Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBiến chứng nguy hiểm của bệnh nhân béo phì

Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân béo phì


Béo phì là yếu tố nguy cơ chính của suy tim và đột tử do có liên quan đến bệnh động mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.

Trước nhập viện ba ngày, anh Chấn (42 tuổi, ở Đồng Nai) có cảm giác mệt, nặng ngực, đau vùng thượng vị, buồn nôn sau ăn. Đi khám tại cơ sở y tế địa phương, anh được chẩn đoán trào ngược dạ dày, cho uống thuốc điều trị. Bệnh không thuyên giảm, mệt kèm khó thở tăng dần, ăn gì cũng nôn ra, người nhà đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.





Thừa cân, béo phì đã trở thành một vấn nạn trên toàn cầu, một đại dịch có tính chất toàn cầu.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy tim cấp: mệt vã mồ hôi, ngồi thở co kéo, mạch nhanh, tiểu ít, huyết áp kẹp (tình trạng khoảng cách giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20 mmHg) với các chỉ số mạch 120-130 lần/phút, huyết áp 100-110/70-80 mmHg.

Kết quả X-quang lồng ngực cho thấy phù phổi cấp, siêu âm tim tại giường xác định các buồng tim giãn lớn, co bóp tim trái giảm nhiều (EF = 10-15%). Điện tâm đồ có dấu nhồi máu cơ tim cấp vùng trước mỏm – bên kèm men tim tăng cao, suy chức năng thận và tăng cao men gan. Bác sỹ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp biến chứng tổn thương đa cơ quan, bệnh cơ tim giãn, béo phì độ 3 (110 kg, BMI = 40,75).

Anh Chấn được điều trị hồi sức tích cực chống phù phổi cấp, sau đó chuyển đến phòng DSA để chụp mạch vành và can thiệp tái tưới máu cấp cứu. Kết quả cho thấy động mạch liên thất trước tắc hoàn toàn với nhiều huyết khối. Ê kíp can thiệp mạch tiến hành nong mạch đặt stent tại đoạn mạch vành tắc nghẽn.

Bác sỹ Nguyên đánh giá, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong cao do chức năng tim suy giảm nặng, các buồng tim giãn lớn, kèm suy đa cơ quan, cần gấp rút nong mạch đặt stent tại đoạn mạch vành tắc nghẽn.

ThS.BS.CKII Võ Anh Minh, Phó khoa Tim mạch Can thiệp, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, bệnh nhân bị suy tim nặng do biến chứng cơ tim giãn và nhồi máu cơ tim cấp, nguy cơ rối loạn nhịp tim, ngừng tim trong lúc can thiệp nong mạch rất cao.

Bác sỹ quyết định chạy ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo), đặt bóng đối xung trước và trong suốt thủ thuật để duy trì huyết áp, lọc máu, giảm nguy cơ ngừng tim trên bàn thủ thuật.

Theo bác sỹ Nguyên, béo phì là yếu tố nguy cơ chính của suy tim và đột tử do có liên quan đến bệnh động mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.

Bệnh cơ tim giãn ở bệnh nhân Chấn là hệ quả của tình trạng béo phì lâu dài không được điều trị. Anh Chấn có lối sống ít vận động nên các triệu chứng của suy tim không biểu hiện rõ. Vài năm gần đây, thỉnh thoảng anh thấy mệt, hụt hơi khi làm việc nặng, nhưng nghĩ do mình mập nên chủ quan không đi khám.

Nếu cơn nhồi máu cơ tim cấp không bộc phát, bệnh nhân chưa đến viện, bệnh cơ tim giãn không được phát hiện sẽ tiếp tục tiến triển, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp và đột tử, bác sỹ Huy khẳng định.

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chuyển hóa, người thừa cân, béo phì nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn chế độ trị liệu thích hợp, cố gắng đưa cân nặng về giới hạn bình thường.

Bệnh nhân phải được đánh giá chức năng tim mạch, kiểm tra huyết áp, đường huyết, mỡ máu định kỳ. Khi phát hiện các bất thường như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chức năng tim…, cần điều trị ngay kể cả khi không có triệu chứng.

PGS-TS.Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế cho biết, thừa cân, béo phì đã trở thành một vấn nạn trên toàn cầu, một đại dịch có tính chất toàn cầu. Hiện nay tốc độ béo phì đang tăng theo hình dựng đứng.

Chuyên gia của Viện Dinh dưỡng cũng thừa nhận, có đến 10 yếu tố tác động khiến con người dần dần bị béo phì gồm: Vận động, dinh dưỡng, virus, hormone, stress, tâm lý, ô nhiễm, công nghệ, thực phẩm, tình trạng xã hội.

Do đó, câu chuyện kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì là thách thức, khó hơn rất nhiều so với việc phòng chống các bệnh lây nhiễm.

Vấn đề ở đây là thay đổi lối sống, môi trường sống, cần có cách tác động vào chính sách để giải quyết môi trường sống cho trẻ, làm thế nào để có khoảng không cho trẻ tập thể dục thể thao.

Đây cũng chính là yếu tố góp phần vì sao chưa cải thiện được tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ. Ngoài ra, theo bà Mai, cần truyền thông để thay đổi dần thói quen sinh hoạt trong mỗi gia đình.

Trước đó, GS-TS.Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng cũng cho biết, nguyên nhân béo phì ở mỗi người có thể không giống nhau.

Có thể người này béo phì cho do ăn uống vô hạn độ, ăn uống nhiều quá, có thể người khác là do không chịu luyện tập, có người lại do nguyên nhân bệnh lý, gen. Vì thế, để điều trị thì cần tìm nguyên nhân, từ đó khắc phục.

Trẻ em bị béo phì ngoài thân hình không đẹp, trẻ còn mắc các rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đường… Vì thế, trẻ có thể bị tăng huyết áp sớm, tiểu đường sớm… Hiện nay, đang cảnh báo nhiều về tình trạng trẻ hóa trong các bệnh tim mạch, tiểu đường, xương khớp…

Thay đổi lối sống, chế độ ăn và hoạt động thể lực là nền tảng điều trị thừa cân, béo phì. Với người quá béo, một tháng không nên giảm quá 5kg, còn với những người BMI vượt qua 30 một chút thì hãy giảm dần dần. Đặc biệt, cần quan tâm giảm chu vi vòng eo hơn là chỉ giảm cân.

Béo phì cũng rất dễ tái lại, vì thế luôn phải thực hiện chế độ ăn lành mạnh, vận động để kiểm soát cân nặng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện trên thế giới có 6,5 triệu người béo phì cần điều trị, số tiền điều trị cho béo phì rất lớn. Tỷ lệ tử vong liên quan tới béo phì gấp 2 lần tỷ lệ tử vong của ung thư vú và đại trực tràng cộng lại.

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, số ca bệnh béo phì tìm đến cơ sở y tế điều trị béo phì ngày càng nhiều. Đa số trường hợp đến bệnh viện đều không thể kiểm soát được tình trạng béo phì bằng cách thay đổi lối sống và không đáp ứng với các phương pháp trị liệu khác.

Những bệnh nhân này thường có một số bệnh lý đi kèm như huyết áp cao, đau khớp, vô sinh nguyên phát, đái tháo đường, tăng lipid máu, gan nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu…

Còn theo các bác sỹ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, béo phì là một bệnh mãn tính, cần được điều trị sớm. Bệnh béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ, mà còn gây ra nhiều nguy cơ như mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, xơ gan, các bệnh lý cơ xương khớp, vô sinh…

Béo phì và thừa cân cũng làm tăng nguy cơ tử vong hơn so với những bệnh nhân có cân nặng bình thường. Nguyên tắc để điều trị thừa cân, béo phì là tăng cường tiêu hao năng lượng và giảm nguồn thức ăn vào cơ thể.

Thừa cân, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động, sinh hoạt, tâm lý mà còn phải coi đó là bệnh lý và cần được khám và điều trị tại các chuyên khoa về tiêu hóa và béo phì.

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong việc điều trị béo phì như các biện pháp thay đổi lối sống, tăng cường vận động thể lực, điều trị nội khoa, phẫu thuật.





Nguồn: https://baodautu.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-nhan-beo-phi-d222460.html

Cùng chủ đề

4 cách giúp đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường

Những người được chẩn đoán tiền tiểu đường không có nghĩa là sẽ mắc tiểu đường. Kết quả chẩn đoán này là lời cảnh báo người mắc cần có những điều chỉnh để kiểm soát đường huyết và tránh bị tiểu đường loại...

Bệnh viện Tâm Anh trao đổi thông tin khoa học về béo phì

Tại buổi gặp gỡ chính thức với Công ty Novo Nordisk Việt Nam, các bên đã trao đổi nhằm xác định lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong việc xử lý những thách thức do bệnh béo phì gây ra tại Việt Nam. ...

Bệnh viện Tâm Anh ghi nhận 150.000 ca thừa cân béo phì

Béo phì gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao, ngưng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ không do bia rượu, đau xương khớp… ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tình trạng thiếu thuốc đã được khắc phục đến đâu?

Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này. Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

4 mẹo chọn thực phẩm ăn sáng ngăn đường huyết tăng

Chọn thực phẩm giàu chất xơChất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, dẫn đến phản ứng đường huyết diễn ra chậm hơn. Chúng ta không nhất thiết phải ăn ít carbohydrate vào bữa sáng, hãy chọn những loại carbohydrate có nhiều chất xơ như quả mọng, bánh mì nướng nguyên cám, quả bơ và đậu...Thêm proteinCác nguồn protein như trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc thịt nạc làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm lượng...

Hướng dẫn triển khai thanh toán thuốc mua ngoài cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn có tình trạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng không đầy đủ, không kịp thời cho người bệnh. Tại Hội thảo Phổ biến Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)...

Người bị tăng axit uric có được ăn trứng không?

Trứng là thực phẩm quen thuộc, phổ biến, tuy nhiên nhiều người lo ngại: khi bị tăng axit uric thì có thể ăn trứng được không? ...

Cùng chuyên mục

Bác sĩ chia sẻ lợi ích của việc mang vớ khi đi ngủ

Mang vớ khi đi ngủ, đặc biệt là trong thời tiết se lạnh của mùa đông giúp giữ ấm bàn chân, hỗ trợ tuần hoàn máu; giúp giấc ngủ sâu, giảm các triệu chứng của bệnh về da ở chân... ...

Chưa hết lo khi người bệnh bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài

Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc bên ngoài, song khó khăn của người bệnh vẫn còn đó. Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc bên ngoài, song khó khăn của người bệnh vẫn còn đó. ...

Cúm mùa và biến chứng viêm phổi

Cúm có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, tránh đến nơi có khói thuốc, nghỉ ngơi để phòng biến chứng. Cúm có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, tránh đến nơi có khói thuốc, nghỉ ngơi để phòng biến chứng. Phòng biến chứng viêm phổi do cúm...

Cưỡng chế cơ sở chữa bệnh của ‘thần y’ nói chữa cả ung thư chỉ bằng nước ion kiềm

Lực lượng chức năng đã cưỡng chế tháo dỡ tấm biển quảng cáo chữa bách bệnh bằng nước ion kiềm của ông Nguyễn Tiến Nam (sinh năm 1958, trú tại số nhà 47, đường Đìa 1, thôn Đìa, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) trong ngày 1-11. ...

Loại nước ép giúp phòng ung thư

'Các loại thực phẩm tự nhiên như nước ép rau chân vịt giúp cân bằng a xít trong cơ thể và có tác dụng giảm nguy cơ ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm...

Mới nhất

Bố mẹ dốc tiền cho con học IELTS

Chi hơn 100 triệu đồng cho con luyện IELTS theo lộ trình từ lớp 6 tới lớp 11 để đạt 6.5, chị Thành thấy mãn nguyện khi con trai vào được đại học nhờ xét tuyển chứng chỉ này. Con trai chị Nguyễn Thị Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đang là sinh viên năm nhất Đại học Ngoại ngữ Hà...

Triều Tiên tuyên bố sát cánh cùng Nga đến chiến thắng

CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã hỗ trợ lớn cho quân đội Nga từ đầu xung đột tại Ukraine và cam kết luôn...

Bác sĩ chia sẻ lợi ích của việc mang vớ khi đi ngủ

Mang vớ khi đi ngủ, đặc biệt là trong thời tiết se lạnh của mùa đông giúp giữ ấm bàn chân, hỗ trợ...

Tranexamic Acid là thuốc gì? Cách dùng và liều lượng cụ thể ra sao?

Tranexamic Acid thường dùng trong điều trị cầm máu. Hiện nay, loại thuốc này được điều chế theo nhiều dạng khác nhau. Vậy, liều dùng và cách dùng Tranexamic Acid cụ thể ra sao? ...

Chưa hết lo khi người bệnh bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài

Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc bên ngoài, song khó khăn của người bệnh vẫn còn đó. Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi...

Mới nhất