Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBiến tướng của học thêm

Biến tướng của học thêm


Bài văn sao chép gần như “đúc khuôn”

Với đề bài phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến, giáo viên hy vọng sẽ bắt gặp những nét bút học trò cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ và thơ ca.

Câu từ hẳn nhiên còn vụng về, ý tứ ngô nghê, diễn đạt sẽ còn gượng gạo nhưng tôi trân trọng từng bài viết thật của học trò. Bởi các em đang tập làm văn, tập cảm nhận thơ ca, tập viết bài phân tích văn học… Thế rồi ngòi bút đỏ chấm bài trên trang giấy bất chợt đứng khựng lại, ngờ ngợ “vừa đọc bài văn này hồi nãy”, “sao quen quá”, “hay là…”. Lật lại xấp bài, tôi bắt gặp hai bài văn sao chép gần như “đúc khuôn”.

Tôi hụt hẫng bởi trong mỗi tiết lên lớp, giáo viên đều hướng dẫn kỹ năng viết một bài văn phân tích thơ, rèn giũa thường xuyên bằng những bài viết tương tự và luôn động viên trò tự lực viết văn. Thế mà trò trả lại cho cô giáo bài văn sao chép y đúc…

Đau với hai bài văn 'đúc khuôn'… - Ảnh 1.

Hai bài văn rập khuôn

Càng đau lòng hơn bởi đây là hai học sinh có ý thức học tập tốt, năng lực viết văn thuộc dạng khá giỏi. Thế mà hai bài văn trưng ra trước mắt lại “gạo” bài từ một cái khuôn ở đâu đó rồi cứ thế chép văn đổi điểm số. Dò hỏi, tôi mới biết các em cùng theo học thêm một “lò”. Đáng lo vô cùng khi có những lớp dạy thêm cho học sinh “chép văn” đầy nguy hại như thế!

Bài trên lớp đã học trước ở lớp học thêm, đề kiểm tra đã giải trước ở lớp học thêm, trò cứ thế mà nhớ lại, giải lại đề, viết lại văn. Nếu không chấn chỉnh tình trạng dạy thêm biến tướng và tiêu cực như thế này, chúng ta sẽ tạo ra những cỗ máy học để đạt điểm số cao chót vót, giật thành tích đứng đầu và ganh đua danh hiệu xuất sắc. Còn tư duy phản biện, năng lực sáng tạo, kỹ năng tự học lại bị mài mòn, triệt tiêu ngay từ những ngày thơ bé cắp sách đến lớp học thêm.

Hai bài văn 'đúc khuôn': Biến tướng của học thêm  - Ảnh 2.

Vấn đề dạy thêm, học thêm lại thu hút sự chú ý của dư luận sau đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

Học sinh đánh mất tư duy sáng tạo vì học thêm máy móc

Hai bài văn “đúc khuôn” kể trên khiến chúng ta lo âu trước tình trạng học thêm tràn lan, tiêu cực dẫn đến hệ lụy trò đánh mất tư duy sáng tạo, mài mòn năng lực phản biện.

Mới đây, vấn đề dạy thêm, học thêm lại thu hút sự chú ý của dư luận sau đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại phiên thảo luận Quốc hội hôm 20.11.

Nếu chỉ dạy thêm, học thêm trong sáng và thuần khiết theo quy luật cung-cầu của thị trường thì có lẽ tiếng xấu đã chẳng đổ dồn và lời ta thán, bức xúc của dư luận đã chẳng “dậy sóng” như bấy lâu nay.

Dư luận phản ứng bởi một bộ phận giáo viên lạc lối từ những lớp dạy thêm. Để duy trì khoản lương ngoài giờ vượt xa đồng lương chính khóa, một số nhà giáo dùng đủ chiêu trò để rủ rê, ép buộc học sinh phải đến lớp học thêm. Tình trạng “găm bài”, “gạ đề” hay phân biệt đối xử giữa học sinh có và không học thêm là một thực tế nhức nhối. “Con sâu làm rầu nồi canh” – tiếng xấu đổ dồn khiến lòng người thầy chân chính nhức nhối vô cùng.

Trước đây, vào năm 2019, 2020, đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện từng bị bác bỏ bởi một số lý do như:

  • Không thể xem giáo dục như một ngành nghề kinh doanh (mua bán chữ nghĩa)
  • Sản phẩm của giáo dục là con người chứ không phải là một món hàng
  • Nếu giáo dục được xem như một cửa hàng có tiền mới được vào và khách hàng được xem như “thượng đế” thì truyền thống tôn sư trọng đạo sẽ bị thương tổn trầm trọng và nhiều yếu tố tiêu cực sẽ xảy ra khi nhiều thầy cô chạy theo mãnh lực của đồng tiền, dẫn đến mất công bằng trong giáo dục
  • Lạm dụng việc học thêm sẽ khiến học sinh dần dần mất đi tư duy phản biện, suy nghĩ độc lập, sự tự học và sáng tạo

Tuy nhiên, hiện nay học thêm là nhu cầu của học sinh khi chương trình các môn học vẫn còn khá nặng dù Bộ GD-ĐT hồi năm 2011 đã có hướng dẫn giảm tải. Các em học yếu thật sự có thể đăng ký học thêm để bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức.

Vì vậy, thay vì cấm hoàn toàn thì nên đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng ngành giáo dục phải có quy định cụ thể và chặt chẽ để tránh tình trạng giáo viên ép học sinh đi học thêm.

Đào Đình Tuấn



Source link

Cùng chủ đề

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Tin nhắn “bắt, lập biên bản giáo viên dạy thêm” đang lan truyền là giả mạo

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM đã chuyển thông tin về tin nhắn giả mạo, mạo danh này đến Công an Thành phố để xác minh ...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Xôn xao tin nhắn “bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm”, Sở lên tiếng

(Dân trí) - Tin nhắn được chia sẻ trên mạng xã hội thể hiện nội dung Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT theo dõi sát, bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm. Trên nhiều diễn đàn, hình ảnh tin nhắn ghi nội dung được cho là của Sở GD&ĐT TPHCM gửi đến Phòng GD&ĐT các quận huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo về vấn đề dạy thêm được chia sẻ. Nội dung tin nhắn này như  sau:Sở...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hezbollah, Israel mâu thuẫn về tiến trình đàm phán ngừng bắn

Lực lượng Hezbollah ở Li Băng ngày 11.11 khẳng định họ chưa nhận được đề xuất ngừng bắn chính thức nào trong khi Israel cho rằng các nỗ lực ngoại giao đang tiến triển. ...

Trường đại học Công nghệ Sài Gòn tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024

Ngày 9.11.2024, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho 862 tân kỹ sư, tân cử nhân. Đây là kết quả của một quá trình dài nỗ lực không ngừng nghỉ,...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Điện thoại, đồng hồ, mắt kính… sẽ được tích hợp AI nhiều hơn

Trình bày tham luận tại ICEBA2024 vào sáng 11.11, ông Nguyễn Phúc Vinh, Giám đốc kỹ thuật cấp cao của Synopsys Việt Nam, cho biết trong tương lai gần, các thiết bị gần gũi sẽ được tích hợp AI ngày càng nhiều. ...

Cùng chuyên mục

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Đà Nẵng xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ báo Tuổi Trẻ phản ánh

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ sau phản ánh của báo Tuổi Trẻ. Theo đó, ông Trần Doãn Dũng thừa nhận trong thời...

Mới nhất

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại...

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

(ĐCSVN) - Kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 11/11, Cục Phát...

Lập Tổ công tác gỡ vướng về quỹ nhà đất phục vụ tái định cư tại TPHCM

(CLO) Ngày 11/11, Văn phòng UBND TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc .Tổ công tác...

Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án...

Hỗ trợ start-up Việt khắc phục điểm yếu, bước ra toàn cầu

Sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt từ ý tưởng đến thành công vừa ra mắt chiều 11-11, kỳ vọng đưa start-up Việt ra toàn cầu. ...

Mới nhất