự cải biên về bối cảnh.

Theo tôi, không có bộ phim nào lấy chất liệu từ tác phẩm văn học có thể “trung thành” với tác phẩm văn học được vì mỗi loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ riêng của nó. Điện ảnh, sân khấu, hội họa có những quy tắc, đặc điểm riêng để xử lý các chất liệu có trước. Vậy nên, khi nhà làm phim lấy chất liệu từ văn học thì dù ít hay nhiều cũng đều được gọi là cải biên vì để lấy chất liệu từ văn học thì bắt buộc nhà làm phim phải đọc tác phẩm văn học.

Khi là người đọc, mỗi người có một cách đọc khác nhau. Chúng ta không thể lấy cách đọc, cách hiểu của mình để chê hay phê phán cách đọc hay cách hiểu của người khác. Do vậy, khi nghiên cứu phim cải biên, điều mà chúng ta cần quan tâm là tinh thần của tác phẩm văn chương được kể, được diễn giải ra sao trong tác phẩm điện ảnh. Tinh thần của tác phẩm văn chương là điều được gợi ra từ tác phẩm văn chương mà nhiều người đồng thuận bởi vì mỗi tác phẩm văn chương có thể gợi ra nhiều vấn đề khác nhau.

Nhà làm phim có thể thay đổi, hư cấu nhưng người xem vẫn nhận ra nhà làm phim lấy chất liệu từ tác phẩm văn chương nào và việc cải biên của nhà làm phim nhằm mục đích gì. Điều quan trọng là tinh thần đối thoại của nhà làm phim với tác phẩm văn chương và tinh thần của tác phẩm văn chương được nhiều độc giả tán đồng khi đưa lên phim.

Trong khi đó, có nhiều bộ phim cũng ghi là lấy chất liệu, cảm hứng từ tác phẩm văn chương nhưng ngoài tên nhân vật ra, người xem không thấy được tinh thần của tác phẩm văn chương thể hiện trên phim.

Do vậy, việc gây tranh cãi với những bộ phim lấy chất liệu từ văn học hay các sự kiện có thật, các nhân vật có thật không phải ở việc trung thành hay hư cấu mà ở tinh thần được truyền tải. Tức là, những vấn đề chung được nhiều người đồng thuận khi đọc tác phẩm văn học, khi tiếp cận các sự kiện có thật cũng như khi ấn tượng về một nhân vật lịch sử nào đó mà trong nghiên cứu, chúng tôi gọi là “ký ức tập thể” (collective memory).

Từ phim Đất rừng phương Nam: Cần cởi mở trong tiếp nhận nghệ thuật
Poster phim Đất rừng phương Nam. (Nguồn: Nhà sản xuất)

Phim ảnh, văn chương khác với lịch sử

Thời gian qua, dư luận xôn xao việc phim Đất rừng phương Nam có chi tiết bị cho là nhạy cảm làm sai lệch lịch sử, góc nhìn của chị thế nào?

Phim ảnh, văn chương khác với lịch sử ở chỗ, lịch sử chú trọng ghi chép sự việc xảy ra, theo góc nhìn của người chép sử, còn phim ảnh mượn sự kiện để nói đến vấn đề khác. Muốn học lịch sử thì cần tìm tài liệu nghiên cứu để đọc. Phim ảnh không lấy lịch sử để đưa đến sự kiện đó cho khán giả, mà mục đích là mượn lịch sử để nói điều gì đó về con người, tính nhân văn, tinh thần yêu nước hoặc những vấn đề phức tạp trong tâm lý nhân vật.

Theo tôi, sự hư cấu hoặc sai lệch chi tiết trong Đất rừng Phương Nam nói riêng và trong các phim lịch sử hay lấy bối cảnh lịch sử nói chung không phải vấn đề vì bản thân các sự kiện lịch sử cũng có những tranh cãi, nhiều góc nhìn, dẫn chứng, tư liệu.

Dù phim lấy chất liệu từ nguồn nào cũng sẽ có những tác động đến “ký ức tập thể” của khán giả. Vì vậy, không nên nghĩ rằng “tôi làm phim chỉ để giải trí” để có thể thoải mái đưa ra bất kỳ thông tin gì, hư cấu bất kỳ điều gì mà bỏ qua tác động của phim đối với ký ức của khán giả. Bộ phim có thể xung đột với ký ức tập thể của nhiều người trước đây nhưng lại kiến tạo nên ký ức mới cho lớp khán giả mới, những người chưa có nhiều ký ức về vùng đất Nam bộ.

Quyền lực của bộ phim rất lớn, nhất là những phim lấy chất liệu lịch sử. Trong Đất rừng phương Nam, nhà làm phim muốn truyền tải tinh thần yêu nước và căn tính Nam bộ được thể hiện xuyên suốt từ tác phẩm văn học của nhà văn Đoàn Giỏi đến phim truyền hình Đất phương Nam của đạo diễn Vinh Sơn thì phải đẩy mạnh những yếu tố này trong phim sao cho phù hợp với ký ức của khán giả về tinh thần yêu nước và căn tính Nam bộ. Việc đẩy mạnh này có thể hư cấu lịch sử nhưng với ký ức cộng đồng thì lại được chấp nhận, thậm chí là được cổ vũ.

Sáng tạo nghệ thuật dựa trên chất liệu lịch sử luôn là chủ đề nhạy cảm và gây tranh cãi. Có phải từ trường hợp Đất rừng phương Nam, khi tiếp nhận nghệ thuật cần cởi mở hơn?

Đúng vậy, việc tiếp nhận một tác phẩm nghệ thuật đến từ chất liệu lịch sử luôn là vấn đề nhạy cảm và dễ tranh cãi. Do đó, theo tôi, khán giả cần cởi mở trong việc tiếp nhận nghệ thuật. Tuy nhiên, cởi mở như thế nào cũng cần phải rõ ràng. Cởi mở để hiểu rằng, phim ảnh là tác phẩm hư cấu của các nhà làm phim nên chúng ta đang xem cách nhìn của nhà làm phim về một sự kiện lịch sử hoặc một thời điểm lịch sử nào đó và cần tỉnh táo tiếp nhận.

Có nghĩa, khi nhà làm phim hư cấu lịch sử thì cần xem việc hư cấu đó có hiệu quả không, có thống nhất với các hình ảnh khác trong bộ phim để tạo nên thông điệp chung hoặc tinh thần chung nào đó mà nhà làm phim muốn đưa tới hay không.

Chúng ta cởi mở tiếp nhận nhưng không nên vô tư tiếp nhận. Khi chúng ta hiểu, phim ảnh có khả năng kiến tạo ký ức tập thể thì cũng cần tỉnh táo tiếp nhận. Đồng thời, nên xem tác phẩm điện ảnh như là một sự gợi mở về một điều gì đó hơn là tin hoàn toàn vào những gì bộ phim đưa đến.

Từ phim Đất rừng phương Nam: Cần cởi mở trong tiếp nhận nghệ thuật
Phim Đất rừng phương Nam gây nhiều tranh cãi.

Vậy để những tác phẩm phóng tác, hư cấu về đề tài lịch sử có thêm một cuộc sống mới trong xã hội hiện tại, theo chị cần phải làm gì?

Tôi nghĩ, khán giả hiện nay xem phim khá nhiều nên họ cũng khá cởi mở đối với những bộ phim hư cấu về đề tài lịch sử. Họ chỉ phản ứng khi tinh thần của bộ phim khác với ký ức của họ về vùng đất, con người hoặc sự kiện lịch sử đó mà thôi.

Nói như thế không phải phim lịch sử có thể thoải mái hư cấu mà cần có sự cố vấn từ các chuyên gia lịch sử vì khi gắn bộ phim với một khung cảnh lịch sử nào đó. Nghĩa là, nhà làm phim phải có lý do cho sự lựa chọn của mình. Sự cố vấn này là một kênh tham khảo để nhà làm phim quyết định nên khai thác yếu tố nào và lược bỏ yếu tố nào, nên thay đổi tên gọi về vùng đất, con người, sự kiện nào đó hay giữ nguyên.

Tôi cho rằng, nhà làm phim nên thoải mái sáng tạo với chất liệu lịch sử, miễn sao sự sáng tạo của họ phù hợp với ký ức tập thể về sự kiện đó hoặc đưa ra một góc nhìn mới giàu tính nhân văn, giúp khán giả nhìn thấy thêm những vấn đề khác khiến họ xúc động, bổ sung thêm ký ức vốn có của họ thì chắc chắn bộ phim sẽ thuyết phục được khán giả.

Việc tranh luận cần thiết cho sự phát triển

Điện ảnh Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách và muôn vàn khó khăn. Nếu phim có vấn đề gì đó, sự tranh luận cũng nên văn minh và mang tính xây dựng hơn?

Với tôi, việc tranh luận luôn cần thiết cho sự phát triển. Trong lịch sử, có rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật gây tranh cãi, thậm chí là phản đối nhưng sau đó đã trở thành những tác phẩm mang tính biểu tượng trong lịch sử nghệ thuật. Điều tôi lo ngại là có những tranh luận khá gay gắt không chỉ nhắm đến bộ phim mà còn nhắm đến người làm phim, người tham gia tranh luận hoặc kêu gọi tẩy chay phim, sử dụng những ngôn từ không phù hợp.

Những tranh luận như vậy sẽ khiến người nghe khó tiếp thu dù đâu đó xuất phát từ việc đóng góp ý kiến để bộ phim tốt hơn. Bên cạnh đó, khi việc tranh luận đang “nóng” thì những ý kiến đưa ra dù khách quan thế nào cũng khó tránh khỏi bị suy diễn hoặc bị từ chối lắng nghe.

Khán giả có quyền tự do trong việc quyết định xem phim hay không. Mỗi khán giả cũng có quyền có góc nhìn riêng của họ trong việc tiếp nhận tác phẩm. Do đó, mỗi nhận định chúng ta đưa ra cũng cần có những phân tích thoả đáng dù khen hay chê phim.

Mặt khác, nhà làm phim cũng cần cởi mở để lắng nghe phản hồi của khán giả vì khi làm xong một bộ phim là tác giả hết vai trò. Khán giả căn cứ những gì họ thấy trên phim để diễn giải chứ không thể trông đợi vào giải thích của tác giả.

Dẫu cho trong giai đoạn phát triển kịch bản và sản xuất, người làm phim có những ẩn ý, thông điệp trong cách kể chuyện, cố ý cài cắm chi tiết này chi tiết kia nhưng lúc bộ phim được phát hành, không ai nhìn thấy những điều đó thì nhà làm phim cũng cần lắng nghe để rút kinh nghiệm cho những bộ phim sau.

Xin cảm ơn TS!

*Nhà nghiên cứu phim, TS. Đào Lê Na, Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

– Là tác giả sách: Chân trời của hình ảnh: Từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa Akira (2017); Điện ảnh Nhật Bản và Việt Nam đương đại: giao lưu văn hoá và ảnh hưởng (chủ biên, 2019); Tự sự của hạt mưa (tiểu thuyết, 2019)…





Nguồn

Cùng chủ đề

Phim Việt giờ vàng qua thời gây sốt

Nhiều phim bị ném đá, khán giả chán dramaNăm qua, một số phim chiếu trong khung giờ vàng của đài quốc gia có thể kể đến Chúng ta của 8 năm sau, Đi giữa trời rực rỡ, Độc đạo, Gặp em ngày nắng, Mình yêu nhau bình yên thôi, Người một nhà, Trạm cứu hộ trái tim...Phim về đề tài gia đình, tình yêu vẫn chiếm ưu thế. Nhiều phim trong số này nhận bình luận chỉ trích...

NSND Minh Châu tuổi U70: Con gái âm thầm tìm bạn trai cho tôi!

- Nhiều người thắc mắc vì sao người đàn bà đẹp Minh Châu gần 70 tuổi mà vẫn trẻ đẹp phơi phới vậy, bí quyết của bà là gì? Bí quyết của tôi không có gì ghê gớm cả. Tôi thường nói với mọi người rằng hãy yêu thật nhiều. Yêu không phải chỉ có tình yêu nam nữ mà là yêu nhiều thứ xung quanh, yêu động vật, yêu cỏ cây hoa lá và yêu người Việt Nam. Đi đến...

Đại biểu Quốc hội: Phim đang hấp dẫn tự dưng cắt ngang để quảng cáo rất vô duyên

Chiều 25/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.Đóng góp ý kiến về quảng cáo trên báo nói, báo hình, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề cập thời gian qua, có trường hợp xem phim, hoặc nội dung khác, khi đang tới chỗ hấp dẫn, tự dưng cắt ngang chèn quảng cáo.Cho rằng đây là điều “hết sức là vô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.

Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Sự đa dạng, những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu lần thứ sáu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) có thể trở thành bài học quý giá để Việt Nam tiếp thu và tự tin tiến bước trong hành trình xây dựng hệ sinh thái thành phố học tập bền vững.

Máy bay Hải quân Mỹ bị “bắn nhầm”, 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Quân đội Mỹ thông báo chiếc F/A-18 của Hải quân nước này đã bị bắn hạ trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12 (giờ Việt Nam) trong "một vụ rõ ràng là bắn nhầm", may mắn cả 2 phi công đều sống sót, nhưng "đánh giá ban đầu cho thấy một người bị thương nhẹ".

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là "quốc bảo nhan sắc" xứ Hàn. Làn da trắng mịn, hầu như không có nếp nhăn giúp cô duy trì được hình ảnh trẻ trung bất chấp tuổi tác.

Bài đọc nhiều

Ba cách xin visa Đài Loan sau quy định siết e-visa với khách Việt

Khách Việt hiện tại vẫn có thể xin một trong ba loại visa để nhập cảnh Đài Loan: điện tử, phổ thông và Quan Hồng. Hiện tại, khách Việt không thể dùng visa Hàn Quốc và Nhật Bản để xin e-visa nhập cảnh Đài Loan. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Cục Xúc tiến Du lịch Đài Loan tại Việt Nam, khách Việt vẫn có thể xin 3 loại visa: điện tử (e-visa), phổ thông (nộp hồ sơ tại...

Khách Việt ‘rùng mình’ khi đi tàu treo ngược, taxi không người lái ở Vũ Hán

Đi tàu treo ngược có tầm nhìn 270 độ và taxi không người lái là hai trải nghiệm "như phim viễn tưởng" của anh Trường trong chuyến du lịch Vũ Hán (Trung Quốc) mới đây. "Bước vào trong chiếc taxi, nhìn buồng lái trống trơn, không có người điều khiển, tôi bắt đầu e dè. Tôi trở nên căng thẳng và thót tim hơn mỗi khi chiếc xe sắp đi tới ngã tư. Trong đầu tôi xuất hiện suy nghĩ, có...

Lý do khách Hàn thích Phú Quốc

Kiên GiangChỉ với 5 tiếng, khách Hàn có thể bay từ đông sang hè khi đến Phú Quốc tránh rét dịp cuối năm. Tờ AsiaA của Hàn Quốc nêu các lý do du khách Hàn ngày càng yêu thích và lựa chọn đến Phú Quốc của Việt Nam.Theo đó, đảo ngọc là điểm đến phù hợp cho những du khách muốn tận hưởng mùa đông ấm áp, tạm quên đi những chiếc áo khoác to sụ để mặc trang...

An Giang: Có chợ nổi Long Xuyên đậm đà hồn quê

Một buổi sáng sớm tháng 11, chúng tôi vừa xuống đò Ô Môi nằm bên sông Hậu, anh Nguyễn Văn Linh đã chào mời: “100.000 mỗi người muốn đi bao lâu cũng được”. Chiếc ghe nhỏ với máy dầu bắt đầu nổ, đưa chúng tôi băng băng về hướng mặt trời mọc. Vừa hửng sáng, khung cảnh trên sông Hậu thật nên thơ. Hàng dài những ghe chở dừa, khoai, khóm neo đậu trên khúc sông dài...

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Di sản văn hóa - báu vật do ông cha để lại Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4.000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với các di sản được UNESCO vinh danh. Trong đó có các di sản thiên...

Cùng chuyên mục

An Giang: Có chợ nổi Long Xuyên đậm đà hồn quê

Một buổi sáng sớm tháng 11, chúng tôi vừa xuống đò Ô Môi nằm bên sông Hậu, anh Nguyễn Văn Linh đã chào mời: “100.000 mỗi người muốn đi bao lâu cũng được”. Chiếc ghe nhỏ với máy dầu bắt đầu nổ, đưa chúng tôi băng băng về hướng mặt trời mọc. Vừa hửng sáng, khung cảnh trên sông Hậu thật nên thơ. Hàng dài những ghe chở dừa, khoai, khóm neo đậu trên khúc sông dài...

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Di sản văn hóa - báu vật do ông cha để lại Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4.000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với các di sản được UNESCO vinh danh. Trong đó có các di sản thiên...

Chuỗi lễ hội Giáng sinh ‘đỉnh nóc’ khắp ba miền của Vinpearl & VinWonders

Chuỗi sự kiện với chủ đề “Wake Up Festival” tại các điểm đến của Vinpearl, VinWonders trong mùa Giáng sinh 2024 hứa hẹn mở ra những “bộ sưu tập” âm thanh, ánh sáng bùng nổ, mang đến cho du khách những khoảnh khắc hạnh phúc trọn vẹn, tròn đầy. Chuỗi lễ hội “đỉnh nóc”, hấp dẫn trải dài khắp 3 miền  “Bom tấn” mùa lễ hội năm nay gọi tên 8Wonder Winter 2024 - phiên bản supershow, diễn ra vào tối...

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành

21/12/2024 12:55 (PLVN) - Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng vào tối 20/12 với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn phục vụ người dân và du khách dịp cuối năm. ...

Khách Việt ‘rùng mình’ khi đi tàu treo ngược, taxi không người lái ở Vũ Hán

Đi tàu treo ngược có tầm nhìn 270 độ và taxi không người lái là hai trải nghiệm "như phim viễn tưởng" của anh Trường trong chuyến du lịch Vũ Hán (Trung Quốc) mới đây. "Bước vào trong chiếc taxi, nhìn buồng lái trống trơn, không có người điều khiển, tôi bắt đầu e dè. Tôi trở nên căng thẳng và thót tim hơn mỗi khi chiếc xe sắp đi tới ngã tư. Trong đầu tôi xuất hiện suy nghĩ, có...

Mới nhất

Hộp bánh chưng 3 miền

Nhân dịp kỷ niệm 8 năm thành lập, thương hiệu Nương Bắc ra mắt nhà xưởng sản xuất...

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Quân đội nhân dân Việt Nam trung thành, xung kích, tin cậy

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô cùng nhìn lại lịch sử vẻ vang của Đảng, của quân và dân ta để thêm tự hào về Đảng và Bác Hồ vĩ đại, về Quân đội nhân dân Việt Nam anh...

Giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng

Giá vàng chiều nay 22/12/2024 trên thị trường thế giới kết thúc tuần giảm. Giá vàng trang sức và nhẫn trong nước của các hương hiệu được điều chỉnh đi lên. Giá vàng chiều nay 22/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch...

[Ảnh] Du khách, học sinh ấn tượng với Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

NDO - Sáng 22/12, đông đảo giáo viên và học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử thông qua các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh qua triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị...

Áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng thế nào đến TPHCM và Nam bộ?

TPO - Do ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới, vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm vùng biển TPHCM) gió Đông Bắc cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động. Thời tiết các tỉnh, thành Nam bộ hôm nay (22/12) mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn,...

Mới nhất

Hộp bánh chưng 3 miền