Người đại diện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nên cần có cơ chế quản lý, đánh giá gắn chế độ đãi ngộ phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: Quốc hội
Cử một người đại diện vốn, được toàn quyền quyết định nhân sự?
Với nguyên tắc có tiền nhà nước đầu tư thì cũng phải có cơ chế theo dõi, quản lý tiền vốn ở đó, ông Cường cho rằng cần mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật. Theo đó, không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp nắm trên 50% vốn điều lệ, mà cần mở rộng đối tượng nắm giữ dưới 50% vốn, doanh nghiệp F2, F3... Đặc biệt, đại diện phần vốn nhà nước nên sửa đổi cho phù hợp, thay vì một nhóm người thì nên để cơ quan đại diện chủ sở hữu cử hoặc thuê người đại diện quyền và chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn. Người đại diện không chỉ được giao và thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, mà cần phải được toàn quyền trong việc tổ chức bộ máy, lựa chọn theo tiêu chuẩn. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ), mô hình cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cụ thể là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thành lập từ năm 2018 để tách bạch quản lý nhà nước và quản lý vốn, nhưng hoạt động vẫn mang tính hành chính mà chưa gắn với chuyên môn điều hành của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình đại diện chủ sở hữu vốn có vai trò quan trọng để xác định quyền, trách nhiệm của cơ quan này. Trong đó cần làm rõ đây là cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính hay một dạng quỹ đầu tư của Chính phủ. Theo đó, chức năng chủ sở hữu nên được tách bạch với chức năng quản lý nhà nước. Hạn chế các can thiệp có tính chất hành chính vào hoạt động điều hành, gắn trách nhiệm giải trình, cung cấp thông tin minh bạch và giám sát. Đồng thời cần tạo cơ chế tuyển dụng nhân sự quản lý, điều hành gắn với hiệu quả công việc, đáp ứng yêu cầu cao về năng lực, tính độc lập, sự liêm chính; hoạt động trong một mô hình có sự giám sát và cân bằng quyền lực.Cần quy định tăng tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Đồng tình, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng với mục tiêu cởi trói và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nhà nước, nên rà soát và giảm bớt quy định mang tính hành chính. Theo đó, cần tăng quyền tự chủ, tự quyết của hội đồng thành viên, gắn với đổi mới mô hình đại diện quyền sở hữu vốn mang tính "cách mạng hơn". Hiện có nhiều tập đoàn quốc gia, như dầu khí quốc gia, hãng hàng không quốc gia… cũng được xếp chung doanh nghiệp khác mà không có tiêu chí về doanh nghiệp đầu đàn, nòng cốt. Vì vậy, quy định luật cần phải có tiêu chí này để phân biệt được doanh nghiệp nòng cốt để phát huy vai trò.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng - Ảnh: Quốc hội
Tuoitre.vn
Nguồn:https://tuoitre.vn/bo-truong-tai-chinh-quan-ly-doanh-nghiep-nha-nuoc-luong-thuong-theo-barem-thi-khong-co-nguoi-tai-20241129171938436.htm
Bình luận (0)