Trang chủNewsThế giớiCận cảnh “lỗ hổng” ngân sách Ukraine, chờ viện trợ quốc tế...

Cận cảnh “lỗ hổng” ngân sách Ukraine, chờ viện trợ quốc tế để lấp đầy


Chuẩn bị bước vào năm thứ 3 xung đột quân sự trực tiếp với Nga, Ukraine đang đối mặt với “lỗ hổng” ngân sách khổng lồ. Hơn bao giờ hết, quốc gia Đông Âu đang rất cần tiền.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Kiev sẽ chăm chú theo dõi Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vào đầu tháng tới, với hy vọng sẽ nhận được đảm bảo về gói viện trợ 50 tỷ Euro (54 tỷ USD) cho 4 năm, từ 2024 đến 2027.

Sau gần 3 năm giao tranh, một trong những bất ổn chiến lược lớn nhất của Ukraine là xoay quanh việc liệu viện trợ quốc tế có đến và đến kịp để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế “rất, rất đau thương” hay không.

Ngân sách năm 2024 của Ukraine phân bổ gần 40 tỷ USD – gần một nửa tổng chi phí – cho quốc phòng, gần như hoàn toàn được chi trả bằng thuế. Theo đó, hơn 40 tỷ USD còn lại được dùng để đảm bảo sự hoạt động của bộ máy nhà nước, từ an sinh xã hội đến hệ thống chăm sóc sức khỏe.

“Đừng phóng đại sự phụ thuộc của ngân sách Ukraine vào hỗ trợ bên ngoài”, các chuyên gia từ Trung tâm Tài chính Công và Quản trị tại Trường Kinh tế Kyiv (KSE) cho biết trong một phàn hồi đối với các câu hỏi từ trang Politico EU.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ukraine sẽ cần ít nhất 37 tỷ USD hỗ trợ bên ngoài trong năm nay, phần lớn trong số đó sẽ đến từ EU và Mỹ. Nhưng cả 2 nhà tài trợ này đều chưa đưa ra quyết định cuối cùng về số tiền viện trợ cũng như các điều kiện.

Các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ gặp nhau vào ngày 1/2 tới để giải quyết vấn đề hỗ trợ cho Ukraine, với hy vọng vượt qua – hoặc phá vỡ – sự phản đối của Hungary.

Thế giới - Cận cảnh “lỗ hổng” ngân sách Ukraine, chờ viện trợ quốc tế để lấp đầy

Công nhân dọn dẹp các mảnh vỡ tại địa điểm bị hư hại bởi một cuộc tấn công tên lửa, trung tâm Kharkiv, tháng 1/2024. Ảnh: Al Jazeera

Trong một cuộc phỏng vấn với Politico EU hồi tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko đã kêu gọi các đồng minh châu Âu “mở khóa” gói hỗ trợ quan trọng này, cảnh báo rằng sự sụp đổ kinh tế của đất nước ông sẽ “rất, rất đau thương không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với toàn bộ châu Âu”.

Ukraine sẽ có thể tồn tại sau một số sự chậm trễ trong hỗ trợ của phương Tây bằng cách tăng thuế, bán trái phiếu chính phủ hoặc nhận được hỗ trợ từng phần từ các đối tác quốc tế khác, các chuyên gia từ KSE cho biết, nhưng cảnh báo rằng những giải pháp đó sẽ chỉ là tạm thời. 

Về lâu dài “không có giải pháp thay thế tương đương nào ngoài hỗ trợ tài chính bên ngoài để thực hiện mọi nghĩa vụ ngân sách ở Ukraine”, các chuyên gia cho biết. “Nếu đất nước vẫn tồn tại sau một số sự chậm trễ trong hỗ trợ của phương Tây, mặc dù gây ra những hậu quả tiêu cực về kinh tế, thì việc ngừng hỗ trợ hoàn toàn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân sách”.

Vậy tình hình tài chính đối với Ukraine đang tệ đến mức nào? Politico EU đã phân tích những con số về ngân sách nhà nước của Kiev để có cái nhìn cận cảnh hơn.

Chi phí chiến sự đắt đỏ

Cụ thể, theo ngân sách sửa đổi chính thức, chi cho Bộ Quốc phòng Ukraine là hạng mục chi tiêu chính vào năm 2023. Riêng số tiền dành cho hạng mục này đã vượt quá toàn bộ chi phí cho năm 2019.

Khi bắt đầu cuộc chiến với Nga vào đầu năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tăng lương đáng kể cho binh lính ngoài mức lương cơ bản của họ, điều này khiến ngân sách chính phủ ngày càng căng thẳng. Bất chấp việc sửa đổi cơ cấu tiền lương vào tháng 3 năm ngoái, trong đó hạn chế tiền thưởng cho binh lính chiến đấu ở tiền tuyến, lương quân nhân vẫn chiếm gần 1/3 tổng chi tiêu hiện tại của chính phủ vào năm 2023.

Thế giới - Cận cảnh “lỗ hổng” ngân sách Ukraine, chờ viện trợ quốc tế để lấp đầy (Hình 2).

Một tấm biển trống vốn để hiển thị tỉ giá chuyển đổi tại điểm đổi tiền ở một cửa hàng tạp hóa ở Kiev, Ukraine, ngày 19/12/2023. Ảnh: Bloomberg

Ngân sách ban đầu được phân bổ cho Bộ Quốc phòng Ukraine vào năm 2023 lên tới 39,4 tỷ USD. Sau đó nó được sửa đổi thành 56,3 tỷ USD để bù đắp chi phí ngày càng tăng của cuộc xung đột.

Trong ngân sách năm 2024, khoảng 28,6 tỷ USD đã được dành cho Bộ Quốc phòng Ukraine – con số này tương đương với số tiền chi trong 7 tháng đầu năm ngoái. Theo KSE, nếu cuộc chiến tiếp diễn đến cuối năm 2024, rất có thể ngân sách sẽ phải xem xét lại.

Hiện tại số tiền được phân bổ cho Bộ quốc phòng Ukraine chiếm phần lớn trong ngân sách chi tiêu quốc phòng của Ukraine cho năm 2024.

Việc vay nợ đã giữ cho ngân sách nhà nước ổn định kể từ khi bắt đầu chiến sự, khiến nợ chính phủ tăng lên đáng kể. Theo IMF, nợ của Ukraine sẽ trở nên không bền vững nếu không tái cơ cấu và cải cách tài chính.

Nguồn tài trợ chính

Cho đến năm 2022, Ukraine chủ yếu tài trợ cho chi tiêu của mình thông qua vay trong nước – bán trái phiếu do chính phủ phát hành cho các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức. Các khoản vay từ các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế khác như IMF đã trở nên phổ biến vào năm ngoái và có thể sẽ tiếp tục như vậy vào năm 2024.

Vào tháng 7/2022, Chính phủ Ukraine đã đàm phán về việc tạm dừng nghĩa vụ thanh toán với các chủ nợ bên ngoài, dự kiến kéo dài đến năm 2027. Vì lý do này, khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế của quốc gia đã bị đình chỉ, khiến quốc gia này chỉ phụ thuộc vào các thỏa thuận từng phần với các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Kể từ khi bắt đầu xung đột, EU là nguồn tài trợ bên ngoài chính cho ngân sách nhà nước Ukraine, cung cấp 27,5 tỷ USD cho các khoản vay và trợ cấp, tương đương 37% tổng kinh phí.

Bất chấp nỗ lực huy động nội lực, Ukraine vẫn sẽ phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài trong những năm tới. Ước tính của IMF từ tháng 11/2023 cho thấy thâm hụt nguồn tài trợ bên ngoài của quốc gia này sẽ lên tới ít nhất 85,2 tỷ USD trong giai đoạn 2024-2027. Sự thiếu hụt có thể gia tăng theo một “kịch bản bất lợi”, trong bối cảnh một cuộc xung đột kéo dài và căng thẳng hơn.

Thực ra, IMF đã là một trong những chủ nợ quốc tế chính của Ukraine ngay cả trước khi giao tranh với Nga. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, IMF đã tăng cường sự hỗ trợ của mình nhiều hơn thông qua Cơ chế Quỹ mở rộng (EFF).

IMF sẽ giải ngân theo từng đợt cho đến năm 2027 sau các đợt xem xét thường xuyên. Song song đó, Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ đáng kể, lên tới hơn 30 tỷ USD.

Mong chờ tín hiệu tích cực

Trong bối cảnh chiến sự chưa thấy hồi kết và số phận bất định của viện trợ quốc tế, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã đưa ra những nhận định tích cực sau cuộc gặp với người đồng cấp Slovakia Robert Fico tại thành phố Uzhhorod ở miền Tây Ukraine.

Ông Shmyhal tuyên bố rằng tất cả 27 quốc gia thành viên EU đã đồng ý sơ bộ ủng hộ chương trình hỗ trợ 4 năm trị giá 50 tỷ Euro của khối này cho Ukraine, được gọi là Cơ sở Ukraine, trang Euromaidan dẫn thông tin từ trang web chính thức của chính phủ Ukraine cho biết hôm 26/1.

Thủ tướng Ukraine hy vọng EU có thể cung cấp hỗ trợ tài chính vào năm 2024 ở mức gần bằng năm 2023, bù đắp thâm hụt ngân sách Ukraine. Chương trình tài trợ sẽ cho phép Chính phủ ở Kiev nhận được 12,5 tỷ Euro mỗi năm trong giai đoạn 2024-2027, hỗ trợ ổn định tài chính vĩ mô và góp phần phục hồi và hiện đại hóa Ukraine trong quá trình hội nhập châu Âu.

Thế giới - Cận cảnh “lỗ hổng” ngân sách Ukraine, chờ viện trợ quốc tế để lấp đầy (Hình 3).

Thủ tướng Slovakia Robert Fico và Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tại Uzhhorod, miền Tây Ukraine, ngày 24/1/2024. Ảnh: Kyiv Independent

Thủ tướng Ukraine cũng tuyên bố rằng Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định gói hỗ trợ 11,8 tỷ USD cho Ukraine trong năm nay, với niềm lạc quan về sự “bật đèn xanh” của Quốc hội Mỹ.

Đáng chú ý, Hungary vẫn chưa công khai từ bỏ ý định phủ quyết đối với gói viện trợ 50 tỷ Euro cho Ukraine. Tuy nhiên, Bloomberg đưa tin, Hungary có thể ngừng phản đối việc thành lập quỹ viện trợ quốc phòng hàng năm trị giá 5 tỷ Euro cho Kiev. Theo Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen, Budapest đã đưa ra một “tín hiệu tích cực” cho thấy rằng họ sẽ không phản đối khoản tài trợ cho Ukraine nữa.

Politico EU cũng cho biết các nhà lãnh đạo EU sẵn sàng tước quyền bỏ phiếu của Hungary trong Hội đồng châu Âu nếu Budapest tiếp tục chặn viện trợ cho Ukraine tại Hội nghị Thượng đỉnh vào ngày 1/2 tới.

Trong khi đó, Slovakia mới đây đã thay đổi lập trường của mình với Ukraine và cam kết không cùng Hungary ngăn chặn chương trình viện trợ.

Minh Đức (Theo Politico EU, Euromaidan)





Nguồn

Cùng chủ đề

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, kinh tế châu Á sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi căng thẳng thương mại và tăng trưởng chậm của Trung Quốc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, rủi ro đối với kinh tế châu Á đã gia tăng do căng thẳng thương mại leo thang, khó khăn trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và khả năng xảy ra thêm biến động trên thị...

Hoa Kỳ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF mới đây cho biết, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu trong phần còn lại của năm nay và năm 2025, với chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ dù đã trải qua giai đoạn lạm phát cao và lãi suất tăng nhằm kiểm soát lạm phát. Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới...

IMF điều chỉnh cơ chế cho vay, nhiều quốc gia ‘thở phào’ khi tiết kiệm được hàng tỷ USD

Các cải cách về cơ chế cho vay của Tổ chức Tiền tệ thế giới (IMF) công bố ngày 11/10 đưa 8 quốc gia mắc nợ thoát khỏi yêu cầu phải trả phụ phí khi vay từ IMF.

Nga sẵn sàng tham vấn sau gần 3 năm gián đoạn, nhưng IMF quyết định hoãn vô thời hạn

Cuộc tham vấn giữa Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Nga đã phải hoãn lại do thiếu sự chuẩn bị về mặt kỹ thuật.

IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng của Ukraine

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 28/6 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Ukraine trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chứng kiến sự tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng năng lượng của quốc gia Đông Âu kéo theo những ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế. Cùng ngày, Ban điều hành IMF cũng bỏ phiếu đồng ý giải ngân 2,2 tỷ USD từ chương trình tài trợ 15,6 tỷ USD dành cho Kiev...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

Mỹ điều thêm chiến đấu cơ F-15 đến Trung Đông

Quân đội Mỹ cho biết các máy bay chiến đấu F-15 của nước này đã đến Trung Đông vào ngày 7.11 sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm vũ khí tới khu vực này để cảnh báo Iran. ...

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

Cùng chuyên mục

Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?

Barron, con trai 18 tuổi của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, được cho là người có tiếng nói cuối cùng về việc ông Trump sẽ xuất hiện trên podcast nào trong chiến dịch tranh cử của ông. ...

Ông Trump thắng toàn bộ 7 bang chiến địa, về đích với 312 phiếu

Các hãng truyền thông Mỹ ngày 9.11 dự phóng ông Trump dự phóng ông Trump chiến thắng ở bang Nevada, qua đó giành được tổng cộng 312 phiếu đại cử tri. ...

Ông Trump thông báo hai người không được mời vào chính quyền mới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9.11 nói rằng cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Nikki Haley và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ không được mời tham gia chính quyền mới của mình. ...

Ukraine tự sản xuất 100 tên lửa đầu tiên, dự báo chiến sự leo thang

Ukraine tuyên bố đã sản xuất được 100 tên lửa nội địa đầu tiên, trong khi ước tính số đạn pháo do Nga sản xuất nhiều hơn 30% so với tất cả các nước Liên minh châu Âu cộng lại. ...

Nhà Trắng thông báo ngày ông Biden gặp ông Trump tại Phòng Bầu Dục

Nhà Trắng vừa thông thông báo ngày Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Nhà Trắng sau khi ông Biden cam kết chuyển giao quyền lực có trật tự. ...

Mới nhất

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý đái tháo đường

Đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng đáng báo động tại các quốc gia có thu nhập trung bình và...

Tuổi Trẻ Start-up Award 2024: Để xây dựng thương hiệu mà cả thế giới muốn dùng

Talkshow 'Xây dựng thương hiệu ngay từ vạch xuất phát' trong khuôn khổ Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 mang đến những chia sẻ vừa thực tế vừa mang đầy cảm hứng khởi nghiệp cho các start-up còn non trẻ và cả những bạn...

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... ...

Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty tư nhân đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện địa nhiệt và đặt mục tiêu thương mại hóa các nhà máy điện địa nhiệt cho đến năm 2030.

‘Bài thuốc’ sống thọ miễn phí có sẵn từ tự nhiên, thực hiện để trẻ lâu và mạnh khỏe

Để mạnh khỏe và trẻ đẹp đôi khi rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày bỏ ra chút thời gian để thực hiện một vài phương pháp đơn giản sẵn có để thải độc, điều chỉnh toàn diện thân tâm, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết sẽ...

Mới nhất