Trang chủDi sản7 sự thật thú vị về thánh địa Mỹ Sơn không phải...

7 sự thật thú vị về thánh địa Mỹ Sơn không phải ai cũng biết

Tồn tại hơn 1.000 năm với sự tàn phá của chiến tranh và sự bào mòn của thời gian, thế nhưng, các ngôi đền vẫn còn tồn tại sự độc đáo của riêng mình, khiến khu di tích trở nên huyền bí và thiêng liêng với những điều thú vị không phải ai cũng biết.
7 sự thật thú vị về thánh địa Mỹ Sơn không phải ai cũng biết

Người phát hiện ra Thánh địa Mỹ Sơn

Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 – 1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.

Thánh địa Mỹ Sơn
Di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp vào năm 1885

Bằng chứng duy nhất về một nền văn minh châu Á đã biến mất

Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức ở Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các Di sản Văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn 2 như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn 3 như là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh châu Á đã biến mất.

Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là bằng chứng duy nhất về một nền văn minh châu Á bị biến mất

Nơi làm Lễ thánh tẩy của các vị vua Chămpa

Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ.

Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.

Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa

Nơi duy nhất được tu bổ liên tục gần 7 thế kỷ

Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.

Thánh địa Mỹ Sơn
Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13.

Vị thần được tôn thờ là BHADRÉSVARA

Các đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Thánh địa Mỹ Sơn
Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati

Lối kiến trúc độc đáo

Khu thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể những đền tháp có hình tứ giác. Nghệ thuật kiến trúc mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ bao gồm nhiều cụm tháp, mỗi cụm đều có một tháp chính ở giữa và nhiều tháp phụ thấp hơn nằm xung quanh, cổng tháp quay về hướng mặt trời – hướng Đông. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp có điêu khắc, trang trí với nhiều hoa văn đẹp mắt khắc nhau như họa tiết hoa lá, động vật, hình tượng Kala – Makara, hoạt cảnh vũ nữ Apsara, nhạc công… tất cả đều rất sinh động và uyển chuyển.

Thánh địa Mỹ Sơn
Khu thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể những đền tháp có lỗi kiến trúc độc đáo

Các cụm tháp ở Mỹ Sơn bị xoay theo kim đồng hồ

Theo nghiên cứu cho thấy, dường như có 1 quy tắc bắt buộc khi xây dựng các đền tháp Chămpa là dù ở bất cứ vị trí nào, trên đỉnh đồi hay vùng đất bằng thì cửa chính của ngôi đền tháp đều phải quay về hướng chính đông để đón ánh mặt trời buổi sáng. Vì ánh mặt trời là biểu tượng của sinh lực, của nguồn gốc sự sống mà thần Siva mang lại. Thế nhưng, trong thánh địa Mỹ Sơn hiện nay có đến 5 cụm tháp có cửa chính bị lệch về hướng đông nam là: cụm H; cụm E, F; cụm G; cụm A, A’ và cụm B, C, D.

Thánh địa mỹ sơn
Sơ đồ kiến trúc của Thánh địa Mỹ Sơn

Chính xác mà nói thì các khu đất mà các cụm đền tháp đã xây dựng trên đó bị xoay. Điều này không có gì khó hiểu theo nguyên lý Kiến tạo Trượt (Wrench Tectonic), một phương pháp Địa chất học của hệ phương pháp nghiên cứu Biến vị Nội mảng (Intraplate Deformation). Theo nguyên lý này, khối thạch quyển nằm kẹp giữa hai đứt gãy trượt trái (Sinistral) bao giờ cũng bị vỡ thành các khối nhỏ; các khối nhỏ này luôn bị xoay theo chiều kim đồng hồ do ngẫu lực mà 2 đứt gãy trượt trái tạo ra.

Thánh địa Mỹ Sơn
Các đền tháp Chămpa là dù ở bất cứ vị trí nào, trên đỉnh đồi hay vùng đất bằng thì cửa chính của ngôi đền tháp đều phải quay về hướng chính đông để đón ánh mặt trời buổi sáng

Thật ngẫu nhiên và thú vị khi kết quả nghiên cứu địa động lực hiện đại cho thấy, vùng đất nằm giữa sông Thu Bồn và thị trấn Quế Sơn, Quảng Nam (trong đó có Mỹ Sơn) là một vùng núi khối tảng do 6 hệ đứt gãy trượt trái tạo ra. Những đứt gãy này dài 50-70km, hướng Đông Bắc – Tây Nam, kéo dài từ đồng bằng ven biển Quảng Nam tới thượng nguồn sông Dak Mi dọc quốc lộ 14. Hai trong số các đứt gãy này có vai trò quan trọng tạo ra sự xoay của các khối thạch quyển bị vỡ vụn ở Mỹ Sơn, đó là đứt gãy Khe Vĩnh Trinh cắt qua phía Tây Bắc và đứt gãy Trà Kiệu, cắt qua phía Đông Nam Mỹ Sơn. Sự xoay theo chiều kim đồng hồ khiến cửa chính của tất cả các đền tháp ở Mỹ Sơn chuyển về phía Đông Nam, làm cho ánh mặt trời buổi sáng không thể chiếu thẳng vào trong tháp.

Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/7-su-that-thu-vi-ve-thanh-dia-my-son-khong-phai-ai-cung-biet-73963.htm

Cùng chủ đề

Hà Nội: Khuyến khích chuyển đổi số trong kinh doanh sản phẩm OCOP

Ngày 28/3, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Hoài Đức, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024”, thu hút khoảng 1.000 thanh niên, gia đình chính sách và người dân tham gia. Chương trình được tổ chức nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với đối tượng chủ yếu hướng tới là đoàn viên thanh niên và nhân dân...

Thấy Champa, Đại Việt, Ấn Độ, Khmer trong lòng một phế tích

Hai đợt khai quật phế tích tháp Đại Hữu (thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) cho thấy, kiến trúc Champa giữa thế kỷ XIII này là sản phẩm kết tinh nhiều nền văn hóa. Kích thước hoành tráng, hiện vật đa dạng Đại Hữu được biết lần đầu qua công trình “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại An Nam” của Henri Parmentier, xuất bản năm 1909. Mô tả từ nhà nghiên cứu Pháp...

Vùng đất này ở Quảng Nam có các tháp cổ Champa huyền bí, ẩn hiện trong lớp lớp tán rừng xanh

Đường về Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) một ngày đầu hạ đẹp như tranh vẽ. Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn được ví như "kho báu cổ hoành tráng" vô cùng hiếm của người Champa còn sót lại trên đất nước ta.   Cung đường dốc ngoằn ngoằn ngoèo khúc khuỷu vươn mùa lúa rẫy chín vàng, xa xa đàn bò thong dong gặm cỏ, thi thoảng lại bắt gặp những nụ cười hiền lành,...

Sản phẩm OCOP khó tiếp cận hệ thống phân phối

Mặc dù đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) khẳng định chất lượng tại thị trường trong nước và quốc tế nhưng thực tế dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là cơ sở quy mô nhỏ lẻ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận kênh phân phối khiến sức cạnh tranh giảm sút. Đây là...

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Vàng SJC và nhẫn tăng dựng đứng, cán mốc 87 triệu

Giá vàng hôm nay 16/1/2025 tăng dựng đứng trên thị trường quốc tế, lên sát 2.700 USD/ounce, kéo giá vàng trong nước tăng mạnh. Vàng miếng SJC tăng gần 1 triệu mỗi lượng (bán ra) lên 87 triệu đồng, nhẫn trơn đắt thêm 400.000 đồng. Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay được các thương hiệu điều chỉnh tăng theo giá vàng thế giới. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay nâng giá mua vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

7 sự thật thú vị về thánh địa Mỹ Sơn không phải ai cũng biết

Tồn tại hơn 1.000 năm với sự tàn phá của chiến tranh và sự bào mòn của thời gian, thế nhưng, các ngôi đền vẫn còn tồn tại sự độc đáo của riêng mình, khiến khu di tích trở nên huyền bí và thiêng liêng với những điều thú vị không phải ai cũng biết. Người phát hiện ra Thánh địa Mỹ Sơn Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 - 1899, hai...

Hà Nội đột phá kích cầu tiêu dùng với tháng khuyến mại năm 2024

Tháng khuyến mại Hà Nội 2024, với ưu đãi lên đến 100%, hứa hẹn kích cầu mạnh mẽ, thúc đẩy mua sắm dịp cuối năm và tạo cú hích cho kinh tế Thủ đô. Với mức ưu đãi lên đến 100%, tháng khuyến mại Hà Nội 2024 hứa hẹn sẽ trở thành cú hích quan trọng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Đây là thông tin được bà...

34 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Hơn 10.300 tác phẩm ảnh và video tham dự. 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024" Tối 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm Phát biểu khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng...

Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Hội đồng Giám khảo và Ban Tổ chức đã chọn ra được 60 video và 150 bức ảnh xuất sắc nhất để trưng bày tại triển lãm, trong đó 34 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải. Đại diện Ban tổ chức thông tin , vào lúc 20h00 ngày 11/12/2024 tới, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển...

Tập đoàn Novaland (NVL) xúc tiến bán loạt tài sản, dự thu về hơn 1 tỷ USD

Tập đoàn Novaland (mã cổ phiếu NVL) cho biết đang đẩy nhanh việc thanh lý loạt tài sản với tổng giá bán dự kiến hơn 25.400 tỷ đồng. Trong đó, đã có 7 tài sản được ký hợp đồng nguyên tắc bán với tổng trị giá trên 12.300 tỷ đồng. Tập đoàn Novaland cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, hoàn thành kế hoạch bán hàng đối với dự...

Bài đọc nhiều

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

CNN bình chọn Thành nhà Hồ dẫn đầu 21 di sản thế giới đẹp nhất

Cuối tháng 8 vừa qua, thành cổ nhà Hồ đã vượt qua hơn 1000 di sản thế giới khác đã được UNESCO công nhận để lọt vào top những địa điểm đẹp nhất do CNN bình chọn. Thành nhà Hồ   Cuối tháng 8 vừa qua, trang CNN uy tín của Mỹ đã công bố danh sách 21 Di sản thế giới đẹp nhất. Trong số hơn 1000 di sản đang được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chiếm...

Cùng chuyên mục

Thấy Champa, Đại Việt, Ấn Độ, Khmer trong lòng một phế tích

Hai đợt khai quật phế tích tháp Đại Hữu (thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) cho thấy, kiến trúc Champa giữa thế kỷ XIII này là sản phẩm kết tinh nhiều nền văn hóa. Kích thước hoành tráng, hiện vật đa dạng Đại Hữu được biết lần đầu qua công trình “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại An Nam” của Henri Parmentier, xuất bản năm 1909. Mô tả từ nhà nghiên cứu Pháp...

Vùng đất này ở Quảng Nam có các tháp cổ Champa huyền bí, ẩn hiện trong lớp lớp tán rừng xanh

Đường về Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) một ngày đầu hạ đẹp như tranh vẽ. Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn được ví như "kho báu cổ hoành tráng" vô cùng hiếm của người Champa còn sót lại trên đất nước ta.   Cung đường dốc ngoằn ngoằn ngoèo khúc khuỷu vươn mùa lúa rẫy chín vàng, xa xa đàn bò thong dong gặm cỏ, thi thoảng lại bắt gặp những nụ cười hiền lành,...

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Kết quả khai quật hào thành phía Đông và Tây công trình kiến trúc bằng đá “độc nhất vô nhị”

Sáng ngày 9/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật hào thành phía Đông và Tây Thành nhà Hồ. Năm 2019 Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tiếp tục khai quật di tích hào thành phía Đông và Tây, với tổng diện tích hơn 7.000m2.   Trong đó, hố khai quật...

Lần đầu tiên phát lộ cấu trúc hào thành thành nhà Hồ

Ngày 9/1, các nhà khoa học, cơ quan quản lý đã tổ chức công bố kết quả bước đầu khai quật Hào thành phía Đông và phía Tây thành nhà Hồ. Tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị lớn về lịch sử, đồng thời xác định cơ sở khoa học về quy mô, kiến trúc hào thành. Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, được xây dựng...

Mới nhất

Văn Chấn: 2 sản phẩm từ hạt macca được công nhận OCOP 3 sao

2 sản phẩm Hạt dinh dưỡng macca Hạnh Phúc và Nhân dinh dưỡng macca Hạnh Phúc của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tân Thịnh, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn vừa được UBND huyện công nhận và cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Các sản phẩm Hạt dinh dưỡng Macca Hạnh Phúc và Nhân dinh...

Kết quả khai quật hào thành phía Đông và Tây công trình kiến trúc bằng đá “độc nhất vô nhị”

Sáng ngày 9/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật hào thành phía Đông và Tây Thành nhà Hồ. Năm 2019 Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tiếp tục...

Diễn biến nóng liên quan dự án ngàn tỉ đầy “tai tiếng” ở Đắk Lắk

(NLĐO) – Dự án đường ngàn tỉ đầy "tai tiếng" ở Đắk Lắk tiếp tục được Bộ GTVT gia hạn lần 2 theo đề xuất của chủ...

THACO tích cực đồng hành cùng các sự kiện thể thao trên cả nước

Thời gian qua, THACO ghi dấu ấn...

Mới nhất