Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, trong những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) ngày càng khởi sắc. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.Đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đạt được trên các lĩnh vực của UBDT trong năm 2024, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chỉ đạo, năm 2025, từ công tác Đảng đến công tác chỉ đạo điều hành, công tác đoàn thể cần tập trung triển khai theo phương châm “3D, 2K, 2H” (Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới; Kỷ cương – Kiên cường; Hiệu lực – Hiệu quả), triển khai với tinh thần “Chắc – Sắc -Đắc” .Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), sáng 29/12, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn – Đền thờ gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.Tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An vừa khai trương ngôi nhà thiện nguyện Sao xanh. Trong ngôi nhà này có rất nhiều vật dụng dành cho đồng bào như quần áo, thuốc chữa bệnh, nước sạch. Địa chỉ nhân văn này được dựng lên bởi cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhôn Mai (Bộ đội Biên phòng Nghệ An). Từ ngôi nhà này, những vật dụng nhỏ nhất, ấm áp nghĩa tình đã được san sẻ với đồng bào vùng biên.Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, trong những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) ngày càng khởi sắc. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện đáng kể.Đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đạt được trên các lĩnh vực của UBDT trong năm 2024, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chỉ đạo, năm 2025, từ công tác Đảng đến công tác chỉ đạo điều hành, công tác đoàn thể cần tập trung triển khai theo phương châm “3D, 2K, 2H” (Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới; Kỷ cương – Kiên cường; Hiệu lực – Hiệu quả), triển khai với tinh thần “Chắc – Sắc -Đắc” .Công ty TNHH Một thành viên Thanh Loan, địa chỉ: Thôn Thủy Cơ, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Chúc mừng năm mới 2025!Những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS), tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, để xây dựng và lan tỏa văn hóa số, nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân.Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong tiêu chí đo lường nghèo đa chiều tại Việt Nam. Nghèo thông tin không những gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn gây thiếu hụt thông tin về đời sống. Triển khai thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng giảm nghèo về thông tin để xóa đói giảm nghèo bền vững.Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp đang khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa, xã Dương Huy (TP Cẩm Phả), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ khẳng định, đơn vị đang triển khai phương án khai thác rừng theo các quyết định đã phê duyệtMùa cà phê đến giữa lúc giá cà phê tăng cao kỷ lục, nông dân Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng tập trung thu hoạch trong niềm vui mừng khôn siết. Nhu cầu nhân công hái cà phê cũng vì thế tăng cao. Thời điểm này, nghề hái cà phê thuê trở thành nghề “hót” hái ra tiền, nhiều người hái cà phê thuê thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 24/2024/QĐ-TTg ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/2/2025.Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tổ chức Lễ bế giảng lớp đào tạo tiếng tiếng Ê Đê cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS, trên địa bàn 4 huyện, gồm: Krông Pắc, Krông Bông, Cư M’gar và thị xã Buôn Hồ.
Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên về tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện.
Phóng viên: Xin ông cho biết, trong thời gian qua, các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện như thế nào?
Ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên:
Hàm Yên là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có 22 dân tộc, trong đó đồng bào DTTS chiếm 63,4% tổng dân số trên địa bàn huyện. Hàm Yên có 18/18 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào (DTTS&MN), có 124/283 thôn đặc biệt khó khăn, chiếm 44,28%.
Những năm qua, huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn, trọng tâm là chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới. Ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các chính sách dân tộc, các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đang được triển khai đảm bảo nghiêm túc, đúng phạm vi, đối tượng thụ hưởng, trọng tâm là nguồn lực đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025. Tổng kế hoạch vốn năm 2024 cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tại huyện Hàm Yên là trên 123, 28 triệu đồng, kết quả đến ngày 30/11/2024, đã giải ngân 72,52 triệu đồng, đạt 58,8%.
Cùng với việc triển khai các nội dung thực hiện chương trình, Phòng Dân tộc Hàm Yên chú trọng công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể và cộng đồng nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, thúc đẩy phát triển KT-XH, từng bước xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS&MN.
Phóng viên: Những chính sách, chương trình dành cho đồng bào DTTS đã đem lại hiệu quả như thế nào đối với công tác phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thưa ông?
Ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên:
Kết quả đầu tư từ các Chương trình, dự án, hỗ trợ trực tiếp đã có tác động to lớn làm cho bộ mặt nông thôn ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn đồng bào DTTS sinh sống có nhiều thay đổi.
Điều kiện kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS từng bước phát triển; Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ở vùng đồng bào DTTS tiếp tục được đầu tư xây dựng và nâng cấp, đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; 100% số thôn, 100% số xã, hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.
Đến ngày 30/11/2024 huyện có 14/17 xã đã được công nhận đạt chuẩn và trình công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, (trong đó 02 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu). Số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 18,3 tiêu chí.
Đáng mừng là thu nhập bình quân đầu người tại Hàm Yên năm 2024 ước đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng 2,0% KH (kế hoạch 51 triệu đồng/người/năm). Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 2,64% (kế hoạch 2,20%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68,5% (kế hoạch 68,5%), trong đó đào tạo nghề đạt 47,1% (kế hoạch 47,1%), có bằng chứng chỉ 23,9% (kế hoạch 23,9%). Năm nay, Hàm Yên đã giải quyết việc làm 3.516 lao động, tăng 10,4%KH, (kế hoạch 3.185 lao động).
Phóng viên: Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách cho đồng bào DTTS trên địa bàn còn gặp những khó khăn, vướng mắc gì thưa ông?
Ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên:
Thực tế trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Hàm Yên, trong thời gian qua cho thấy vẫn còn một số những khó khăn vướng mắc nhất định, như:
Hàng năm, việc triển khai thực hiện các nguồn vốn của Chương trình, dự án, chính sách còn chậm, định mức đầu tư còn thấp, do đó việc hoàn thành kế hoạch theo Chương trình, đề án còn kéo dài.
Do trình độ dân trí không đồng đều, tại một số địa phương tại Hàm Yên, một bộ phận người dân chưa hiểu được đầy đủ các chính sách và mục tiêu đề ra nên chưa chủ động tham gia, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa mạnh dạn, chủ động đầu tư mở rộng sản xuất theo các mô hình có hiệu quả đã được thực hiện, vẫn quen với việc sản xuất tự cung tự cấp, chưa quen với việc sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, nhận thức về các chính sách đối với DTTS của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo ở một số xã chưa được thường xuyên, chưa sâu sát. Việc huy động hệ thống chính trị tham gia chưa mạnh, chưa tạo được sự phù hợp giữa các lực lượng trên địa bàn.
Phóng viên: Trong thời gian tới, Phòng Dân tộc sẽ tham mưu cho UBND huyện những giải pháp cụ thể như thế nào để phát huy hiệu quả các chính sách, các chương trình, dự án đối với đồng bào DTTS?
Ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên:
Để thực hiện hiệu quả việc chăm lo cho đồng bào DTTS trên địa bàn, Phòng tiếp tục tham mưu với UBND huyện chỉ đạo triển khai một số chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG; Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 03/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; các chính sách hiện hành đối với vùng đồng bào DTTS&MN, đảm bảo người dân được tiếp cận, thụ hưởng kịp thời các chính sách; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc ở cơ sở.
Quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào DTTS&MN; Tăng cường triển khai các chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; bảo hiểm y tế, đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn; Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân; chính sách giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS.
Qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu của bà con vùng đồng bào DTTS, nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện Hàm Yên.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: https://baodantoc.vn/cac-chinh-sach-dan-toc-da-thay-doi-dien-mao-ham-yen-1735477905917.htm