Trang chủNewsThời sựBất ngờ với cách hóa giải vũ khí phương Tây của Nga

Bất ngờ với cách hóa giải vũ khí phương Tây của Nga


Về lý thuyết, việc phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa sẽ giúp cho Ukraine làm gián đoạn các hoạt động quân sự của Nga, bằng cách buộc phía Moskva phải phân tán lực lượng để bảo vệ các khu vực quân sự trọng yếu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Nga sẵn sàng chấp nhận tổn thất mà không thay đổi kế hoạch của mình?

Ngày 17/10, Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất tấn công vào các sân bay ở miền đông Ukraine, phá huỷ 14 máy bay trực thăng trong đó có cả trực thăng tấn công Ka-52 hiện đại và đắt tiền.

Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao Nga lại đặt các máy bay trực thăng trong tầm bắn của ATACMS, mặc dù Nga đã biết Ukraine đã nhận được những vũ khí này.

Đối mặt với vũ khí từ phương Tây

“Mặc dù thông tin về việc vận chuyển tên lửa ATACMS cho Ukraine đã được thông báo rộng rãi, nhưng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi thông báo cho phía Nga biết ngày, giờ và địa điểm chính xác của cuộc tấn công đầu tiên, thì họ sẽ vẫn không di chuyển những chiếc trực thăng đó đi đến nơi khác”. Ông Michael Kofman, một thành viên cấp cao tại Carnegie Endowment (tổ chức tư vấn các vấn đề quốc tế) cho biết.   

Theo ông “Cách làm của Nga trước tiên là xử lý vấn đề, họ sẵn sàng chấp nhận tổn thất và sau đó mới bắt đầu tìm cách thích nghi thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa”.

Hình ảnh vụ phóng tên lửa ATACMS của quân đội Ukraine.

Hình ảnh vụ phóng tên lửa ATACMS của quân đội Ukraine.

Ông Kofman cho biết, các sân bay của Nga đã bị tên lửa ATACMS phiên bản đạn chùm của Ukraine tấn công, loại vũ khí chỉ có tầm bắn khoảng 160 km nhưng được thiết kế để “tiêu diệt nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng quan trọng của đối phương”.

Máy bay tiêm kích của Nga chỉ đóng vai trò thứ yếu trong cuộc xung đột, chúng chủ yếu hoạt động ngoài tầm kiểm soát của hệ thống phòng không Ukraine. Điều này đã đặt những chiếc trực thăng tấn công của Nga phải đảm nhiệm vai trò yểm trợ trên không cho lực lượng mặt đất.

Ukraine đã sử dụng nhiều lữ đoàn được trang bị xe bọc thép do phương Tây cung cấp để tiến hành chiến dịch phản công hồi đầu tháng 6. Tuy nhiên, các phương tiện bọc thép của Ukraine đã bị mắc kẹt trong các bãi mìn và nằm ngoài sự che chở của các hệ thống phòng không, vì vậy chúng đã trở thành mục tiêu dễ dàng của những chiếc trực thăng Nga.  

Theo ông Kofman và các nhà quan sát khác, những căn cứ đặt trực thăng là “một trong những mục tiêu rõ ràng nhất” cho các cuộc tấn công bằng ATACMS của Ukraine.

Các căn cứ của Nga đặt tại Berdyansk và Lugansk đều đã được biết rõ với các bức tường ngăn và trực thăng nằm rải rác trên mặt đất. Đó là nơi xuất kích của những chiếc trực thăng Ka-52 và Mi-28, những phương tiện gây ra vấn đề lớn cho lực lượng Ukraine, ông Kofman cho hay.

Cách hóa giải của Nga

Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng Nga ở Ukraine bị tấn công bởi vũ khí do phương Tây cung cấp. Tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất và tên lửa chống tăng NLAW do Anh-Thụy Điển thiết kế đã phá huỷ nhiều phương tiện bọc thép của Nga trong giai đoạn đầu cuộc xung đột.

Mùa hè năm 2022, Ukraine nhận được tên lửa HIMARS của Mỹ và vũ khí này cũng đã phá hủy các kho đạn cùng một số sở chỉ huy của Nga. Tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh cũng phá hủy những cây cầu quan trọng nối với Crimea và các khí tài có giá trị trên bán đảo này.

Nhưng bất chấp những lời ca ngợi và hiệu quả ban đầu, những vũ khí này nhanh chóng mất đi ánh hào quang. Nga đã tìm ra cách gây nhiễu các loại tên lửa dẫn đường bằng GPS như HIMARS và di chuyển các kho vũ khí ra xa tiền tuyến, ngoài tầm bắn của tên lửa từ Ukraine, mặc dù việc di chuyển này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác hậu cần.

Vấn đề thực sự không phải là công nghệ quân sự, thứ rất khó tránh khỏi bị đối phương vô hiệu hóa hoặc sao chép, mà là khả năng thích ứng hoặc khả năng phản ứng với thông tin tình báo về sự xuất hiện của một loại vũ khí mới hay việc thay đổi chiến thuật để đối phó với vũ khí đó trên chiến trường.

Sân bay của Nga bị Ukraine tập kích.

Sân bay của Nga bị Ukraine tập kích.

Ví dụ điển hình là Lực lượng Phòng vệ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur vào tháng 10/1973. Trong những ngày đầu tiên của cuộc xung đột, quân đội Ai Cập được trang bị tên lửa chống tăng Sagger do Nga sản xuất và tên lửa chống tăng RPG-7 đã gây nhiều tổn thất cho xe tăng của Israel. Nhưng trong vòng một tuần, Israel đã áp dụng chiến thuật binh chủng hiệp đồng, phối hợp xe tăng, bộ binh và pháo binh, giúp xe tăng Israel hoạt động hiệu quả hơn.

Về cuộc tấn công vào các căn cứ trực thăng của Nga hồi tháng 10, trước đó có nhiều cảnh báo về ATACMS cùng các loại vũ khí khác do phương Tây viện trợ trong tay Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã không bảo vệ các trực thăng tấn công quan trọng của mình như di chuyển chúng đến các căn cứ cách xa tiền tuyến, mà vẫn để chúng đậu lộ thiên ở các sân bay dễ bị tấn công.  

Lê Hưng(Business Insider)



Nguồn

Cùng chủ đề

Vũ khí hủy diệt nhất của Nga đang ở trạng thái sẵn sàng ‘cực kỳ cao’, Moscow cảnh báo nguy hiểm khi NATO phớt...

Mới đây, Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Alexander Moiseyev, tuyên bố, Sư đoàn tàu ngầm số 25 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện được trang bị vũ khí mạnh nhất và hủy diệt nhất.

Mỹ chi tiếp 717 triệu USD cho Ukraine, cùng Anh tuyên bố ủng hộ Kiev cho đến khi chiến thắng

Ngày 11/9, tại Kiev, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Anh David Lammy tuyên bố sẽ ủng hộ Ukraine cho đến khi giành chiến thắng trước Nga.

Nga kiểm soát thêm một điểm quan trọng ở Donbass, Tổng thống Ukraine cách chức Tư lệnh Không quân

Ngày 30/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cách chức Tư lệnh Không quân nước này Mykola Oleshchuk.

Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Thống kê cho thấy một số quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm Mỹ, Anh và Đức, đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ ở khu vực Kursk của Nga.

Nga phát triển vũ khí “ngày tận thế” sử dụng trong chiến tranh hạt nhân

Giám đốc Trung tâm CUS của Nga cho biết, họ đang chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ nhất.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch thi đấu đội tuyển U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025

  Cập nhật lịch thi đấu vòng loại U20 châu Á 2025, lịch thi đấu của đội tuyển U20 Việt Nam. U20 Việt Nam là chủ nhà bảng A tại vòng loại giải vô địch U20 châu Á 2025. Các trận đấu thuộc khuôn khổ bảng A sẽ diễn ra từ ngày 21/9 đến 29/9 trên sân Lạch Tray (Hải Phòng). Các đối thủ của đội tuyển U20 Việt Nam là U20 Guam, U20 Bhutan, U20 Bangladesh và U20 Syria.  Trận đấu đầu...

Hơn 20 đặc công nước lặn tìm du khách rơi xuống biển

Nhiều lực lượng cùng đặc công nước được huy động tìm kiếm thanh niên 25 tuổi, trượt chân rơi xuống biển bị sóng cuốn mất tích ở Ninh Thuận. VTC.vn

‘Cô gái vàng’ Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục quốc gia cự ly 42km

  3 runner Việt Nam độc chiếm podium nội dung 42km nữ giải HaNoi International Marathon 2024, trong đó Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục quốc gia cự ly 42km. Sáng 22/9, chân chạy Nguyễn Thị Oanh xuất sắc vượt qua 177 đối thủ, lên ngôi vô địch tại giải HaNoi International Marathon 2024 cự ly 42km nữ. Lê Thị Tuyết và Phạm Thị Hồng Lệ lần lượt xếp hạng 2 và hạng 3.  Với thời gian hoàn thành phần thi là...

Đêm nhạc Tuấn Hưng – Duy Mạnh quyên góp ủng hộ hơn 3 tỷ đồng, 1 triệu người xem

Liveshow Anh em kết đoàn của hai nam nghệ sĩ Tuấn Hưng và Duy Mạnh diễn ra tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vào tối qua 21/9, nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại sau cơn bão số 3.Tuấn Hưng gói gọn mối quan hệ với đàn anh trong mấy câu "yêu nhau lắm cắn nhau đau". Nam ca sĩ chia sẻ: "Khoảng 14 năm trước, hai anh em cạnh tranh nhau về nhan sắc, độ...

Điểm chuẩn đợt 2 ngành sư phạm cao chót vót, 9,5 điểm/môn vẫn trượt

Trường Đại học Quảng Nam thông báo điểm chuẩn đợt xét tuyển bổ sung ngành Sư phạm Ngữ văn 27,15 điểm. Ngành Sư phạm Sinh có điểm chuẩn thấp nhất trong khối ngành sư phạm của trường với  23,57 điểm. Trường Đại học Hồng Đức thông báo mức điểm trúng tuyển bổ sung vào các ngành đào tạo chính quy trình độ đại học năm nay, ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý có điểm chuẩn tới 28,89...

Bài đọc nhiều

Khai mạc Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 20/9/2024, tại sân khấu đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm) khai mạc Festival Thu Hà Nội lần thứ 2, nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.  Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Trung...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba. Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương...

Lần đầu Thường trực Chính phủ họp chuyên đề riêng với doanh nghiệp

(Dân trí) - Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc với doanh nghiệp, song đây là lần đầu Thường trực Chính phủ làm việc chuyên đề riêng với doanh nghiệp, để bàn giải pháp phát triển đất nước. Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ đầu nhiệm kỳ...

Khám phá 7 cột cờ nổi tiếng của Việt Nam

Bất kỳ ai có dịp đến những cột cờ tại các địa danh nổi tiếng của Việt Nam cũng đều không thể bỏ qua việc check-in thay cho lời khẳng định mình đã đặt chân đến nơi đây. Dọc theo dải đất hình chữ S Việt Nam từ Cực Bắc ở Lũng Cú, tỉnh Hà Giang, đến Cực Nam ở mũi Rạch Tàu, tỉnh Cà Mau, không chỉ có núi rừng biển cả, mà còn có những cột cờ nổi...

Tích cực đóng góp vì tương lai chung, tăng cường quan hệ với bạn bè và đối tác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba. (Ảnh: TTXVN) Sự tham gia tích cực, chủ động và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 sẽ góp phần nâng...

Cùng chuyên mục

Cận cảnh loạt tàu đắm ở vịnh Hạ Long 2 tuần sau bão Yagi vẫn chưa được trục vớt

Hàng loạt tàu, thuyền du lịch ở Hạ Long bị chìm sau cơn bão Yagi suốt hơn 2 tuần qua vẫn chưa thể được trục vớt, trong khi các chủ tàu bất lực nhìn tài sản có giá trị hàng tỉ đồng có nguy cơ mất trắng. Các chủ tàu lập lán trại để trông nom tàu và chờ trục vớt, được ghi nhận ngày 21-9 - Ảnh: NGỌC AN Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, Cảng quốc tế Tuần Châu -...

Người dân Yên Bái bịn rịn chia tay bộ đội

(TN&MT) - Sau hơn nhiều ngày nỗ lực cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Yên Bái và huyện Trấn Yên khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 22/9 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã lên đường trở về đơn vị. Ngay từ sáng sớm, mặc dù trời mưa to nhưng rất đông người dân của Yên Bái đã có mặt ở khắp các tuyến đường gửi lời cảm ơn, bịn rịn chia tay...

Hình hài cầu dài nhất cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn

TPO - Sau hơn 20 tháng thi công, hạng mục cầu Sông Vệ, cầu lớn nhất trên tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn nối hai xã Hành Phước với Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đạt khoảng 90% khối lượng. Cầu Sông Vệ dài 610m, với 15 nhịp chính bắc qua sông Vệ nối hai xã Hành Phước với Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) có vốn đầu tư khoảng 177 tỷ đồng. Đây là hạng mục...

Xe tải cháy trơ khung khi đổ đèo Khánh Lê, tài xế tung cửa thoát ra ngoài

Công an huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa chiều nay (22/9) vẫn đang làm việc với những người liên quan, điều tra nguyên nhân khiến ô tô tải chở hàng bị cháy trơ khung khi qua xã Sơn Thái. Trước đó, rạng sáng nay, tài xế Đỗ Văn Tâm (35 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) lái ô tô tải biển số tỉnh Hà Nam đi trên quốc lộ 27C, hướng TP Đà Lạt về Nha Trang. Khi đang đổ...

Khai mở kỷ nguyên mới cho hợp tác kinh tế châu Á

Theo Aisixiang, đứng trước những xu hướng và thách thức mới về sự thay đổi sâu sắc và phức tạp của tình hình địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với vai trò là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, đã được triển khai toàn diện và bước đầu mang lại lợi ích. Thực tiễn bước đầu...

Mới nhất

Mỹ chuẩn bị cấm phần mềm ô tô Trung Quốc

Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời nguồn tin cho biết, Bộ Thương mại Mỹ đã họp với các chuyên gia trong ngành vài tháng gần đây để tìm cách giải quyết những lo ngại bảo mật do thế hệ xe thông minh mới đặt ra. Nó có thể bao gồm lệnh cấm sử dụng và thử nghiệm...

Festival Thu Hà Nội 2024 thu hút hơn 50.000 người lượt khách trong nước và quốc tế

Baoquocte.vn. Không chỉ quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội trong thời điểm đẹp nhất của tiết trời, Festival Thu Hà Nội 2024 đã truyền tải câu chuyện về Thủ đô qua những trang sử vàng chói lọi.

Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục quốc gia ở nội dung marathon

(Dân trí) - Vận động viên Nguyễn Thị Oanh xuất sắc lập kỷ lục quốc gia cự ly 42km tại giải quốc tế Hà Nội Marathon 2024. Ở cự ly 42km nữ tại giải quốc tế Hà Nội Marathon 2024 diễn ra sáng 22/9, "cô gái vàng" làng điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc giành chức...

Cầu hơn 500 tỷ đồng nối 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương trước giờ thông xe

(Dân trí) - Sau 4 năm từ ngày khởi công, cầu Bạch Đằng 2 nối TP Tân Uyên (Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) sẽ khánh thành vào sáng 23/9, nối đôi bờ 2 tỉnh Đông Nam Bộ qua sông Đồng Nai. Sau gần 4 năm xây dựng, cầu Bạch Đằng 2, nối huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)...

Bản tin ANTT ngày 22-9: Người đàn ông nghi sát hại người tình rồi tự tử; Phá đường dây làm giả giấy tờ, bằng...

Bản tin ANTT ngày 22-9 trên Báo Sài Gòn Giải Phóng có các thông tin đáng chú ý sau: Người đàn ông nghi sát hại người tình rồi tự tử; Phá đường dây làm giả giấy tờ, bằng cấp đưa từ Campuchia về TPHCM tiêu thụ; Vụ lật ca nô ở Quảng Nam khiến 17 người tử vong: Thuyền...

Mới nhất