Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBéo phì gây bệnh khớp, tiểu đường, đột quỵ

Béo phì gây bệnh khớp, tiểu đường, đột quỵ


Nhiều người béo phì bị kỳ thị, sống tự ti, khép mình vì bị cho rằng do ăn nhiều nên béo phì; trong khi, béo phì là bệnh mạn tính, cần nhận thức đúng và điều trị kịp thời.

TS.BS Lâm Văn Hoàng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Tổng Thư ký Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP.HCM, cảnh báo béo phì là bệnh mạn tính, tái phát và tiến triển; là cửa ngõ của nhiều bệnh tật, đe dọa sức khỏe người bệnh.

Bác sỹ Hoàng dẫn một nghiên cứu cho thấy, béo phì với BMI hơn 30 kg/m2, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, như viêm khớp gối (chiếm 52%), tăng huyết áp (chiếm 51%), ngưng thở khi ngủ (chiếm 40%), trào ngược dạ dày thực quản (chiếm 35%), gan nhiễm mỡ không do rượu (chiếm 29%), đột quỵ (chiếm 3%), đái tháo đường và nhồi máu cơ tim cùng chiếm 21%, nguy cơ ung thư… Những người bệnh này cần được chăm sóc y tế, điều trị kịp thời.

“Thế nhưng nhiều người chưa hiểu đúng về béo phì, chưa biết đây là bệnh, chỉ đi khám khi đã có biến chứng. Người bệnh cần nhận thức đúng về bệnh béo phì, thay vì chỉ xem đây là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh khác hoặc quan niệm béo phì do ăn nhiều, thiếu vận động”, bác sỹ Hoàng cảnh báo.

Cũng vì chưa hiểu đúng nên nhiều người định kiến, kỳ thị người thừa cân béo phì. Người thừa cân béo phì sống tự ti, khép mình, khó hòa nhập cộng đồng, khó chấp nhận bản thân, xấu hổ về ngoại hình, bế tắc trong cuộc sống.

“Trầm cảm, rối loạn lo âu là một trong những biến chứng của béo phì. Cần nhận thức đúng về bệnh để điều trị kịp thời và xóa bỏ định kiến, kỳ thị với người béo phì. Đó là điều nhân văn”, bác sỹ Hoàng nhấn mạnh.

Người mắc bệnh béo phì có nguy cơ trầm cảm tăng 55% theo thời gian, còn những người bị trầm cảm cũng tăng 58% nguy cơ béo phì, theo Liên đoàn phẫu thuật béo phì thế giới (IFSO).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh tỉnh rối loạn sức khỏe tâm thần cũng là một trong những yếu tố cần được đánh giá với người bệnh béo phì.

Học viện Y khoa Hoàng gia Anh (Royal College of Physicians UK) cho rằng, điều quan trọng với nền y tế quốc gia là phải xóa bỏ sự kỳ thị liên quan đến béo phì.

Đây không phải do lối sống của người ăn quá nhiều mất kiểm soát mà do cơ thể rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng của di truyền và các yếu tố môi trường xã hội như ít có thời gian vận động…

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Theo WHO, với người châu Á, BMI từ 23 trở lên là thừa cân, BMI từ 25 trở lên là béo phì. BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao.

“Vòng eo cũng là chỉ số quan trọng, giúp tầm soát nguy cơ thừa cân béo phì; đồng thời là biểu hiện của tình trạng thừa mỡ nội tạng. Đối với người châu Á, nguy cơ này tăng lên khi vòng eo trên 80 cm ở nữ và trên 90 cm ở nam”, bác sỹ Hoàng cho biết.

Trước đây, béo phì không được công nhận là bệnh. Đến năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức công nhận béo phì là một bệnh mạn tính. Năm 1997, khi tỷ lệ người dân béo phì và thừa cân đã tăng gấp 3 lần so với năm 1975, WHO chính thức công nhận béo phì là một đại dịch toàn cầu.

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) cũng công nhận béo phì là một bệnh mạn tính đòi hỏi quản lý và điều trị lâu dài. Liên đoàn Béo phì Quốc tế (World Obesity Federation – WOF) nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động ngay lập tức để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch toàn cầu này.

Theo Liên đoàn Phòng chống Béo phì Thế giới, tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng ba lần từ năm 1975 đến năm 2022. Gần 3 tỷ người thừa cân béo phì, trong đó 1 tỷ người phải chung sống với bệnh béo phì – tức cứ 7 người thì có 1 người mắc bệnh.

Con số này được dự đoán sẽ tăng lên, đến năm 2035 có 51% thế giới, tương đương hơn 4 tỷ người béo phì hoặc thừa cân nếu không có hành động can thiệp kịp thời; nghĩa là cứ 4 người sẽ có 1 người thừa cân béo phì.

Số người béo phì ở Việt Nam đang có tốc độ tăng nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á, ở mức 38%; trong khi tỷ lệ người béo phì của các nước trong khu vực là 10%-20%.

Riêng tại TP.HCM, tình trạng thừa cân béo phì tiếp tục tăng ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tăng từ 11,1% (năm 2017) lên 13,6% (năm 2022), trong khi toàn quốc là 11,1%; ở người trưởng thành hơn 37%, trong khi toàn quốc chỉ 20%.

Thống kê riêng của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, tỷ lệ người thừa cân béo phì chiếm khoảng 56%-57% trên tổng số bệnh nhân đến khám tại bệnh viện một năm qua.

Tỷ lệ người thừa cân béo phì ngày càng tăng nhưng tỷ lệ được điều trị còn rất nhiều hạn chế. Đồng thời, bác sỹ Hoàng dẫn số liệu của Đại học Y khoa Yale (Mỹ) năm 2016, đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, tỷ lệ điều trị là 86%; tuy nhiên, tỷ lệ điều trị đối với người thừa cân béo phì chỉ 2%, trong khi có đến 46% người Mỹ thừa cân béo phì.

Theo bác sỹ Hoàng, nhu cầu điều trị luôn rất nhiều nhưng chưa có đơn vị y tế chuyên nghiệp chăm sóc và điều trị cho người thừa cân béo phì.

Nhiều người thừa cân béo phì áp dụng những phương pháp giảm cân không chính thống, không được chứng minh bởi khoa học, gây nhiều đau đớn, thậm chí mất mát về thể chất và tinh thần người bệnh. Vì vậy, cần trung tâm chuyên sâu, toàn diện để tầm soát, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế cho người thừa cân béo phì.

Bộ Y tế hiện đã ban hành tài liệu hướng dẫn và điều trị béo phì. Theo đó, các bác sỹ điều trị béo phì bằng cách tiếp cận từng bước, đa mô thức và cá thể hóa. Người bệnh được đánh giá, điều trị theo chỉ định của bác sỹ đồng thời thay đổi lối sống toàn diện, từ ăn uống đến vận động.

Theo bác sỹ Hoàng, có nhiều yếu tố gây béo phì như di truyền học, giới tính, lối sống, sức khỏe tâm thần, tuổi, dân tộc. Trong đó, yếu tố không thể thay đổi được như lớn tuổi, di truyền, rối loạn nội tiết; các yếu tố thay đổi được, như ít vận động, chế độ ăn, hút thuốc lá và sử dụng thuốc.

Yếu tố di truyền học đóng vai trò quan trọng gây béo phì. Các nghiên cứu ước tính rằng yếu tố di truyền chiếm khoảng 40%-70% nguy cơ béo phì ở một người.

Gen di truyền liên quan đến hệ thống điều khiển sự thèm ăn và tiêu hao năng lượng, quá trình trao đổi chất và tích trữ mỡ. Đơn cử như gene ADRB3 giảm khả năng đốt cháy mỡ và tăng tích trữ mỡ, góp phần làm tăng tình trạng béo phì.

“Điều trị bệnh béo phì là trách nhiệm của xã hội, không phải của riêng cá nhân. Cũng như các bệnh không lây nhiễm khác, béo phì có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, bác sỹ Hoàng nói.





Nguồn: https://baodautu.vn/beo-phi-gay-benh-khop-tieu-duong-dot-quy-d226057.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 6,5

Chính phủ đề xuất tăng trưởng GDP năm 2025 từ 6,5-7% và và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 7-7,5% để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP. Ngày 30/9, tại TP.HCM, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra Báo cáo đánh giá kết quả thực...

Chạy đua áp dụng chính sách bán hàng giảm giá “khủng”

Mua nhà trả góp, mua nhà được thuê lại nhà hàng tháng, mua nhà được đàm phán thanh toán… là những chính sách mà các doanh nghiệp bất động sản đưa ra cho khách hàng tại dự án của mình trong những tháng còn lại của năm 2024. Chính sách bán hàng tốt được cho là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản sôi động trong...

Doanh nghiệp xây dựng tiến quân ra nước ngoài

Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons và Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã có những bước đi đầu tiên lấn sân sang thị trường thế giới. Ông Bolat Duisenov (ngồi giữa) thận trọng với việc mở rộng dịch vụ xây dựng ra nước ngoài tại Coteccons.  Ảnh: Lê Toàn Bắt đầu mở rộng dịch vụ xây dựng ở nước ngoài Cả hai...

Sức mạnh của nội dung

Diễn đàn Cấp cao cố vấn tài chính Việt Nam (VWAS): Sức mạnh của nội dungDiễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam - Vietnam Wealth Advisor Summit 2024 (VWAS) đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ với nội dung bám sát thực tế thị trường, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn thực tiễn và toàn diện. Diễn đàn Cấp...

Vì sao cần tiêm vắc-xin cúm mùa?

Do vị trí địa lý nằm trọn ở Bắc bán cầu, nên Việt Nam cần tiêm vắc-xin theo mùa, bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau. Điều đó có nghĩa, muốn chống lại dịch cúm mùa, mỗi người dân nên tiêm vắc-xin vào mùa thu. Theo các bác sỹ, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần tiêm vắc-xin...

Bài đọc nhiều

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phươngThông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại thị xã Buôn Hồ. Đây là trường hợp thứ hai tử vong vì bệnh này tính từ đầu năm tới nay. Bệnh nhân tử vong là T.T.H.H...

Mắc uốn ván vì chủ quan với vết thương nhỏ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.K, 52 tuổi, cư trú ở xã Quảng châu, Hưng Yên. Bệnh nhân được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên chuyển đến với chẩn đoán mắc uốn ván. Qua khai thác tiền sử được biết, đầu tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, nước từ thượng nguồn đổ...

Con trai nén đau thương, thực hiện di nguyện hiến giác mạc của mẹ

Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa. Ngay lập tức, các ê-kíp của Ngân hàng Mô khởi động, nhanh chóng di chuyển đến tận nơi để lấy giác mạc. Người hiến giác mạc là Đại úy Lê Thị Hồng Minh, nguyên nhân viên khoa...

Vì sao cần tiêm vắc-xin cúm mùa?

Do vị trí địa lý nằm trọn ở Bắc bán cầu, nên Việt Nam cần tiêm vắc-xin theo mùa, bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau. Điều đó có nghĩa, muốn chống lại dịch cúm mùa, mỗi người dân nên tiêm vắc-xin vào mùa thu. Theo các bác sỹ, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần tiêm vắc-xin...

Cùng chuyên mục

Giác mạc mẹ bác sĩ quân y thắp sáng cho người phụ nữ mù lòa

Chia sẻ về ca ghép giác mạc này, PGS.TS Hoàng Minh Châu - chủ tịch hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 - cho biết sau khi rà soát danh sách chờ ghép, một người phụ nữ hơn 60 tuổi có các chỉ số phù hợp đã được chọn ghép giác mạc.Theo bác sĩ Châu, người nhận mắc bệnh...

Vì sao cần tiêm vắc-xin cúm mùa?

Do vị trí địa lý nằm trọn ở Bắc bán cầu, nên Việt Nam cần tiêm vắc-xin theo mùa, bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau. Điều đó có nghĩa, muốn chống lại dịch cúm mùa, mỗi người dân nên tiêm vắc-xin vào mùa thu. Theo các bác sỹ, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần tiêm vắc-xin...

Từ chối điều trị, sau một năm khối u phát triển nặng 2kg đè xẹp phổi

Ngày 30-9, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội thông tin vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u có kích thước lên đến 20cm, chiếm gần hết lồng ngực. Được biết, bệnh nhân đã phát hiện u cách đây 1 năm nhưng từ chối phẫu thuật.Bà L. (64 tuổi, ở Thái Nguyên) cho biết nguyên nhân không phẫu thuật cách đây...

Bé gái 3 tuổi đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Ngày 30/9, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, vừa qua, các bác sĩ khoa Chỉnh hình của bệnh viện đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé gái (3 tuổi, ở Hà...

Mới nhất

Tạo sức bật mới phát triển thành phố Đà Nẵng

(Chinhphu.vn) - Đổi mới tư duy, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển, quyết tâm vươn lên, khắc phục khó khăn, tạo sức bật mới nhằm phát triển Đà Nẵng xứng đáng với vai trò là trung tâm và là đầu tầu, dẫn dắt của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.     Tạo sức bật mới phát...

Tổ hợp hóa dầu hơn 5 tỉ đô la Mỹ tại Bà Rịa – Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn có mức đầu tư hơn 5 tỉ đô la Mỹ tại Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức vận hành thương mại. Tổ hợp này tạo công việc cho cả ngàn lao động và đóng thuế hơn 100 triệu đô la Mỹ.   Một góc Tổ hợp hóa dầu Long Sơn có trị giá đầu...

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ

Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang thăm cấp Nhà nước Mông Cổ từ ngày 30/9 đến 1/10/2024 được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh duyệt đội danh dự. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Vào lúc 14...

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Chiều 30/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có buổi tiếp xúc với cử tri tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại thành...

Mới nhất