Trang chủNewsThế giớiBelarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều...

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì phương Tây



Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 26/3: Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc 'nóng mặt' vì phương Tây
Triều Tiên không đồng ý tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch nước này Kim Jong-un với Thủ tướng Nhật Bản Kishda Fumio. (Nguồn: Politico web)

Nga-Ukraine

* Ukraine đánh trúng tàu chiến Nga bằng tên lửa: Ngày 26/3, người phát ngôn Hải quân Ukraine Dmitry Pletenchuk xác nhận, lực lượng này đã sử dụng tên lửa đánh trúng tàu đổ bộ Konstantin Olshansky mà Nga tịch thu của Ukraine từ năm 2014.

Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, ông Pletenchuk khẳng định: “Hiện con tàu này không còn khả năng chiến đấu. Con tàu đã trải qua quá trình nâng cấp và sẵn sàng được sử dụng để tấn công Ukraine. Thật đáng tiếc phải đưa ra quyết định tấn công con tàu”.

Theo người phát ngôn trên, tên lửa chống hạm Neptune do Ukraine sản xuất đã được sử dụng trong vụ tấn công. Hiện Moscow chưa đưa ra bình luận về vụ việc nêu trên. (Reuters)

* Ukraine bắt giữ 2 nghi phạm gián điệp Nga: Ngày 26/3, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) xác nhận đã bắt giữ 2 đối tượng bị tình nghi làm việc cho Nga.

Trong tuyên bố, SBU khẳng định, 2 nghi phạm, được công bố là cư dân các vùng Kiev và Kharkov, đã đặt thiết bị nổ ở đường ray tại vùng Poltava ở miền Trung Ukraine và dự định kích nổ từ xa, nhưng đã bị các nhân viên SBU bắt quả tang.

Theo SBU, cơ quan này đã thu giữ điện thoại của 2 nghi phạm và xác định người quản lý các đối tượng này là một sĩ quan của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB). (Reuters)

* Nga phải là một phần trong bất kỳ hội nghị hòa bình toàn cầu nào về Ukraine, theo lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Ông Peskov nhấn mạnh, vấn đề Ukraine không thể được giải quyết nếu không có sự tham gia của Nga. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Người phát ngôn Điện Kremlin: Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Chống khủng bố

* Tòa án Moscow ra lệnh bắt thêm 3 người tình nghi liên quan vụ khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall gần thủ đô của Nga ngày 22/3.

Các bị cáo này là Isroil, Ainchon và Dilovar Islomov (cha và hai con trai), sẽ bị bắt giam cho đến ngày 22/5. Việc xem xét kiến nghị của cơ quan điều tra diễn ra bí mật vì sự an toàn của những người tham gia quá trình này. (TASS)

* Nga sẽ điều tra khách quan, kêu gọi người dân trình báo về các vụ kích động tấn công khủng bố: Ngày 25/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, vụ tấn công khủng bố nhằm vào nhà hát Crocus City Hall gần thủ đô Moscow khiến ít nhất 137 người tử vong do “những kẻ Hồi giáo cực đoan” gây ra.

Ông chỉ đạo, bất chấp mong muốn chính đáng là trừng phạt thủ phạm của “tội ác tàn bạo”, cuộc điều tra phải tiến hành một cách khách quan và không thiên vị.

Trong khi đó, ngày 26/3, Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) kêu gọi người dân trình báo ngay lập tức cho cơ quan này về những vụ kích động tấn công khủng bố ở Nga.

FSB cũng cho biết đã ngăn chặn thành công một vụ tấn công của một phần tử đồng lõa với “Quân đoàn tình nguyện Nga” – nhóm chiến binh người Nga ủng hộ Ukraine – tại vùng Samara của Nga. Đối tượng đã tự sát bằng cách kích hoạt thiết bị nổ của y khi bị bắt giữ. (TASS)

* Các ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố chung trong ngày 26/3, lên án vụ tấn công khủng bố ở Nga và bày tỏ sự ủng hộ dành cho các nỗ lực nhằm đưa thủ phạm ra trước công lý.

Tuyên bố chung có đoạn: “ASEAN lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất vụ tấn công khủng bố kinh hoàng… khiến nhiều người vô tội thương vong, trong đó có trẻ em… ASEAN hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của chính phủ Nga giải quyết tình hình và đưa thủ phạm ra trước công lý”.

Bên cạnh đó, các ngoại trưởng ASEAN cũng nhấn mạnh “nhu cầu cấp thiết phải có nỗ lực chung của quốc tế nhằm loại bỏ tai họa khủng bố một cách toàn diện và hiệu quả”. (Sputnik)

* Bỉ duy trì cảnh báo khủng bố ở mức 3 trên thang 4 cấp độ, tức là một mối đe dọa nghiêm trọng và có thể xảy ra.

Cấp độ này đã có hiệu lực kể từ ngày 16/10/2023, khi xảy ra vụ tấn công cướp đi sinh mạng của 2 du khách người Thụy Điển ở Brussels. Kể từ đó, mức cảnh báo này vẫn được duy trì, đặc biệt là do tình hình ở Trung Đông và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái. (VRT News)

* Kyrgyzstan thắt chặt an ninh tại các trung tâm mua sắm ở thủ đô Biskek sau vụ tấn công khủng bố ở Moscow.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Kyrgyzstan Nurbek Abdiev cũng kêu gọi các trung tâm mua sắm thắt chặt an ninh, lắp đặt hệ thống báo động, tuyển dụng và kiểm tra kỹ lưỡng nhân viên an ninh, đồng thời rà soát các địa điểm để phát hiện kịp thời thiết bị nổ hoặc vật thể khả nghi. (THX)

* Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 147 đối tượng có liên hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong các cuộc đột kích tại 30 thành phố trên toàn quốc.

Các đối tượng này bị phát hiện hoạt động trong khuôn khổ tổ chức IS, tham gia xung đột vũ trang và giúp tài trợ cho nhóm khủng bố này. (Al Arabiya)

* Pakistan tiêu diệt 4 phần tử khủng bố tấn công cơ sở hải quân Siddique của nước này vào đêm 25/3 tại thành phố Turbat thuộc tỉnh Balochistan phía Tây Nam.

Những kẻ khủng bố đã tìm cách đột nhập vào cơ sở này nhưng không thành công và bị tiêu diệt trong cuộc đọ súng. Sau khi tiêu diệt khủng bố, lực lượng an ninh đã tiến hành một chiến dịch truy quét tại địa điểm này. (THX)

TIN LIÊN QUAN
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow ‘lọt’ tầm ngắm của IS

Châu Âu

* Belarus đáp trả bằng vũ lực nếu xảy ra khiêu khích ở biên giới với Lithuania, theo lời Tổng thống Alexander Lukashenko khi thị sát một tiểu đoàn xe tăng đóng quân gần biên giới với quốc gia Baltic này ngày 25/3.

Tổng thống Lukashenko khẳng định: “Tôi xin tuyên bố công khai: mọi hành động khiêu khích phải được ngăn chặn bằng vũ lực. Mọi hành vi xâm phạm biên giới quốc gia đều phải bị tiêu diệt”. (Belta)

* Hơn 100 máy kéo của nông dân “bao vây” tòa nhà Quốc hội Anh trong ngày 25/3 để biểu tình phản đối các thỏa thuận thương mại thời hậu Brexit mà họ cho là đe dọa hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nước này.

Người biểu tình yêu cầu chính phủ thực thi việc dán nhãn mác thực phẩm chính xác hơn cũng như thực hiện các bước để cải thiện an ninh lương thực của đất nước.

Ngoài ra, người biểu tình cũng muốn chính phủ chấm dứt các thỏa thuận thương mại mà họ tin là cho phép nhập khẩu thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành ở Anh và làm giảm thu nhập của những người nông dân trong nước. (AP)

TIN LIÊN QUAN
EC sắp ‘ra đòn’ với ngũ cốc Nga và Belarus, Moscow nói cần thêm thông tin chi tiết

Châu Á-Thái Bình Dương

* Triều Tiên bác khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản: Ngày 26/3, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời giới chức nước này tuyên bố sẽ bác bỏ mọi liên hệ hay đàm phán tiếp theo với phía Nhật Bản.

Bà Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Triều Tiên và là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên nói: “Nhật Bản không có chút can đảm nào để thay đổi lịch sử, thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực, cũng như thực hiện bước đi đầu tiên hướng tới mối quan hệ mới”.

Bà đồng thời khẳng định kế hoạch tiến hành hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không nằm trong lợi ích của Bình Nhưỡng.

Trước đó một ngày, bà Kim Yo-jong tiết lộ, Thủ tướng Kishida đã truyền đạt ý muốn gặp ông Kim Jong-un “càng sớm càng tốt”. (Kyodo)

* Trung Quốc ‘nóng mặt’ trước việc phương Tây tố tấn công mạng: Ngày 26/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã lên tiếng phản đối “mạnh mẽ” trước việc Mỹ, Anh và New Zealand cáo buộc Bắc Kinh đứng sau một loạt vụ tấn công mạng nhằm vào các nhà lập pháp và tổ chức dân chủ quan trọng.

Theo ông Lâm Kiếm, Bắc Kinh “phản đối và trấn áp mọi hình thức tấn công mạng”, đồng thời cáo buộc Mỹ sử dụng liên minh tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes – gồm 5 nước Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada) “để dàn dựng và phổ biến thông tin sai lệch về các mối đe dọa từ tin tặc Trung Quốc”.

Ông Lâm Kiếm cảnh báo, Bắc Kinh “sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc”.

Trong một cáo buộc công khai hiếm hoi và chi tiết đưa ra hôm 25/3, Mỹ, Anh và New Zealand nêu chi tiết về “hoạt động tấn công mạng toàn cầu” kéo dài 14 năm được Trung Quốc thiết lập để hỗ trợ “các mục tiêu gián điệp kinh tế và tình báo nước ngoài”. (AFP)

* Ấn Độ muốn tăng cường hợp tác với Philippines: Phát biểu họp báo tại thủ đô Manila ngày 26/3, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết, nước này ủng hộ Philippines bảo vệ chủ quyền và hy vọng tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác mới, cả về quốc phòng và an ninh.

Trong khi đó, người đồng cấp Philippines Enrique Manalo thông báo, hai nước đang nghiên cứu cách thức đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và hòa bình. (Reuters)

* Hàn Quốc-Đức thảo luận tăng cường hợp tác quốc phòng trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng của quốc gia Đông Bắc Á Shin Won-sik và Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Quốc hội Đức Marie-Agnes Strack-Zimmermann ngày 25/3.

Hai bên nhấn mạnh đây là giai đoạn quan trọng để hợp tác trong cộng đồng quốc tế, viện dẫn xung đột ở Ukraine, hợp tác quân sự giữa Nga và Triều Tiên cũng như xung đột vũ trang giữa Israel và Hamas.

Đức và Hàn Quốc cũng chia sẻ quan điểm về an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời nhất trí phát triển hợp tác quốc phòng song phương và tiếp tục liên lạc chặt chẽ về các vấn đề an ninh quan trọng. (Yonhap)

* Nhật Bản sửa đổi quy định xuất khẩu vũ khí nhằm cho phép xuất khẩu trên toàn thế giới các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, hợp tác phát triển cùng Anh và Italy.

Các quy tắc sửa đổi quy định Nhật Bản có thể xuất khẩu máy bay chiến đấu mà ba chính phủ dự kiến triển khai vào năm 2035 cho một quốc gia thứ ba, nhưng sẽ không bao giờ chuyển giao cho một quốc gia đang có chiến sự. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản ‘bật đèn xanh’ cho việc xuất khẩu máy bay chiến đấu

Trung Đông-châu Phi

* Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về Dải Gaza kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức cho tháng lễ Ramadan. Nghị quyết được thông qua với 14 phiếu thuận. Mỹ bỏ phiếu trắng.

Nghị quyết đồng thời yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho toàn bộ các con tin, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng viện trợ nhân đạo và tái khẳng định yêu cầu dỡ bỏ mọi rào cản đối với việc cung cấp viện trợ nhân đạo ở quy mô lớn.

Các quốc gia như Ai Cập, Mexico, Trung Quốc… bày tỏ hoan nghênh nghị quyết trên.

Hamas hoan nghênh và khẳng định “sẵn sàng tham gia vào quá trình trao đổi tù nhân ngay lập tức dẫn đến việc thả tù nhân ở cả hai bên”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố, nước này sẽ không kết thúc cuộc chiến chống lại Hamas cho đến khi phong trào này thả các con tin, bởi “việc thiếu một chiến thắng quyết định ở Gaza có thể đưa chúng tôi đến gần hơn với một cuộc chiến ở phía Bắc”. (AP, AFP)

* Nga đàm phán về địa điểm đặt căn cứ quân sự tại CH Trung Phi, theo lời Đại sứ Nga tại quốc gia châu Phi này Alexander Bikantov ngày 26/3.

Ông Alexander Bikantov cho hay: “Các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước. Địa điểm đặt căn cứ đang được lựa chọn”. (TASS)

* Bầu cử Tổng thống Senegal: Ngày 25/3, Ủy ban bầu cử Senegal cho hay, ứng cử viên tổng thống phe đối lập Bassirou Diomaye Faye đã giành được khoảng 53,7% số phiếu bầu, trong khi ứng cử viên liên minh cầm quyền Amadou Ba chỉ giành được 36,2% phiếu bầu trong cuộc bầu cử hôm 24/3.

Cùng ngày, ông Ba đã gọi điện thoại cho ứng cử viên đối lập Bassirou Diomaye Faye, để công nhận chiến thắng của đối thủ trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 24/3 vừa qua. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột ở Dải Gaza: HĐBA thông qua nghị quyết ‘bước ngoặt’, Hamas nói đã sẵn sàng, Ai Cập hoan nghênh

Châu Mỹ

* Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo bị âm mưu ám sát: Ông Maduro cho biết, hai người đàn ông có vũ trang có kế hoạch tấn công ông đã bị bắt giữ trong một hoạt động trên đường phố ở Caracas.

Theo nhà lãnh đạo, hai tên bị bắt “khai là thành viên của đảng phát xít cực hữu Vente Venezuela”.

Thị trưởng thủ đô Caracas, ông Naum Fernandez trước đó thông báo về một âm mưu phá hoại, trong đó có những đối tượng mang theo “vật nổ” nhằm tấn công Tổng thống trong cuộc tuần hành có sự tham gia của hàng nghìn người cùng ông Maduro. (Mehrnews)

* Mỹ trừng phạt giới công nghệ và tài chính của Nga: Ngày 25/3, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt trừng phạt các công ty công nghệ và dịch vụ tài chính của Nga vì đã phát triển hoặc cung cấp dịch vụ bằng tài sản ảo nhằm trốn tránh các lệnh trừng phạt.

Tổng cộng có 13 thực thể và 2 cá nhân trong danh sách trừng phạt mới này. 5 trong số các thực thể nói trên liên quan các cá nhân đã bị Mỹ trừng phạt. Trong số các công ty có Atomyze, công ty fintech do tập đoàn đầu tư Interros Holding của tỷ phú người Nga Vladimir Potanin kiểm soát.

Ngân hàng trung ương của Nga cùng các ngân hàng cho vay lớn như VTB và Sberbank cũng nằm trong danh sách trừng phạt. (Reuters)

* Cựu Tổng thống Donald Trump được hoãn nộp phạt hơn 464 triệu USD trong vụ kiện liên quan thổi phồng giá trị tài sản, đổi lại ông sẽ phải trả khoản phí bảo lãnh 175 triệu USD trong 10 ngày.

Phán quyết mới nhất này được xem là một “chiến thắng” trong nỗ lực xử lý các rắc rối pháp lý của cựu Tổng thống Trump. Ông Trump cho biết, tôn trọng quyết định trên và sẽ sớm nộp 175 triệu USD bằng tiền mặt hoặc trái phiếu.

Trong khi đó, một tòa án cũng đã ấn định ngày khởi động phiên tòa xét xử vụ hình sự ông Trump chi tiền “bịt miệng” ngôi sao khiêu dâm là ngày 15/4. Đây sẽ là phiên tòa hình sự đầu tiên trong lịch sử xét xử một cựu Tổng thống Mỹ. (Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

Giới chức Lầu Năm Góc bàn cách ứng phó nếu ông Trump ban hành các lệnh gây tranh cãi

Các quan chức Lầu Năm Góc đang tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức về cách Bộ Quốc phòng sẽ phản ứng nếu Tổng thống nhiệm kỳ tới Donald Trump ra lệnh triển khai quân đội thường trực trong nước và sa thải một lượng lớn nhân viên của bộ này. Ông Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ để ngỏ việc sử dụng lực lượng đang tại ngũ để thực thi pháp luật trong nước trong nỗ...

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt”của nhà báo Hà Hồng Hà.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa và được cungc ấp quần áo chống lạnh đặc biệt.

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Bài đọc nhiều

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Thống tướng Myanmar phát thông điệp cho phe nổi dậy trong chuyến thăm Trung Quốc

Thống tướng Min Aung Hlaing, đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 6.11. ...

Cùng chuyên mục

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

Mới nhất

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Hiện ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp toàn diện để gỡ khó cho ngành này. Ngành công nghiệp quan trọng của đất nước Sáng 9/11, tại khuôn khổ hội thảo "Phát triển ngành vật liệu...

Khách lái thử xe máy điện VinFast, quà tặng và niềm vui không giới hạn

Gian hàng VinFast nổi bật giữa sự kiện với 6 mẫu xe máy điện, khách tham dự từ người trẻ đến trung niên nhộn nhịp đăng ký, háo hức chờ lái thử. Chuỗi hoạt động VinFast khiến khách thích mê trong tiếng cười, quà tặng ngập tràn. ...

Lầu Năm Góc thảo luận về ‘kế hoạch đại tu’ của ông Trump

Các quan chức Lầu Năm Góc đang thảo luận không chính thức về phản ứng trước những thay đổi có khả năng xảy ra, khi ông Trump chính thức tiếp quản Nhà Trắng. Nhiều quan chức tin rằng ông Trump sẽ tránh lặp lại mối quan hệ căng thẳng với quân đội như ở nhiệm kỳ trước - Ảnh: GETTY Quan...

Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời khiến giáo viên thấy phấn khởi

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, các thầy cô giáo đang chờ đợi rất nhiều ở dự...

Vì sao các cuộc thăm dò đánh giá sai ông Trump 3 kỳ bầu cử liên tiếp?

(Dân trí) - Kết quả bầu cử vừa diễn ra cho thấy lần thứ 3 liên tiếp các thăm dò dư luận đánh giá sai về Tổng thống đắc cử Donald Trump. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: AFP). Trước cuộc bầu cử ngày 5/11, các cuộc thăm dò dư luận đều dự đoán một cuộc đua sít sao...

Mới nhất