Trang chủChính trịChủ quyềnBước tiến mới của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Bước tiến mới của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa


Thỏa thuận pháp lý, phù hợp điều kiện các quốc gia

Tham dự Hội nghị đàm phán có hơn 170 đoàn với khoảng 2000 đại biểu từ các nước thành viên. Trưởng đoàn đàm phán quốc tế là đại diện Peru. Đoàn đàm phán được chia ra thành 6 nhóm nước gồm Châu Phi, Châu Á-Thái Bình dương, Đông Âu, Châu Mỹ Latin và vùng vịnh caribe, Liên minh các quốc đảo nhỏ, Tây Âu và các quốc gia khác.

ndo_br_rac-thai-nhua-3-6851-2-.jpg
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị đàm phán

Đoàn Việt Nam có 13 thành viên đại diện của Văn phòng chính phủ, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, Công thương, Tư pháp. Trưởng đoàn là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; người đàm phán là lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việt Nam thuộc nhóm các nước Châu Á-Thái Bình Dương, trưởng và phó nhóm là đại diện của Nhật Bản và Jordan.

Hội nghị bao gồm sự kiện chính và các sự kiện bên lề. INC-2 tiếp nối từ sự kiện của INC-1 được tổ chức 2022 nhằm đưa ra được một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa (Thỏa thuận). Ủy ban đàm phán toàn cầu chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo Thỏa thuận và sẽ được trao đổi tiếp theo kế hoạch.

Nội dung nổi bật tại sự kiện chính là các quốc gia có ngành công nghiệp dầu mỏ lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và A Rập Xê út chú trọng vào tái chế nhựa và định hướng xây dựng các qui tắc của từng quốc gia thay vì các giới hạn chung. Liên minh tham vọng cao do Na Uy và Rwanda dẫn đầu (HAC), cùng với các nhóm môi trường, muốn chấm dứt ô nhiễm nhựa hoàn toàn vào năm 2040 bằng cách cắt giảm sản xuất và hạn chế một số hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa. Một số chính phủ các nước đề nghị điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tế. Các phái đoàn đã chia thành hai nhóm thảo luận về các biện pháp kiểm soát có thể thực hiện để ngăn chặn ô nhiễm nhựa và cách thức thực hiện/hỗ trợ thực hiện Thoả thuận một cách bền vững, toàn diện.

Các nước nhìn chung đồng thuận với phương thức thực hiện Thoả thuận bằng cách quốc gia xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chấm dứt ô nhiễm nhựa cũng như Báo cáo quốc gia về việc thực hiện Kế hoạch này. Các nước phát triển (Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, New Zealand, Nhật bản, Hàn quốc…) đề nghị NAP cần đề ra các mục tiêu và cam kết phù hợp với Thoả thuận, có các chỉ tiêu cụ thể để có thể đánh giá tiến triển ở cấp quốc gia. Một số nước đang phát triển (Trung quốc, Ấn Độ, A-rập Xê-út…) cho rằng NAP là một tiến trình do quốc gia dẫn dắt, các nước tự đề ra mục tiêu riêng, đánh giá, cập nhật. Các nước chưa thống nhất về cơ chế đánh giá, tần suất đánh giá việc thực hiện NAP tại các quốc gia.

Các nước ủng hộ có cách tiếp cận toàn diện về phương thức thực hiện Thoả thuận thông qua việc thu xếp tài chính, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tăng cường năng lực. Các nước nhất trí cần huy động cả tài chính công và tư, cả trong và ngoài nước.

Các nước đều ủng hộ xây dựng các chương trình tăng cường năng lực phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của các nước đang phát triển, đặc biệt các nước kém phát triển và các nước đảo nhỏ. Các chương trình hỗ trợ tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật sẽ được triển khai qua các cơ chế khu vực, tiểu khu vực, quốc gia, bao gồm thông qua trung tâm khu vực và thông qua các chương trình hợp tác đối tác.

Các nước đang phát triển đề nghị có một điều khoản riêng về chuyển giao công nghệ, nội dung có thể gắn với mục tiêu phát triển bền vững số 9 liên quan đến chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Như các Thoả thuận đa phương về môi trường khác hiện có, các nước phát triển có thể thúc đẩy và hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển và các nước đảo nhỏ.

Nhóm Châu Á Thái Bình Dương (APG) nhấn mạnh trong tuyên bố khu vực về tầm quan trọng của hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và công nghệ, cũng như xây dựng năng lực, là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của ô nhiễm nhựa, bao gồm quản lý chất thải không hiệu quả và thiếu nhận thức cộng đồng. Nhóm cũng chỉ ra cách tiếp cận vòng đời nhựa là điều cần thiết. Công cụ này phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa trong toàn bộ vòng đời của nhựa, từ thiết kế sản phẩm đến xử lý. Phân biệt tính bắt buộc với tính tự nguyện trong các nghĩa vụ cốt lõi. Phải tính đến các hoàn cảnh và khả năng của quốc gia khi xem xét việc thực hiện và tuân thủ toàn bộ công cụ. Xây dựng, thực hiện và cập nhật định kỳ các Kế hoạch Hành động Quốc gia (NAP) là một hành động quan trọng để thực hiện nghĩa vụ cốt lõi.

rac-thai-nhua-1-08351311.jpeg
Giải quyết vấn nạn ô nhiễm nhựa cần sự chung tay của các quốc gia trên thế giới (ảnh minh họa)

Tích cực tham gia và những thách thức của Việt Nam

Là thành viên tích cực, chủ động tham gia Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa, Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng năng lực để thực thi các chính sách giảm nhựa. Tuy nhiên, dứng trước những mục tiêu mà Thỏa thuận toàn cầu về giảm nhựa đang đưa ra bàn thảo, Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức lớn khi chúng ta còn thiếu nhiều thông tin có tính chất khoa học cơ bản như : Chưa có báo cáo đánh giá hiện trạng chất thải nhựa, đặc biệt là Chất thải nhựa đại dương Quốc gia; Chưa có cơ sở dữ liệu tổng hợp và cập nhật về lượng phát sinh/ thu gom/ xử lý/ tái chế/ thu hồi chất thải rắn, thành phần chất thải nhựa có trong chất thải rắn tại các địa phương trên toàn quốc, cũng như sự tham gia của khối không chính thức trong việc thu gom chất thải nhựa, gây khó khăn trong việc dự báo lượng chất thải nhựa sẽ phát sinh trong tương lai

Chúng ta cũng chưa điều tra, xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất thải nhựa và vi nhựa Quốc gia. Các nghiên cứu hiện nay vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, do các nhóm nghiên cứu thực hiện trong thời gian ngắn và phương pháp nghiên cứu không có tính nhất quán, gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm giữa các vùng nói riêng và so sánh mức độ ô nhiễm giữa các quốc gia nói chung

Bên cạnh đó, còn thiếu hệ thống quan trắc vi nhựa trên đất liền (hệ thống nước ngọt, sông, hồ, ao, nước ngầm, đất…) và ven biển, hệ sinh thái ven biển… để giám sát mức độ ô nhiễm định kỳ; Chưa có mô hình dự báo lượng chất thải nhựa phát sinh và dự báo ô nhiễm vi nhựa cho Việt Nam (do hạn chế về cơ sở dữ liệu và thiếu số liệu quan trắc để đánh giá kết quả mô hình), để từ đó xây dựng những giải pháp về chính sách, ứng phó với ô nhiễm nhựa đại dương cho Việt Nam

Trong điều kiện này, Đoàn đám phán Việt Nam sẽ tiếp tục tham dự các phiên họp giữa kỳ của Hội nghị các bên để cập nhật thông tin về việc xây dựng Dự thảo đầu tiên của Thoả thuận trong thời gian từ nay tới tháng 11/2023. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam (chưa có đầy đủ các số liệu tổng thể về nhựa, điều kiện cơ sở hạ tầng để giám sát, quản lý ô nhiễm nhựa chưa hoàn thiện…), Việt Nam sẽ chủ động, tích cực trao đổi bên lề với các nước cùng điều kiện cũng như trao đổi với các thành viên của nhóm để đề xuất các yêu cầu riêng cho các nước đang phát triển; kiên định đề xuất hỗ trợ về công nghệ, tài chính và lộ trình cho các nước phát triển để không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Việt Nam.

Minh Thư



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam và gần 180 quốc gia tham gia đàm phán Phiên thứ tư Hội nghị đàm phán liên chính phủ tại Ottawa, Canada

Đoàn Việt Nam tham gia tham dự Phiên đàm phán với quan điểm thế giới tập trung vào vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa trong đó nhấn mạnh vai trò của nhựa và các sản phẩm nhựa trong xã hội; tầm quan trọng của khu...

Việt Nam cùng các nước tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa tại Nairobi, Kenya

Đây là phiên đàm phán tiếp nối các phiên đàm phán tại Uruguay năm 2022 và Pháp tháng 6 năm 2023. Tại phiên đàm phán này, lần đầu tiên Việt Nam cùng với các nước chính thức thảo luận nội dung của Thỏa thuận sau khi...

Hội thảo tham vấn Dự thảo số 0 hướng đến phiên đàm phán thứ Ba Thoả thuận Toàn cầu về Ô nhiễm Nhựa.

Tham dự Hội thảo, về phía Bộ TN&MT, có đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, đại diện Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, đại diện Đại sứ quán...

Việt Nam sẽ tham gia thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, ngày 22/5, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp Ban công tác đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, ô nhiễm nhựa là vấn đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên vùng biển Việt Nam

Khoảng 12h ngày 29/10, tàu 267, Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc thì nhận được thông báo đề nghị cấp cứu ngư dân bị thương trên tàu cá BĐ30948 TS. Tàu cá BĐ30948 TS do ông Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1977, quê ở xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) làm thuyền trưởng, trên tàu có 6 thuyền viên. ...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi ngư dân cửa biển Sông Đốc

 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với ngư dân thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời,...

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Mới nhất