Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ báo cáo lạc quan, địa phương nói còn vướng mắc

Bộ báo cáo lạc quan, địa phương nói còn vướng mắc

Hôm qua (12.12), Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 – 2024.

MUỘN CÓ BẢN MẪU SGK GÓP Ý, GV KHÔNG ĐƯỢC TRẢ THÙ LAO

Báo cáo của Bộ GD-ĐT hầu hết là thông tin lạc quan, thuận lợi sau 5 năm học thực hiện chủ trương xã hội hóa SGK. Tuy nhiên, địa phương lại chỉ ra không ít khó, vướng mắc và lúng túng khi lần đầu áp dụng.

Ví dụ, về việc lần đầu áp dụng quy định giáo viên (GV), giảng viên đọc góp ý bản mẫu SGK trước khi phê duyệt, Bộ GD-ĐT cho biết có 245.700 lượt GV và 3.120 lượt giảng viên góp ý. Tuy nhiên, địa phương lại tỏ ra băn khoăn về chất lượng góp ý vì những lý do khách quan. Trong báo cáo tham luận, Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định nêu việc cung cấp bản mẫu SGK để các trường tổ chức đọc, góp ý còn chưa kịp thời; thời gian đọc ngắn, đặc biệt mỗi GV văn hóa cấp tiểu học góp ý 6 môn học, với mỗi môn có từ 3 – 5 bộ sách khiến hiệu quả góp ý chưa cao.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Bộ báo cáo lạc quan, địa phương nói còn vướng mắc- Ảnh 1.

Đại biểu các sở GD-ĐT góp ý thẳng thắn công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa trong 5 năm qua

Sở này cũng chỉ ra rằng, ở một số môn có nội dung thực hành, thí nghiệm, nhà xuất bản không cung cấp các video đi kèm, mặc dù SGK đều ghi “quan sát video”, các nhà xuất bản không có kinh phí cho GV góp ý SGK…

Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho rằng thời gian đọc bản mẫu SGK ngắn dẫn đến tình trạng nếu phân công một GV đọc tất cả các bản mẫu của môn học/hoạt động giáo dục thì không đảm bảo thời gian; nếu chia nhỏ ra, mỗi GV đọc một bản mẫu thì không có sự đối sánh và cái nhìn khái quát.

Về lựa chọn SGK, Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cũng cho biết, có số môn học lựa chọn ở THPT chỉ có một GV (mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ, giáo dục công dân…) nên việc lựa chọn SGK dễ mang tính chủ quan. Nhiều thông tư lựa chọn SGK được thay đổi trong các năm gây khó khăn cho các trường vì luôn phải cập nhật và làm theo thông tư mới. Một số nội dung trong thông tư hướng dẫn, lựa chọn SGK của Bộ GD-ĐT quy định chưa rõ ràng (đặc biệt là quy định về tổ chuyên môn đối với cấp tiểu học) gây khó khăn khi thực hiện.

CUNG CẤP SGK: BỘ NÓI KHÔNG CHẬM, ĐỊA PHƯƠNG KÊU THIẾU, MUỘN

Về việc cung ứng SGK, báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu đầy lạc quan: “Trong các năm học vừa qua không có địa phương nào thiếu SGK và phát hành SGK chậm, muộn trước thời điểm khai giảng năm học mới”. Tuy nhiên, tham luận của các địa phương nói ngược lại. Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cho biết, việc đăng ký, lựa chọn mua SGK của nhiều học sinh (HS) và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn do mỗi môn học hội đồng lựa chọn sách có thể lựa chọn ở một bộ sách khác nhau; việc cung cấp SGK của các nhà xuất bản nhiều lúc còn thiếu đồng bộ (thường thiếu một số đầu SGK trong bộ mà HS, phụ huynh lựa chọn).

Sở GD-ĐT TP.HCM thì nêu do mỗi môn học/hoạt động giáo dục có một số SGK nên một số phụ huynh còn gặp khó khăn khi đi mua sách, một số còn mua nhầm sách. Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang chia sẻ, địa phương này là địa bàn có nhiều xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ HS được hưởng chính sách được cấp phát miễn phí SGK rất lớn. Tuy nhiên, do các thủ tục phức tạp nên thường thời điểm trước năm học mới, tiền hỗ trợ mua sách chưa có. Để HS có sách học, có khi ngành giáo dục phải đứng ra “nợ” tiền sách với đơn vị cung ứng, thậm chí trích từ nguồn khác chi trả thì mới kịp có sách cho HS. Với một số cơ sở giáo dục lựa chọn SGK thuộc một bộ sách có số lượng ít nên các nhà cung ứng đã cung cấp SGK chậm so với tiến độ năm học, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của địa phương.

Chỉ ra khó khăn, như một vài trường quy mô nhỏ không đủ GV một số môn học nên không bảo đảm thành phần hội đồng lựa chọn SGK; tổ chức nghiên cứu SGK trong thời gian quá ngắn…, ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, đề xuất Bộ GD-ĐT sửa đổi quy định theo hướng giao cho sở GD-ĐT ban hành quyết định phê duyệt danh mục SGK sử dụng tại địa phương; có hướng dẫn với việc lựa chọn lại SGK… Ông Trần Tuấn Khanh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang, cũng đồng quan điểm vì cho rằng điều này sẽ rút ngắn thủ tục không cần thiết.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Bộ báo cáo lạc quan, địa phương nói còn vướng mắc- Ảnh 2.

Còn nhiều ý kiến trái chiều giữa Bộ GD-ĐT và các địa phương xung quanh công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa

ảnh: đào ngọc thạch

CÒN “VÊNH” GIỮA CÁC B SGK

Đánh giá về việc tổ chức dạy và học đối với 1 chương trình có nhiều SGK, Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cho rằng, cách làm này mở ra nhiều hướng tiếp cận các nội dung giảng dạy cho GV và HS, tạo điều kiện để GV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. GV và HS có nhiều lựa chọn trong việc chọn SGK trong quá trình học tập để đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương và gia đình. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy và học đối với 1 chương trình có nhiều SGK dẫn đến còn băn khoăn trong quá trình kiểm tra, khảo sát, tổ chức các hội thi, hội giảng… gặp khó khăn như công tác xác định phạm vi chương trình để ra đề, thực hành giảng dạy. Việc chuyển trường trong quá trình học tập của HS giữa các địa phương gặp khó khăn do không đồng bộ trong việc học tập các bộ SGK khác nhau.

Sở GD-ĐT TP.HCM nêu có một số nội dung, thuật ngữ được sử dụng trong các SGK chưa đảm bảo tính liên thông giữa các môn học/hoạt động giáo dục. Tiến trình nội dung bài học của các SGK một môn học còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các bộ SGK khác nhau. Bên cạnh đó, ngữ liệu, hình ảnh được sử dụng trong một số SGK chưa được chọn lọc, tinh giản; một số hình ảnh chưa được gia công tập trung vào nội dung chính cần biểu đạt, còn hạn chế trong bố cục và tốn diện tích. Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, câu hỏi khai thác ngữ liệu, văn bản, hình ảnh chưa sâu sắc, hiệu quả. Yêu cầu về việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn chưa rõ ràng; chất lượng một số bản mẫu SGK còn hạn chế, thậm chí có lỗi chính tả, câu từ…

Số tác giả SGK gấp 3 lần chương trình cũ

Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho biết, công tác xã hội hóa biên soạn SGK thu hút được số lượng tổng chủ biên, chủ biên và tác giả đông đảo, tổng số 2.656 tác giả, gấp 3 lần số tác giả tham gia biên soạn SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Các môn học, hoạt động giáo dục đều có SGK được biên soạn theo hình thức xã hội hóa.

Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục VN cũng nêu nhiều khó khăn trong việc dự báo nhu cầu và triển khai in ấn phát hành SGK so với chương trình cũ. Nhà xuất bản này đề nghị Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch tổ chức thẩm định sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các tác giả và các đơn vị có bản mẫu SGK trình thẩm định. Cần xây dựng bộ tiêu chí thẩm định cho từng môn học/hoạt động giáo dục để phù hợp hơn thay vì một bộ tiêu chí được áp dụng cho tất cả các môn như hiện nay.

Ghi nhận đề xuất chuyển quyền quyết định phê duyệt SGK cho sở GD-ĐT

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng xã hội hóa SGK là một việc mới, khó, thực hiện trên quy mô toàn quốc nên hạn chế là khó tránh khỏi. Với các nhà xuất bản, ông Thưởng đề nghị tiếp tục rà soát các khâu liên quan đến biên soạn SGK thuộc thẩm quyền, chức năng của mình; hết sức thận trọng trong vấn đề chỉnh sửa, hiệu đính; tiết kiệm các khâu trung gian, đa dạng khâu phát hành để SGK đến HS, GV đúng, đủ, kịp thời, chất lượng, giá cả phù hợp; tăng cường trách nhiệm xã hội, hỗ trợ SGK cho HS vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, vùng bị thiên tai… Ông Thưởng cũng ghi nhận đề xuất giao thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt danh mục SGK sử dụng tại địa phương cho sở GD-ĐT và cho biết sẽ quan tâm nội dung này trong rà soát sửa luật Giáo dục sắp tới…

Thời gian tới, Bộ GD-ĐT nêu sẽ tiếp tục rà soát và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để tạo điều kiện cho việc xã hội hóa biên soạn SGK, ban hành quy định về giá tối đa của SGK theo quy định của luật giá.




Nguồn: https://thanhnien.vn/xa-hoi-hoa-sach-giao-khoa-bo-bao-cao-lac-quan-dia-phuong-noi-con-vuong-mac-185241212202041892.htm

Cùng chủ đề

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Xã hội hóa xây dựng trường lớp chất lượng cao – Bài cuối: Thu hút nguồn lực đầu tư xây trường lớp tại các...

Sở Giáo dục và Đào tạo Long An cho biết, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông kết hợp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 –...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vera Wang bán thương hiệu cùng tên của mình sau 35 năm kinh doanh

Thương hiệu Vera Wang đã được sở hữu độc lập kể từ khi thành lập vào năm 1990,...

4 kiểu túi xách giúp bạn ‘cân’ mọi trang phục

Túi xách tote Túi xách tote là một trong những kiểu túi đa năng, dễ phối hợp...

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Cùng chuyên mục

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường duy trì thành tích đáng tự hào này, khẳng định sự cam kết không ngừng nghỉ...

Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi vào lớp 10 giúp giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thông tin trên được Sở GD&ĐT TP.HCM nêu tại văn bản gửi Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT về góp ý một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT lần 2. Sở GD&ĐT...

Mới nhất

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương

(MPI) - Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 79 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 15/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm...

Du lịch Việt Nam tạo đà bứt phá

Năm 2024, du lịch Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra là đón 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự phục...

48 tác phẩm đoạt giải cuộc thi ảnh về Quân đội nhân dân và Quốc phòng toàn dân

(ĐCSVN) - Ban tổ chức đã lựa chọn và trao tổng cộng 48 giải thưởng, bao gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 12 giải Khuyến khích cho mỗi thể loại ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật Cuộc thi ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật toàn quốc với chủ đề “80 năm Quân...

Mới nhất