Theo báo cáo công bố ngày 1/8 của Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 100 quốc gia có thể gặp trở ngại trên con đường từ quốc gia thu nhập thấp trở thành quốc qua gia thu nhâp cao trong những thập kỷ tới.
Khu kinh doanh trung tâm của Bắc Kinh: Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2023 và vượt quá GDP của Mỹ vào cuối thập kỷ này. (Nguồn: Nikkei Asia) |
WB nhấn mạnh, khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, hầu hết sẽ chững lại ở mức 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người hàng năm của Mỹ. Đây được gọi là bẫy thu nhập trung bình.
Vào cuối năm 2023, 108 quốc gia được coi là quốc gia thu nhập trung bình, với mỗi quốc gia có GDP hàng năm bình quân đầu người trong khoảng 1.136-13.845 USD.
Theo báo cáo của WB, tham vọng của 108 quốc gia này là trở thành quốc qua gia thu nhâp cao trong 2-3 thập kỷ tới.
Kể từ năm 1990, chỉ 34 quốc gia thu nhập thấp thành công trong quá trình chuyển đổi này, con số mà WB đánh giá là thấp. Tình trạng giảm tốc tăng trưởng ở các quốc gia thu nhập thấp xảy ra thường xuyên hơn so với các quốc qua gia thu nhâp cao.
Ước tính của ngân hàng trên cho thấy, nếu đầu tư cho tăng trưởng như xu hướng gần đây, hầu hết các quốc gia thu nhập thấp có thể chứng kiến sự giảm tốc đáng kể trong giai đoạn 2024-2100.
“Một nguyên nhân khiến các quốc gia đình trệ về thu nhập là các chính sách phát triển chưa phù hợp”, WB khẳng định.
Theo báo cáo, các quốc gia thu nhập trung bình phải có cách tiếp cận 3 chiều, tập trung không chỉ vào đầu tư trong nước mà còn vào việc ứng dụng các công nghệ và các mô hình kinh doanh như các nền kinh tế tiên tiến hơn.
Chỉ khi một quốc gia thực hiện thành công việc đầu tư và ứng dụng công nghệ thì mới có thể tập trung vào đổi mới.
WB cũng cảnh báo những nguy cơ từ chủ nghĩa bảo hộ, khi có thể cản trở dòng chảy tri thức đến các nước thu nhập thấp và trung bình.
“Sức mạnh đổi mới mang đến các ý tưởng, sản phẩm, quy trình và các thực tiễn mới đến các quốc gia thu nhập trung bình”, WB nhấn mạnh.
Việc mô hình kinh doanh không thay đổi cũng kìm hãm sự đổi mới và tăng trưởng.
Theo WB, các doanh nghiệp mới với các sản phẩm, quy trình sản xuất hay ý tưởng mới cũng có thể thất bại, một nguyên tắc cốt lõi của đổi mới.
Tăng trưởng đòi hỏi sự sáng tạo, nhân tài và kỹ năng, những yếu tố có thể được hình thành thông qua các quyết định chính sách hiệu quả.
WB ghi nhận các nước thu nhập thấp có nguồn nhân lực tay nghề hạn chế hơn so với các nền kinh tế phát triển và việc sử dụng ít hiệu quả hơn.
WB cho rằng, bẫy thu nhập trung bình có tác động đến cả thế giới, khi các nước có thu nhập trung bình là nơi sinh sống của 3/4 dân số và gần 2/3 số này đang phải sống trong cảnh nghèo đói cùng cực.
Các nước này chiếm 40% GDP và chiếm gần 2/3 lượng khí thải toàn cầu.
Những nỗ lực của toàn cầu trong việc chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực và lan tỏa sự thịnh vượng sẽ phụ thuộc vào việc các nước có thu nhập trung bình thành công hay thất bại.
Nguồn: https://baoquocte.vn/world-bank-bay-thu-nhap-trung-binh-tac-dong-den-ca-the-gioi-281096.html