Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCác trường Đại học Quốc gia TP.HCM chi trả lương khủng thu...

Các trường Đại học Quốc gia TP.HCM chi trả lương khủng thu hút người tài


PGS.TS Nguyễn Hoàng Tú Anh - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) giới thiệu chính sách thu hút nhân tài nhà trường đang áp dụng - Ảnh: TRẦN HUỲNH

PGS.TS Nguyễn Hoàng Tú Anh – hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) giới thiệu chính sách thu hút nhân tài nhà trường đang áp dụng – Ảnh: TRẦN HUỲNH

Ngay sau khi Đại học Quốc gia TP.HCM công bố chương trình thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM (chương trình VNU350), nhiều trường thành viên cũng xây dựng chính sách đãi ngộ hấp dẫn, trả lương “khủng” thu hút người tài.

Giáo sư được trả 350 triệu đồng khi về làm việc tại trường

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân – giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, các trường thành viên của đại học này về cơ bản có môi trường làm việc đáp ứng được nhu cầu của các nhà khoa học xuất sắc.

“Thu nhập ở các trường có xu hướng ngày càng tăng. Nếu Đại học Quốc gia TP.HCM và các đơn vị sát cánh với nhau chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhân tài”, ông Quân khẳng định.

Cũng theo ông Quân, trong năm học 2024-2025 Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ giải ngân khoảng 100 triệu USD từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới để xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe và hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, phục vụ đào tạo, nghiên cứu.

Đây là điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra được sức mạnh hệ thống từ đó thu hút người trẻ xuất sắc về làm việc.

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh – hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cũng cho biết năm qua, nhà trường xác định việc áp dụng chính sách để nhà khoa học có không gian làm việc thân thiện, tiện nghi để an tâm nghiên cứu và dạy giảng dạy.

“Nhà trường áp dụng chính sách thu hút một lần trường là giáo sư 350 triệu đồng/người, phó giáo sư 250 triệu đồng/người, tiến sĩ 150 triệu đồng/người.

Đó chỉ là những con số thể hiện quyết tâm của chúng tôi ở thời điểm mời gọi nhà khoa học về làm việc. Chúng tôi nhận thức được rằng để giữ chân nhà khoa học và để họ phát triển cần phải có không gian tốt”, ông Khánh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Khánh, chính sách của nhà trường đưa ra hai hướng để phát triển nhà khoa học: bổ nhiệm làm lãnh đạo cấp bộ môn, khoa, ban giám hiệu; chuyên gia với 3 bậc, trong đó chuyên gia bậc 3 được đối xử tương đương như phó hiệu trưởng, bậc 2 tương đương trưởng khoa và bậc 1 tương đương phó trưởng khoa.

“Như vậy, các nhà khoa học không làm lãnh đạo, quản lý vẫn có chế độ đãi ngộ tương xứng để họ thực hiện các hoạt động chuyên môn của mình”, ông Khánh cho biết thêm.

Trả lương dựa trên vị trí việc làm và những đóng góp cụ thể

PGS.TS Mai Thanh Phong – hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) – cho biết ông đánh giá cao chương trình VNU350. Đây cũng là nguyện vọng, mong muốn và mục tiêu của các trường thành viên.

Tại Trường đại học Bách khoa ngoài chính chính sách hỗ trợ chung của Đại học Quốc gia TP.HCM theo chương trình VNU350, nhà trường còn có chế độ, chính sách thu hút và giữ chân người tài. Chính sách của nhà trường áp dụng chung cho mọi nhà khoa học là những người đang làm việc tại trường và người sẽ vào làm việc.

“Mới đây, nhà trường đã triển khai chế độ tiền lương mới, trả thu nhập dựa trên vị trí việc làm và những đóng góp cụ thể: giáo sư hoàn thành tốt nhiệm vụ thu nhập 60 triệu đồng/tháng, phó giáo sư 50 triệu đồng/tháng, các tiến sĩ trẻ vừa về trường làm việc thu nhập khoảng 25 triệu đồng/tháng. Nhà trường còn hỗ trợ không gian làm việc cho các thầy cô”, ông Phong cho biết thêm.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Tú Anh – hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) – cho hay năm 2021 khi được phê duyệt đề án tự chủ, nhà trường đã triển khai ngay chính sách thu hút tiến sĩ với mức lương 35-55 triệu đồng.

Từ đó đến nay, thu nhập trung bình của cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ trở lên ở trường khoảng hơn 60 triệu đồng/tháng. Tiến sĩ không làm quản lý thu nhập khoảng 35 triệu đồng/tháng. Nếu các thầy cô có tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu sẽ có thu nhập cao hơn, sống tốt hơn nữa.

“Với chương trình VNU350 sẽ thêm động lực cho chương trình trường chúng tôi đang triển khai. Những tiến sĩ về trường làm việc bên cạnh vấn đề thu nhập họ còn rất quan tâm đến môi trường làm việc.

Đại học Quốc gia TP.HCM là nơi có tính cộng đồng và hỗ trợ cao. Các trường thành viên đều quan tâm, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây thực sự là môi trường làm việc tốt”, bà Tú Anh nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Gần 67% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM rảnh từ 2 – 4 giờ mỗi ngày

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát Đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.Sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh để sử...

Tiến sĩ 9X bỏ việc ở Mỹ về Việt Nam

Cấn Trần Thành Trung sinh năm 1995, là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM). Năm 2013, anh từng giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế tại Colombia. Anh nhận học bổng toàn phần tại Đại học Duke, một trong những ngôi trường tốt nhất nước Mỹ.Quyết định từ trái timNăm 2018, TS Trung xuất sắc tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán học tại đây. Sau đó anh tiếp tục chinh...

Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân

7 trường đào tạo thành viên và 2 viện đào tạoĐại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.Đại học Duy Tân hiện có 7 trường đào tạo thành viên và 2 viện đào tạo: Trường Khoa học máy tính, Trường Công nghệ, Trường Kinh tế và...

Đại học Quốc gia TP.HCM: 30 năm vẫn chưa xong hạ tầng

An ninh và môi trường đã được cải thiệnCùng với các vấn đề về cơ sở hạ tầng và quy hoạch, an ninh trật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mái ấm cho những phận đời neo đơn ở vùng đất biển Kiên Giang

Nhà dưỡng lão ở phường An Hòa (TP Rạch Giá, Kiên Giang) không chỉ là ngôi nhà thứ hai, mà còn là mái nhà chung của nhiều phận đời neo đơn khác nhau. Cô chú mỗi người có hoàn cảnh riêng nhưng được mình...

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Tại sao cứ dựa vào biến động chỉ số giá tiêu dùng trong khi ai cũng thấy quy định này gây ra sự lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh? Như Tuổi Trẻ Online thông tin, cử tri TP.HCM vừa đề nghị Quốc...

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. Việt Nam đã chính thức bước...

Thu thuế phải thu được lòng dân

Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế phải đi từ việc sửa đổi những quy định bất hợp lý, thậm chí vô lý. Nhiều người đã giật mình khi đọc bài "Đừng để nợ thuế nhỏ, bị truy...

Người Mỹ ở Việt Nam bầu tổng thống ra sao?

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công dân nước này từ 18 tuổi trở lên đang ở nước ngoài có thể bỏ phiếu vắng mặt qua thư, thư điện tử hay fax tùy vào quy định mà tiểu bang họ đã sinh sống. Hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Kamala Harris cùng tranh cử tại bang chiến trường North Carolina ngày 2-11 - Ảnh: Reuters Nhiều công dân Mỹ đang sinh sống tại Việt Nam có lựa chọn đa dạng....

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Bỏ xét tuyển học bạ để giảm tỷ lệ ảo

Trong kế hoạch tuyển sinh năm 2025 tới đây, nhiều trường đại học (ĐH) cho hay sẽ bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Trước đó từ mùa tuyển sinh 2024, không ít trường cũng đã bỏ phương thức tuyển sinh này. ...

Mới nhất

Sau khi sắp xếp, Tiền Giang chỉ còn 164 đơn vị hành chính cấp xã

Tỉnh Tiền Giang vừa hoàn thành việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện,...

Hồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc sản, cá điêu hồng kiểu gì mà bán sang Nhật Bản?

Cá điêu hồng thơm ngon được nuôi ở hồ Định Bình-một hồ nước ngọt nhân tạo cảnh quan đẹp như phim ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Nghề...

Nỗi lo đột quỵ trẻ hóa tại miền Tây, người dân cần hiểu đúng và đủ về bệnh lý này

Những năm gần đây, khu vực miền Tây với tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ có xu hướng trẻ hóa gióng lên hồi chuông báo động người dân cần trang bị hiểu biết về...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO - Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh...

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Tại sao cứ dựa vào biến động chỉ số giá tiêu dùng trong khi ai cũng thấy quy định này gây ra sự lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh? ...

Mới nhất