Trang chủNewsThời sựBình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố...

Bình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương


Thủ tướng: Bình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 1.
Thủ tướng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều ngày 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về tình hình kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng 3 tháng cuối năm 2024 và các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.

Cùng tham dự cuộc làm việc có Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và tỉnh Bình Dương.

Trước đó sáng cùng ngày, Thủ tướng đã dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh gắn với xúc tiến đầu tư của Bình Dương, khảo sát hiện trường, kiểm tra tiến độ dự án cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, tham quan Triển lãm Điện và Năng lượng 2024 và Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.

Về tiềm năng lợi thế của Bình Dương, các ý kiến tại cuộc làm việc đánh giá Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ giao thương với TPHCM; diện tích tự nhiên 2,7 nghìn km2 (xếp thứ 44/63); dân số trên 2,82 triệu người (đứng thứ 6/63); lực lượng lao động chiếm 64% dân số (trong khi bình quân cả nước là 53%).

Tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng, cao, đất đai màu mỡ, hệ thống sông và tài nguyên thiên nhiên phong phú; khí hậu tương đối ổn định, hầu như không có bão, lũ lụt.

Về hạ tầng giao thông, đô thị, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua…, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển khoảng 15 km.

Thủ tướng: Bình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 2.
Thủ tướng nhấn mạnh, Bình Dương có nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, hội tụ nhiều yếu tố để phát triển mạnh hơn nữa – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về công nghiệp, Bình Dương là trung tâm công nghiệp lớn với 30 khu công nghiệp (diện tích trên 12,6 nghìn ha), 12 cụm công nghiệp (gần 800 ha). Nhiều khu công nghiệp lớn, có tỉ lệ lấp đầy cao như: Sóng Thần, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Mỹ Phước…

Đặc biệt, Bình Dương là nơi đầu tiên xây dựng khu công nghiệp VSIP, nay là một trong những điển hình kiểu mẫu về phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư của Việt Nam.

Hệ thống giáo dục, đào tạo tương đối phát triển; bảo đảm đủ trường lớp cho con em nhân dân tỉnh và lao động nhập cư.

Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá (11 di tích lịch sử văn hóa được công nhận cấp quốc gia); có nhiều lễ hội được nhiều du khách biết đến như: Lễ hội Chùa Bà, lễ hội Chùa ông Ngựa, lễ hội đình thần Tân An, đình thần Dĩ An…; có nhiều làng nghề truyền thống.

Người dân tỉnh Bình Dương có truyền thống anh hùng cách mạng; cần cù lao động, cầu thị, ham học hỏi, năng động, đổi mới sáng tạo, luôn khát vọng vươn lên làm giàu cho quê hương, đất nước. Có nhiều danh nhân đóng góp cho đất nước và Bình Dương.

Nằm trong nhóm thu hút FDI tốt nhất cả nước

Theo báo cáo của tỉnh Bình Dương và các ý kiến tại cuộc làm việc, trong 9 tháng đầu năm, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh duy trì ổn định và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Kinh tế tiếp tục đà tăng khá ở cả 3 khu vực. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,19%, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước cả năm 2024 tăng 7,28% so với cùng kỳ.

Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tích cực. Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt hơn 50,1 nghìn tỷ đồng (đạt 77% dự toán cả năm, tương đương mức bình quân chung cả nước là 78,5%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 11,25%, 8 tháng tăng 6,04% so cùng kỳ. Xuất nhập khẩu tăng cao, xuất siêu lớn. Trong 8 tháng, xuất khẩu đạt 25,6 tỷ USD, tăng 13,7%; nhập khẩu đạt 18,2 tỷ USD, tăng 13,4%; xuất siêu 7,4 tỷ USD (cả nước xuất siêu 19,07 tỷ USD).

Thu hút FDI trong 8 tháng đạt trên 1,36 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ, xếp thứ 7/63. Tính đến nay, Bình Dương luôn duy trì vị thế trong nhóm 3 tỉnh thu hút FDI tốt nhất. Đến 31/8/2024, tổng vốn FDI đăng ký tại Bình Dương là hơn 41,8 tỷ USD.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động được quan tâm; triển khai hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội; đời sống nhân dân được nâng lên.

Đặc biệt, từ năm 2017, Bình Dương được công nhận là tỉnh đầu tiên và đến nay vẫn là duy nhất trong cả nước không còn hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương.

Thủ tướng: Bình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 3.
Thủ tướng yêu cầu Bình Dương phát triển bứt phá, tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3/38 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Tỉnh đã xây dựng 52.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tương đương 2,6 triệu m2 sàn; có chủ trương đầu tư mới 2 dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 6.000 căn hộ và 4 dự án nhà ở thương mại.

Gần đây, tỉnh đã kịp thời tổ chức vận động, tiếp nhận ủng hộ trên 40 tỷ đồng và chuyển hơn 23 tỷ đồng cho đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.

Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng; chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn

Đáng chú ý, tỉnh có mật độ đô thị hóa cao nhất cả nước với 05 thành phố trực thuộc, tỉ lệ đô thị hóa đạt 84%. Tỉnh tiếp tục quy hoạch và triển khai đầu tư, phát triển hệ thống đô thị mới, theo mô hình đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).

Tỉnh tập trung triển khai đầu tư các khu công nghiệp thế hệ mới, hướng đến sản xuất thông minh, sản xuất xanh theo quy hoạch. Hình thành các Khu công nghệ thông tin tập trung và Khu khoa học công nghệ trong trung tâm thành phố mới Bình Dương với quy mô 220 ha.

Về tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm kết nối vùng, tỉnh Bình Dương cho biết, trong số 26 cây cầu theo quy hoạch và kết nối vùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh được, đến nay đã hoàn thành 12 cầu.

Ngoài những công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, hiện tỉnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ khởi công, thi công, khánh thành các công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng với tổng mức đầu tư khoảng 70.000 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước bố trí khoảng 42.000 tỷ đồng; vốn các nhà đầu tư huy động theo hình thức đối tác công tư (PPP) khoảng 28.000 tỷ đồng).

Trong đó, đường Vành đai 3 TPHCM qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 26 km, phấn đấu dự kiến thông xe kỹ thuật vào dịp 30/4/2025 (sớm hơn 02 tháng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ).

Hai dự án đường Vành đai 4 TPHCM qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 47,5 km và đường cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành qua địa bàn tỉnh dài khoảng 52 km, đều dự kiến khởi công vào tháng 11/2024.

Dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 dài khoảng 13,8 km với tổng mức đầu tư 12.463 tỷ đồng hiện đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đưa vào sử dụng dịp lễ 30/4/2025.

Về đường sắt, tỉnh Bình Dương chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành thống nhất nghiên cứu tuyến đường sắt từ Bàu Bàng xuống Dĩ An đến cảng Cái Mép – Thị Vải (Vũng Tàu).

Còn đường sắt đô thị Suối Tiên – thành phố mới Bình Dương đang được tỉnh tiến hành khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy hoạch với chiều dài khoảng 35 km, tổng mức đầu tư dự kiến 86.150 tỷ đồng (3,5 tỷ USD).

Thủ tướng: Bình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 4.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ấn tượng và tự hào với Bình Dương

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc, giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, ban hành thông báo kết luận cuộc làm việc.

Thủ tướng nhấn mạnh, Bình Dương có nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, hội tụ nhiều yếu tố để phát triển mạnh hơn nữa. Trong đó, Bình Dương có vị trí quan trọng, kết nối các vùng trọng điểm, kết nối quốc gia, quốc tế, cần khai thác tối đa thế mạnh này để phát triển.

“Chúng ta có nhiều ấn tượng, niềm vui, hạnh phúc và tự hào về những kết quả của Bình Dương trong phát triển nhanh, bền vững; xây dựng Bình Dương theo xu thế thành phố thông minh của thế giới và không còn hộ nghèo”, Thủ tướng nói.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Dương và những thành tựu quan trọng đã đạt được, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước.

Thủ tướng: Bình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 5.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, Thủ tướng trao Quyết định Quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Bình Dương – Ảnh: VGP

Bên cạnh những kết quả đạt được rất cơ bản, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của tỉnh như chưa lấy lại đà tăng trưởng sau đại dịch COVID-19; tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2024 thấp hơn bình quân chung cả cả nước; giải ngân vốn đầu tư công, triển khai một số công trình, dự án quan trọng quốc gia còn chậm; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cần nỗ lực hơn nữa; phát triển bền vững, toàn diện cần chú ý hơn nữa.

Thủ tướng nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm quan trọng từ thực tiễn của Bình Dương, cần làm tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Thứ nhất, quán triệt, triển khai sáng tạo, có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vận dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới, các doanh nghiệp dân tộc (nhân rộng mô hình Becamex Bình Dương).

Thứ hai, phải nắm chắc tình hình thế giới, khu vực và trong nước, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả. Điều này rất quan trọng vì Bình Dương hội nhập mạnh mẽ và có vai trò liên kết vùng, quốc gia, quốc tế quan trọng.

Thứ ba, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, huy động hiệu quả mọi nguồn lực; tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh.

Thứ tư, công tác chỉ đạo, điều hành phải có tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc trọng tâm, trọng điểm, đầu tư không dàn trải, làm việc nào dứt điểm việc đó. Càng áp lực thì càng phải nỗ lực, phấn đấu đạt kết quả cao nhất,

Thứ năm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phân công nhiệm vụ, giao việc phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả.

Thứ sáu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chủ động giải quyết công việc với tinh thần “đã nói làm làm, đã cam kết là phải thực hiện”; đã làm, đã thực hiện là phải có sản phẩm cụ thể, cân đong đo đếm được; tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Bình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 6.
Cũng trong sáng 26/9, Thủ tướng khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương – Ảnh: VGP

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương phát triển bứt phá, tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng nhắc lại đề nghị Bình Dương thực hiện “3 tiên phong” gồm:

Một là, tiên phong kết nối nền kinh tế với Vùng, khu vực, quốc gia, quốc tế, nhất là kết nối giao thông xanh, số hoá với Campuchia, với Tây Nguyên qua Bình Phước, với Tây Nam Bộ qua Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối quốc gia, quốc tế qua Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải…

Hai là, tiên phong trong chủ động phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế ban đêm, đặc biệt chú trọng số hoá và xanh hoá nền kinh tế.

Ba là, tiên phong trong chủ động, tích cực xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới, tập trung vào đổi mới sáng tạo, lập nghiệp, khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển khu công nghiệp thế hệ mới theo hướng xanh, số, công nghệ cao, thông minh; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sớm trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ ra 10 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng trước hết yêu cầu khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh vừa được phê duyệt; xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch.

Thứ hai, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới; tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp, hướng tín dụng vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên và hạ tầng giao thông.

Về đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm; tiếp tục phát huy mô hình hợp tác công – tư; thu hút FDI có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao.

Về xuất khẩu, nghiên cứu và phát triển khu phi thuế quan, khu thương mại tự do (phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong xây dựng đề án, trong đó có đề xuất về vị trí, quy mô, mô hình tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách và đánh giá tác động một các toàn diện), hướng đến xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Bình Dương phải bứt phá hơn nữa, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 7.
Thủ tướng cũng tham quan Triển lãm Năng lượng và tự động hóa toàn cầu sáng 26/9 – Ảnh: VGP

Về tiêu dùng, xây dựng chương trình, kế hoạch kích cầu tiêu dùng trên địa bàn, nhất là dịp lễ, Tết cuối năm; đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

Về các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm; đẩy mạnh liên kết vùng.

Thứ ba, phấn đấu tăng thu, mở rộng cơ sở thu, tiết kiệm chi ngân sách; quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển. Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí.

Thứ tư, phát triển hệ sinh thái công nghiệp kiểu mới; thúc đẩy chuyển đổi các khu công nghiệp sang mô hình khu công nghiệp sinh thái, công nghệ cao; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ.

Tiếp tục phát triển mạnh các ngành dịch vụ mũi nhọn, hỗ trợ công nghiệp như: Thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, logistics, đào tạo nhân lực chất lượng cao…

Phát triển nông nghiệp để bảo đảm lương thực thực phẩm, ổn định đời sống người dân, góp phần kiểm soát lạm phát, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái.

Thứ năm, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng thông tin, viễn thông, hạ tầng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu; đặc biệt là phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường kinh doanh, xóa bỏ cơ chế xin – cho; tăng cường đối thoại, đồng hành và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Thứ bảy, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong ngành, lĩnh vực tiềm năng, ưu tiên; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đồng thời có cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; chuyển từ truyền đạt kiến thức là chủ yếu sang giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội theo các hình thức thuê và thuê mua – đây cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút nhân lực, thu hút đầu tư.

Thứ tám, triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội, phát triển toàn diện, bao trùm. Chú trọng quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống tốt đẹp, các di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu của tỉnh.

Thứ chín, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân; tập trung đấu tranh, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội.

Thứ mười, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; hoàn thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm Quốc khánh, chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

“Bình Dương cần phát huy hơn nữa truyền thống lịch sử – văn hóa hào hùng, “miền Đông gian lao mà anh dũng”, các kết quả nổi bật trên tất cả lĩnh vực trong những năm qua, tập trung phát triển bứt phá, đột phá, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn trong giai đoạn tới, nhất là phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, phát triển nhanh nhưng bền vững, bao trùm, toàn diện, nhân văn, hài hòa giữa con người và tự nhiên, giữa kinh tế, xã hội và môi trường”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, với vị trí, vai trò chiến lược của Bình Dương là cực tăng trưởng quan trọng của vùng động lực phía Nam, trong nhóm 3 địa phương có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước, với đà phát triển những năm qua cùng khát vọng, quyết tâm của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, không ngừng phát huy vị thế là thủ phủ công nghiệp hiện đại, phấn đấu đạt vị thế thủ phủ công nghiệp hàng đầu Việt Nam, có những sản phẩm mới thông minh hơn, hiện đại hơn, phấn đấu sớm trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, theo hướng thành phố thông minh, đáp ứng mong đợi của nhân dân.

*Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã phản hồi và Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo về hướng xử lý với các đề xuất, kiến nghị của Bình Dương liên quan tới: Tách mặt bằng giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư công; cơ chế và hỗ trợ nguồn lực đầu tư để đến năm 2030 tỉnh Bình Dương trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương; cơ chế, hỗ trợ nguồn lực để đầu tư các công trình, dự án trọng điểm.

Tỉnh Bình Dương cũng nêu các kiến nghị liên quan đầu tư xây dựng hoàn chỉnh dự án đường Vành đai 3 – Thành phố Hồ Chí Minh (cụ thể là nút giao Tân Vạn Nút đồ sộ nhất dự án Vành đai 3 và là một trong những nút giao phức tạp nhất Việt Nam) từ nguồn vốn dự phòng của dự án; triển khai dự án đường Vành đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương; nghiên cứu phương án phát triển tuyến đường sắt nhẹ (LRT) để kết nối với các TOD nội tỉnh; tuyến đường sắt đô thị Suối Tiên – thành phố mới Bình Dương và tuyến đường sắt Bàu Bàng – Dĩ An.

Cùng với đó là kiến nghị liên quan thành lập các khu thương mại tự do theo quy hoạch đã được phê duyệt; điều chỉnh, bổ sung các chính sách huy động các nguồn lực xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế để đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay; chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; sử dụng kinh phí chi thường xuyên để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-binh-duong-phai-but-pha-hon-nua-som-tro-thanh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-380708.html

Cùng chủ đề

Bình Dương sẵn sàng khởi động giai đoạn phát triển mới

Thủ tướng lưu ý, để thực hiện quy hoạch, Bình Dương cần tập trung huy động các nguồn lực thực hiện và tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phân công rõ...

Bình Dương thực hiện ‘3 tiên phong’, phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thủ tướng đánh giá, tỉnh Bình Dương có những điểm tựa vững chắc từ sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đại đoàn kết, truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng, điểm tựa lòng dân, điểm tựa từ sự ủng hộ của quốc tế, doanh...

khát vọng cho một địa phương giàu có, văn minh, nghĩa tình

Tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc mừng và đánh giá cao những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Dương đã đạt được trong thời gian qua. Mô hình phát triển gần 3 thập kỷ đã giúp Bình Dương từ một vùng đất nông nghiệp nghèo nàn vươn lên trở thành địa phương hàng đầu về thu hút đầu tư, đặc biệt là...

Công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trước đó, ngày 3/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 790/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch tỉnh Bình Dương bao gồm toàn bộ diện tích địa giới hành chính tỉnh với tổng diện tích tự nhiên 2.694,64km2, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (5 thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện:...

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 nối vùng phát triển

Ngày 23/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức khánh thành cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai, kết nối xã Bạch Đằng, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Dương thực hiện ‘3 tiên phong’, phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thủ tướng đánh giá, tỉnh Bình Dương có những điểm tựa vững chắc từ sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đại đoàn kết, truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng, điểm tựa lòng dân, điểm tựa từ sự ủng hộ của quốc tế, doanh...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi...

Cũng trong sáng nay, kiểm tra kết quả xử lý sự cố đứt gãy cống Nổ ở thôn đê tả sông Mã, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc trong đợt mưa lũ vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà biểu dương các lực lượng quân...

Bộ TN&MT tiếp công dân định kỳ tháng 9/2024

Thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, Bộ TN&MT tổ chức tiếp công dân thường xuyên vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. Định kỳ hàng tháng, lãnh đạo Bộ sẽ trực tiếp tiếp công dân vào ngày thứ Năm của...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta tại sân bay Jose Marti, về phía Cuba có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Roberto Morales Ojeda - Thường trực Ban Bí thư...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng tại Đông Nam Bộ

Thị sát khu vực giải phóng mặt bằng dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là tuyến đường rất huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược, kết nối giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, sân bay Long Thành và hàng loạt tuyến cao...

Bài đọc nhiều

Vaccine sốt xuất huyết: Thành quả của hành trình trăm năm

Gần đây, Bộ Y tế Việt Nam vừa phê duyệt vaccine sốt xuất huyết của Takeda. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt và được đánh giá là một công cụ dự phòng bổ sung tiên tiến trong chiến lược toàn diện về phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam.  Trong chuyến thăm châu Á và Việt Nam vào tháng 9, Bác sỹ Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu Vaccine Takeda, người dẫn dắt...

Sữa Núi Tản Ba Vì và những suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Sữa Núi Tản Ba Vì bị nghi ngờ chất lượng: Giám đốc công ty nói gì? Hà Nội: Nhiều trường tạm dừng sử dụng sữa Núi Tản Ba Vì Thông tin được dư luận đặc biệt quan tâm những ngày qua là chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội). ...

Việt Nam có thể là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại ASEAN

Mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 7%. Vì vậy hơn 3 tháng tới đòi hỏi nhiều nỗ lực phát triển kinh tế từ các địa phương và doanh nghiệp để có thể đạt mục tiêu này. VTV.vn

Theo dấu 16 bảo vật quốc gia được bảo vệ cẩn mật tại TPHCM

(Dân trí) - TPHCM đang có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ kỹ lưỡng và bảo vệ cẩn mật tại 3 bảo tàng. Trong đó, có bảo vật được rào chắn bằng tia hồng ngoại, có camera giám sát 24/24h cùng hệ thống chống trộm. Hiện tại, TPHCM có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại 3 bảo tàng nằm trên địa bàn. Dữ liệu trên vừa được Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) thành...

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững ngành y tế

NDO - Đổi mới sáng tạo trong ngành y tế làm tăng khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, thúc đẩy sự tiến bộ trong nghiên cứu y học và sản xuất dược phẩm... đã và đang giúp cải thiện đáng kể sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Các chuyên gia thảo luận các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành y tế. Ngày 25/9, Báo Đầu tư tổ chức...

Cùng chuyên mục

Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống Việt Nam

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc hội kiến Phó thủ tướng Tanzania Doto Mashaka Biteko  ...

Việt Nam chỉ còn khoảng 15 năm trước khi bước vào giai đoạn dân số già

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, già hóa dân số với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức cho hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.   Tuổi thọ tăng và xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp khiến Việt Nam được dự báo là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới và sớm trở...

Các tay cơ Việt Nam lọt vào vòng loại trực tiếp giải Billiards thế giới

(Dân trí) - Các tay cơ hàng đầu Việt Nam tỏ ra quá mạnh trước các đối thủ quốc tế ở vòng bảng. Phương Vinh, Quyết Chiến, Đức Minh đồng loạt vào vòng knock-out giải Billiards carom 3 băng vô địch thế giới. Các trận đấu bản lề vòng bảng giải Billiards carom 3 băng vô địch thế giới (World Championship) 2024 không thể làm khó các tay cơ hàng đầu Việt Nam. Bao Phương Vinh dễ dàng vào vòng knock-out World Championship...

4 căn nhà cùng tài sản bị nhấn chìm xuống sông Đồng Nai

UBND TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hôm nay (26/9) cho biết đang phối hợp với chính quyền xã Long Hưng thống kê thiệt hại và hỗ trợ các hộ dân trong vụ sạt lở ven sông Đồng Nai. Trước đó, khuya ngày 20/7 vừa qua, một vụ sạt lở nghiêm trọng tại xã Long Hưng khiến 4 căn nhà đổ sập xuống sông Đồng Nai. Thời điểm xảy ra sự cố, khoảng 16 người đang sinh sống trong...

Nhiều tiềm năng hợp tác giữa TPHCM và TP Torino (Italy)

Chiều 26-9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, tiếp ông Stefano Lo Russo, Thị trưởng thành phố Torino (Italy). Thống nhất với những đề xuất hợp tác của Thị trưởng thành phố Torino (Italy), đồng chí Phan Văn Mãi khẳng định đây là những lĩnh vực hợp tác thiết...

Mới nhất

Nhiều tiềm năng hợp tác giữa TPHCM và TP Torino (Italy)

Chiều 26-9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, tiếp ông Stefano Lo Russo, Thị trưởng thành phố Torino (Italy). Thống nhất với những đề xuất hợp tác của Thị...

Những bang nào tối quan trọng trong bầu cử Mỹ năm nay?

Trong cuộc bầu cử Mỹ 2024, mọi tiểu bang đều quan trọng. Tuy nhiên Pennsylvania, Wisconsin, Bắc Carolina và Georgia là 4 bang chiến trường có vai trò then chốt.   Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 năm nay dự kiến sẽ ẩn chứa nhiều biến số - Ảnh: GETTY IMAGES Hầu hết các cuộc thăm dò hiện nay đều...

Nỗ lực cho tương lai tốt đẹp hơn

Khoảng 200 nhà lãnh đạo, đại diện các quốc gia thành viên và tổ chức quốc tế đang tụ họp tại New York (Mỹ) dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 79 và Hội nghị thượng đỉnh Tương lai lần đầu tiên.

Lũ quét Làng Nủ: Tìm thấy thêm 1 thi thể, vẫn còn 10 người mất tích

Sau 16 ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể anh Nguyễn Văn V., nạn nhân trong gia đình có 4 người chết, mất tích ở vụ lũ quét Làng Nủ.   Lực lượng dân quân tham gia tìm kiếm các nạn nhân - Ảnh: T.CHUNG Chiều 26-9, thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai...

Mới nhất