![](https://vjs.vietnam.vn/assets/images/full-logo.png)
Buôn làng trong phố
Buôn Ako D’hong (nay thuộc phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk) theo tiếng dân tộc Ê Đê nghĩa là lũng đầu nguồn. [caption id="attachment_580307" align="alignnone" width="1365"]
[/caption] Xưa kia Ako D’hong là rừng hoang phủ kín, kể từ những năm 1960, khi các sơ người Pháp cùng già làng Ama H’rin (M’Drăk) khai hóa đất đai, hướng dẫn người dân lập đồn điền trồng cà phê thì người từ các buôn M’nông, Chư M’ga. M’Drăk… tựu về định canh, định cư.
Lúc ấy mới chỉ có chừng 2 chục hộ dân. “Đất lành chim đậu”, từ rừng hoang, Ako D’hong trở nên trù phú. Già làng Ama H’rin ngày ấy thường xuyên tổ chức lễ hội. Điệu múa, lời ca cất lên bên ngọn lửa bập bùng, trong tiếng chiêng hùng hồn vang lên từ những mái nhà dài đơn sơ.
Rẽ vào con đường nhỏ Trần Nhật Duật yên tĩnh, lúp xúp hàng cây chính là buôn Ako D’hong (còn có tên gọi khác là buôn Cô Thôn), nơi có những ngôi nhà dài còn giữ vẹn nguyên bản sắc của đồng bào Ê Đê.
Những bản nhạc Pháp trữ tình du dương trong không gian phảng phất hương cà phê ở Arul House, một không gian đượm chất dân tộc.
Trần Thị Châu Phương - cô gái người Hội An mới ngoài 30 có dáng người thanh mảnh, từng du học Thụy Sỹ, là cán bộ dự án của một tổ chức phi Chính phủ, trót bén duyên với mảnh đất này, mà bỏ việc, bỏ chốn phồn hoa để về với Ako D’hong gần chục năm nay.
Phương cùng chị H’len tích cực lưu giữ và phát triển giá trị văn hóa Tây Nguyên ở Arul House.
“Mẹ H’len là người sưu tầm ký ức”, vừa nói Phương vừa giới thiệu chị H’len - một phụ nữ ngoài 50 đậm chất Tây Nguyên có đôi mắt sáng và giọng nói trầm ấm. H’len được sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà này. Khi cha mất, theo chế độ mẫu hệ, H’len thừa hưởng lại ngôi nhà. Những ký ức và nếp sống từ nhỏ đã thôi thúc chị phải gìn giữ không gian mà chị đã từng sống và lớn lên.
Chị sửa lại ngôi nhà theo tiềm thức, sưu tầm từng cột gỗ nhà xưa, từng chiếc gùi, chiêng, ché, chày, nong nia, ghế K’pan, trống H’gor, thuyền độc mộc… “Không có cái gì là mới trong không gian này cả” H’len nói. Từ chùm đèn trần được kết lại từ chục chiếc gùi to nhỏ đã nhuốm màu thời gian đến cái cối giã gạo được trưng dụng để trồng cây.
Điểm đặc biệt của ngôi nhà sàn dài Ê Đê mô phỏng kiến trúc hình thuyền, nhắc nhớ con cháu về nguồn gốc của tộc người Ê Đê vốn là dân vùng biển di cư. Cầu thang đầu hồi phía bắc của ngôi nhà có tạc đôi bầu vú tròn đầy của người phụ nữ và bên cạnh là chiếc thang nhỏ hơn dành cho đàn ông. Nguồn
Cùng chuyên mục
Sắc bướm rừng Mã Đà
Khúc hát Cao Bằng
Canh giữ biển trời Tổ quốc
Bình minh trên phá Tam Giang
Cùng tác giả
Săn mây trên những cung đường núi Bắc
Sắc xuân khắp nẻo Việt Nam
Một vùng địa linh
Vũ điệu mừng xuân
Nguyên vẹn những mùa xuân
Nhân vật
Hàng ngàn người tập trung ở Chợ Lớn xem lễ diễu hành Tết Nguyên tiêu
Giới trẻ 'phủ trắng' mạng xã hội bằng hình ảnh hoa mận Mộc Châu
Charming Vietnam (Việt Nam quyến rũ)
Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Bình luận (0)