Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngCần cơ chế chính sách đặc thù để điện khí, điện gió...

Cần cơ chế chính sách đặc thù để điện khí, điện gió ngoài khơi không “lỡ hẹn” quy hoạch

Theo Quy hoạch điện VIII từ nay đến năm 2030, điện khí và điện gió ngoài khơi chiếm tới khoảng 50% tổng công suất nguồn điện cần bổ sung. Trong khi đó, mỗi dự án điện khí, điện gió ngoài khơi cần ít nhất 7-8 năm mới có thể hoàn thành và đi vào vận hành, do vậy cần có cơ chế chính sách riêng để đảm bảo các dự án này được thực hiện đúng tiến độ, không “lỡ hẹn” mục tiêu Quy hoạch đã đề ra.

Thách thức không hề nhỏ

Theo Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay, khoảng 80 GW).

Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW. Tổng công suất các nguồn điện gió ngoài khơi khoảng 6.000 MW và có thể tăng lên trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý). Hai nguồn này chiếm khoảng 50% tổng công suất điện cần bổ sung.

Đồng thời việc phát triển nguồn điện khí và điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam thực hiện được cam kết trung hoà carbon đến năm 2050. Các dự án điện khí là những nguồn điện chạy nền, linh hoạt, ổn định sẽ hỗ trợ cho các dự án điện gió và điện mặt trời để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Tại cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII, các chuyên gia nhận định, để bảo đảm cung ứng điện và an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 là một thách thức rất lớn, bởi vừa phải tăng rất nhanh về quy mô, vừa phải chuyển đổi mạnh về cơ cấu để tiệm cận mục tiêu trung hòa các bon và phát triển cân đối các vùng miền, cân đối giữa nguồn và truyền tải.

Đặc biệt việc phát triển nguồn điện nền của nước ta trong thời gian tới được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau 2030 theo cam kết với quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp để xem xét khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch Điện VIII và tìm giải pháp tháo gỡ
<em>Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp để xem xét khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện khí điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch Điện VIII và tìm giải pháp tháo gỡ<em>

Từ kinh nghiệm triển khai các dự án điện khí LNG cho thấy, tiến độ chuẩn bị đầu tư xây dựng, vận hành các nhà máy điện này khá dài. Thực tế, để triển khai một dự án điện khí từ khi dự án được phê duyệt quy hoạch đến khi vào vận hành cần khoảng thời gian từ 7-8 năm.

Trong đó, thời gian lựa chọn nhà đầu tư 1-2 năm; hoàn thành Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu cứu khả thi và các văn bản pháp lý cần thiết cho dự án khoảng 1-2 năm; đàm phán Hợp đồng PPA, thu xếp vốn vay khoảng 2-3 năm, thời gian của giai đoạn này là khó xác định và có độ dao động rất lớn, vì điều này phụ thuộc vào năng lực kinh nghiệm và tài chính của Nhà đầu tư và các yêu cầu cụ thể trong Hợp đồng PPA; và thời gian xây dựng khoảng 3,5 năm.

Đối với dự án điện gió ngoài khơi, thời gian thực hiện cần khoảng từ 6-8 năm kể từ lúc khảo sát. Do đó, việc triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi để đáp ứng tiến độ đưa vào vận hành trước năm 2030 là thách thức không hề nhỏ.

Cần cơ chế đảm bảo cho nhà đầu tư trong dài hạn

Theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trước năm 2030 là 30.424 MW, gồm 10 dự án sử dụng khí khai thác trong nước với tổng công suất 7.900 MW và 13 dự án sử dụng LNG với tổng công suất 22.824 MW.

Đối với các dự án điện khí LNG, còn 3 vướng mắc cần được tháo gỡ mà chưa được pháp luật hiện hành quy định rõ ràng, bao gồm: Bao tiêu sản lượng khí tối thiểu; Cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện; Cơ chế mua khí phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Ông Nguyễn Duy Giang – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power) cho biết, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương, đã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc để các dự án điện khí LNG có thể hoàn thành đúng tiến độ.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực tế vẫn còn những vướng mắc.

“Điều đòi hỏi lớn nhất của các nhà cho vay, các nhà tài trợ là phải có Qc (sản lượng điện hợp đồng) dài hạn cho dự án. Đấy là điều quan trọng nhất để đảm bảo dòng tiền trả nợ”, ông Nguyễn Duy Giang chia sẻ.

Chuyên gia chỉ ra 3 vướng mắc trong thực hiện các dự án điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII
<em>Chuyên gia chỉ ra 3 vướng mắc trong thực hiện các dự án điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII<em>

Ngoài ra, ông Giang cũng cho rằng, giá khí đầu vào cho các dự án hiện đang neo theo giá thế giới, do đó cần có một cơ chế cho việc chuyển giá khí vào trong giá điện.

“Nếu các vấn đề không được tháo gỡ dứt điểm, nếu không có những cơ chế về quy trình dài hạn và chuyển giao khí thì rõ ràng là dự án có thể bị các nhà cho vay từ chối bất kỳ lúc nào, gây tổn thất cho không chỉ chủ đầu tư mà tổn thất cho cả hệ thống điện quốc gia và có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện Quy hoạch điện VIII”, lãnh đạo PV Power nhận định.

Đi song song với việc phát triển của các dự án nhà máy điện khí, trong thời gian tới, Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) sẽ tập trung vào đầu tư xây dựng các kho cảng để chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp với định hướng phát triển của Quy hoạch điện VIII.

Ông Phạm Văn Phong – Tổng giám đốc PV GAS thông tin, trước mắt, PV GAS sẽ hoàn thành nâng công suất của kho LNG Thị Vải từ 1 triệu tấn lên 3 triệu tấn để đảm bảo có thể cung cấp khí cho toàn khu vực Đông Nam Bộ.

Dự án thứ hai PV GAS đang chuẩn bị các thủ tục để triển khai đầu tư là dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ. Dự án thứ ba mà PV GAS đang mong muốn thực hiện và trong quá trình làm việc với các chủ đầu tư, các địa phương là dự án kho cảng  tập trung tại miền Trung. Dự án thứ tư là dự án kho cảng tập trung tại khu vực phía Bắc. Tổng mức đầu tư cho 4 dự án này ước khoảng 4 tỷ USD, thời gian thu hồi vốn lên đến khoảng 20 năm.

Do đó, cần có cơ chế về việc mua bán khí LNG cho các nhà máy điện, luật hóa việc xác định chi phí dự trữ, phân phối và vận chuyển khí đến nơi tiêu thụ và cam kết khối lượng tiêu thụ khí tối thiểu để đảm bảo thu hồi vốn cho nhà đầu tư.

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc cũng cho rằng, các dự án điện khí có nhiều điểm khác biệt so với những nguồn điện khác, đặc biệt là vấn đề giá thành và đầu vào. Vậy nên, nếu trong khuôn khổ pháp lý của thị trường điện hiện nay thì rất khó để điện khí có thể tham gia một cách “sòng phẳng”.

“Tôi nghĩ rằng cần phải có cơ chế đặc biệt đối với các nguồn điện này. Điều này đòi hỏi quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng các cơ chế đặc thù cho các nguồn điện đặc thù để có thể tham gia hòa lưới và phát điện”, ông Hồi phân tích, cho rằng đồng thời phải có cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách linh hoạt, theo đúng tín hiệu của thị trường mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của các nguồn điện.

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc
<em>PGSTS Bùi Xuân Hồi Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc<em>

Kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết riêng cho điện khí và điện gió ngoài khơi

Trong khi đó, gió ngoài khơi được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo duy nhất có khả năng chạy phụ tải nền cho hệ thống. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài 3.260 km với 28 tỉnh, thành phố ven biển, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất khoảng 512 GW.

Báo cáo Lộ trình Điện gió Ngoài khơi cho Việt Nam do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2021 đưa ra một kịch bản cao 70 GW vào năm 2050, với tầm nhìn 1 quốc gia thành công trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi và cho rằng: Việt Nam có thể đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản). Suất đầu tư cho 1 MW điện gió ngoài khơi đã giảm mạnh từ năm 2012 với 255 USD/MWh đến hiện nay vào khoảng 80 USD/MWh và sau 2030 sẽ vào khoảng 58 USD/MWh.

Tổ chức Năng lượng Thế giới từng nhận định rằng, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 trung tâm điện gió biển khu vực Đông Nam Á của thế giới cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ.

Theo Quy hoạch điện VIII, công suất điện gió ngoài khơi đến năm 2030 đạt 6.000 MW, định hướng đến năm 2050 đạt từ 70.000 MW đến 91.000 MW.

Nguồn điện gió ngoài khơi được quy hoạch phát triển với quy mô lớn do có tiềm năng kỹ thuật tương đối tốt trên phạm vi các vùng lãnh hải của cả nước, và đặc tính kỹ thuật vượt trội so với các nguồn điện mặt trời và điện gió trên bờ, tuy nhiên loại hình nguồn điện này chưa có kinh nghiệm phát triển ở Việt Nam.

Việc hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VIII đối với điện gió ngoài khơi cũng là thách thức rất lớn
<em>Việc hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VIII đối với điện gió ngoài khơi cũng là thách thức rất lớn<em>

Đặc biệt, điện gió ngoài khơi có suất đầu tư rất lớn, khoảng 2 – 3 triệu USD/1 MW và thời gian thực hiện khoảng từ 6 – 8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát. Do tính chất đặc thù về kỹ thuật và công nghệ, quy mô đầu tư lớn, quy trình và thủ tục đầu tư phức tạp, việc hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VIII đối với điện gió ngoài khơi cũng là thách thức rất lớn.

Đối với các dự án điện gió ngoài khơi, chuyên gia chỉ ra 4 vướng mắc còn tồn tại liên quan đến: Cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi; Đến nay, Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch điện lực; Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Muốn giải quyết được những vấn đề này, cần sớm báo cáo Chính phủ để kiến nghị với Quốc hội có Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho việc triển khai các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi, đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII. Riêng dự án Điện gió ngoài khơi cần đưa vào danh mục dự án quan trọng quốc gia cần được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

Tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu EVN, PVN, PV GAS, PV Power khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật và căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, khó khăn, vướng mắc của các dự án, cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nước có thế mạnh về phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi để có đề xuất, báo cáo cụ thể với Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, trước ngày 20/12/2023.

Bộ trưởng cũng giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị (Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế), trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII trước ngày 30/12/2023.

TCCT

Cùng chủ đề

‘Thiếu điện do có dự án giao cả chục năm không làm, lần này không làm phải thu hồi’

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói thiếu điện do có những dự án giao cả chục năm không làm, lần này không làm phải bị thu hồi. Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết dự luật lần này cũng bổ sung quy định về...

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính. Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu rõ một loạt vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính mà doanh nghiệp thủy sản đang...

Sửa Luật Điện lực để huy động 70-80 tỷ USD tiền đầu tư

Việc sửa Luật Điện lực nhằm tạo điều kiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để đảm bảo an ninh năng lượng, dự kiến đối với nguồn điện cần khoảng 70-80 tỷ USD. Ủy ban băn khoăn, Bộ vẫn muốn thông qua trong 1 kỳ họp Bộ Công Thương vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo...

Thái Bình ‘hút’ đầu tư FDI lĩnh vực năng lượng sạch

Theo tin từ UBND tỉnh Thái Bình, sáng 28/10, Tổng Công ty Điện lực Hàn Quốc KDN và Tập đoàn Hoban của Hàn Quốc đã có buổi xúc tiến đầu tư trực tiếp với lãnh đạo tỉnh.Tập đoàn Hoban (thành lập năm 1989) là một trong những tập đoàn đa ngành lớn của Hàn Quốc, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng tại Hàn Quốc. Tập đoàn hiện đứng top 30 trong bảng xếp hạng...

Doanh nghiệp ngoại muốn đổ tỷ USD vào điện gió ngoài khơi Việt, cơ hội nào?

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không ngừng quan tâm đến điện gió ngoài khơi của Việt Nam và đang xúc tiến tìm cơ hội tham gia vào lĩnh vực này. Mong muốn triển khai dự án 4,6 tỷ USD ở Bình Định Cách đây ít hôm, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với ông Per Hornung Pedersen, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tập đoàn Novaland (NVL) xúc tiến bán loạt tài sản, dự thu về hơn 1 tỷ USD

Tập đoàn Novaland (mã cổ phiếu NVL) cho biết đang đẩy nhanh việc thanh lý loạt tài sản với tổng giá bán dự kiến hơn 25.400 tỷ đồng. Trong đó, đã có 7 tài sản được ký hợp đồng nguyên tắc bán với tổng trị giá trên 12.300 tỷ đồng. Tập đoàn Novaland cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, hoàn thành kế hoạch bán hàng đối với dự...

Techcombank – Ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam tiếp tục thăng hạng toàn cầu

Với vị thế là ngân hàng tư nhân duy nhất trong Top 5 thương hiệu ngân hàng Việt giá trị nhất, Techcombank hiện là thương hiệu đứng thứ 7 trong Top 100, bên cạnh các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT,… Sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index-BSI) của Techcombank tăng lên 82,6 trên 100, đồng thời duy trì xếp hạng AAA-. Ngày 11/10/2024 tại Hà Nội, Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới...

Ngân hàng Sacombank là ngân hàng duy nhất được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc tại ABA 2024

Đây là giải thưởng uy tín cấp khu vực ASEAN được tổ chức hàng năm kể từ năm 2007 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc và có đóng góp cho sự phát triển của khu vực. Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh...

TKV: Hành trình 30 năm để trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn mạnh

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, TKV đã trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn mạnh, là một trong 3 trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Đất nước. Sáng 9/10, tại trụ sở TKV (Số 3, Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30...

Đoàn công tác Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thăm và làm việc tại nhà máy VinFast (Tập đoàn Vingroup)

Ngày 8/10/2024, Đoàn công tác Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành đã đến thăm và làm việc nhà máy VinFast (Tập đoàn Vingroup) tại Hải Phòng. Cùng đi có ông Nguyễn Tuấn Minh, Thành viên HĐTV; ông Nguyễn Văn Luyện, Kiểm soát viên; ông Nguyễn Huy Thông, Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất; đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn và Lãnh đạo một...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán rẻ khoảng 20.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, bị cáo này đã khai báo ý định bán một số tài sản bất động sản để khắc phục hậu quả, trong đó có dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TPHCM.Bà Lan đánh giá dự án có vị trí đắc địa, đã bồi thường hơn 20 năm nay. Dự án nằm gần Khu dân cư Trung Sơn, Khu dân cư Him Lam, trên...

Giải thưởng “Nhà môi giới bất động sản Việt Nam” góp phần thúc đẩy thị trường phát triển

(Dân trí) - Batdongsan.com.vn vừa công bố Giải thưởng "Nhà môi giới bất động sản Việt Nam" - VREAA với kỳ vọng góp phần thúc đẩy sự minh bạch của thị trường và tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực trong ngành. Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vữngTừ ngày 1/8, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực, siết chặt hơn các yêu cầu đối với...

Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới tỉnh

UBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới của tỉnhUBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. ...

Truyền thông quốc tế đưa tin Đà Lạt bước vào đường đua bất động sản ESG thế giới

(Dân trí) - Bên hồ Xuân Hương (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), The One Destination, Tập đoàn Terne Holdings Singapore, quỹ đầu tư BTS Bernina hợp tác xây dựng tổ hợp bất động sản ESG tiên phong tại Việt Nam, mục tiêu đưa Đà Lạt thành điểm đến mới của thế giới. "Cuộc cách mạng" cho bất động sản tại Việt NamThe One Destination là chủ đầu tư dự án Haus Da Lat với quy mô 5ha, nằm bên...

Bắc Ninh xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị 45.000 tỷ đồng của Tập đoàn VinGroup

(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản tới Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1). ...

Cùng chuyên mục

Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026

Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bao gồm bổ sung thêm một đường băng và nới thời gian giai đoạn 1 sang cuối năm 2026. Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026 Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Chính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài...

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào "có biển, có cảng riêng", tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập. Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lậpBên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao. Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ...

Mới nhất

Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao

Trong mỗi giải đấu thể thao, dù là phong trào hay chuyên nghiệp đội ngũ y tế luôn luôn có để hỗ trợ các vận động viên không may dính chấn thương khi thi đấu. Vậy làm thế nào để phát huy hết năng lực của đội ngũ y tế? ...

Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024

Chiều 13/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, đã diễn ra Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt...

Triệu chứng ra sao, làm cách nào để mau khỏi?

Viêm da quanh miệng thường gây nên mụn đỏ, khiến người bệnh bị ngứa rát ở xung quanh vùng miệng. Phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm để thăm khám bác sĩ chuyên...

Mới nhất