Trang chủNewsNhân quyềnBảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại tình dục

Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại tình dục


Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt, dễ trở thành nạn nhân của hành vi lạm dụng hoặc xâm hại tình dục.

Trẻ em bị xâm hại sẽ phải chịu những tác động nghiêm trọng, lâu dài. Vì vậy, cần có biện pháp toàn diện, đặc biệt là hành lang pháp lý nghiêm minh để ngăn chặn, phòng ngừa, bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại.

Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại tình dục.  (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tiếng nói của luật pháp quốc tế

Quyền trẻ em, bảo vệ quyền của trẻ em khỏi sự xâm hại tình dục luôn được cộng đồng quốc tế quan tâm bằng việc xây dựng khung pháp lý chắc chắn để bảo vệ cho cho trẻ em. Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) có những quy định, chỉ dẫn cụ thể trong việc tôn trọng, thực thi các quyền con người của trẻ em, trong đó có việc bảo vệ trẻ em khỏi lạm dụng và bóc lột tình dục, cụ thể như:

Thứ nhất, quyền được bảo vệ khỏi bất kỳ hình thức bạo lực về thể chất và tinh thần (Điều 9 CRC), và quyền được bảo vệ khỏi bóc lột tình dục (Điều 34 CRC). Đây được coi là quyền cơ bản của trẻ em, là sự bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo vệ về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, hằng năm ước tính có 2 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 tuổi đến 15 tuổi tham gia hoặc bị ép buộc vào con đường mại dâm.

Thứ hai, quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin (Điều 13 CRC). Bất kỳ trẻ em nào cũng có quyền được giáo dục về các kỹ năng sống, hiểu biết về sức khoẻ sinh sản, tránh các hành vi có tính chất xâm hại tình dục hoặc lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn còn tình trạng không quan tâm hoặc phủ nhận quyền tiếp cận giáo dục sức khoẻ sinh sản và cách thức tự bảo vệ khỏi các hành vi bị xâm hại hay lạm dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn, ngăn ngừa bệnh tật lây truyền qua đường tình dục của trẻ.

Thứ ba, quyền được tiếp cận chăm sóc sức khoẻ (Điều 24 CRC). Trẻ em và trẻ vị thành niên ở nhiều nơi hiện nay khi tìm đến các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục thường bị các cơ sở y tế từ chối vì chưa kết hôn hoặc chưa đủ tuổi. Các quy định của pháp luật hoặc cơ quan chăm sóc sức khỏe thường yêu cầu có sự đồng ý của cha mẹ hoặc trong trường hợp các bé gái kết hôn sớm phải có sự cho phép của chồng thì mới được tiếp cận dịch vụ đó.

Thứ tư, quyền được tiếp cận tiêu chuẩn cao nhất về chăm sóc sức khoẻ (Điều 24 CRC). Thiếu các điều kiện chăm sóc sức khỏe, giáo dục và thông tin là nguyên nhân gây ra khoảng 330 triệu ca lây nhiễm qua đường tình dục mới hằng năm, ít nhất một nửa trong số này từ 15-24 tuổi. Trẻ em gái vị thành niên có nguy cơ tử vong do mang thai và sinh nở cao gấp đôi so với phụ nữ ở độ tuổi 20.

Trên cơ sở Công ước CRC, các quốc gia thành viên đã nội luật hoá và ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.

Liên minh châu Âu đang dự thảo một số quy định mới liên quan đến việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi lạm dụng tình dục trẻ em, đặc biệt trên không gian mạng. Trong đó, có nhiều điểm tích cực và cụ thể hoá thêm các điều ước quốc tế về quyền con người của trẻ em, đặc biệt là Hiệp ước về bảo vệ trẻ em khỏi bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục (the Lanzarote Convention) cả trực tiếp và trực.

Ở Na Uy, năm 2010, khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 1902 về các tội liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em, đã điều chỉnh hình phạt nghiêm khắc hơn so với tội phạm giết người, tội bạo lực và lạm dụng tình dục thông thường khác; bổ sụng một số loại tội phạm liên quan đến “chăn dắt” trẻ em; điều chỉnh thêm về thủ tục pháp lý thân thiện khi trẻ em là nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong vụ án hình sự như: lấy lời khai “có điều kiện”, thời gian lấy lời khai, những người tham gia tố tụng,…

Năm 2021, theo Báo cáo điều tra về số liệu trẻ em bị tấn công tình dục (Investigation Report on Child Sexual Assault Statistics), số vụ án liên quan đến tấn công tình dục trẻ em (người dưới 18 tuổi) ở Trung Quốc đã giảm 46 vụ so với các năm trước đây khi triển khai các biện pháp đối phó với nạn xâm hại tình dục trẻ em.

Hàn Quốc ban hành Luật bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên khỏi lạm dụng tình dục năm 2010 áp dụng với những vụ án hoặc vụ việc liên quan xử lý người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em và người chưa thành niên, cùng với các trình tự thủ tục đặc biệt để bảo đảm những quyền và lợi ích chính đáng tốt nhất cho trẻ em.

Quy định của pháp luật Việt Nam

Việt Nam luôn quan tâm, và tăng cường nhiều biện pháp, nhất là củng cố hành lang pháp lý để bảo vệ trẻ khỏi các các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em.

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng về quyền trẻ emtrong các hoạt động tố tụng, hành chính, dân sự liên quan đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến quyền của trẻ em khi quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình đối với các tội phạm xâm phạm trẻ em, cụ thể: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145), Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146) và Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147). Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định những thủ tục đặc biệt khi trẻ em là người bị hại để tránh ảnh hưởng đến tâm lý tiêu cực cũng như danh tính của trẻ để bảo đảm không tác động quá nhiều đến việc phát triển tâm sinh lý sau này.

Luật bảo vệ trẻ em năm 2016 đề cập trực tiếp đến bảo vệ quyền của các em tránh bị xâm hại tình dục: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục(Điều 25); “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” (Điều 4). Cùng với đó, Chính phủ, các bộ, ngành đã củng cố hoàn thiện các quy định trong hệ thống pháp luật về xử lý các hành vi xâm hại hoặc lạm dụng tình dục trẻ em.

Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại: Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ giải thích cụ thể những hành vi nào xâm hại tình dục trẻ em như: trẻ em bị hiếp dâm, trẻ em bị giao cấu, trẻ em bị dâm ô; Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 16/5/2017, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về trẻ em…

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Một số khuyến nghị

Pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ các trường hợp có hành xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, cần hoàn thiện những điểm cơ bản sau để bảo đảm lợi ích thiết thực nhất của trẻ em:

Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi đối tượng bảo vệ trẻ em để phù hợp với pháp luật quốc tê. Theo Công ước CRC, trẻ em là người dưới 18 tuổi nhưng Luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Pháp luật Việt Nam chưa quy định đối với trường hợp nạn nhân bị xâm hại tình dục là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà chỉ coi như người trưởng thành. Cần coi những trường hợp này là trẻ em hoặc là tình tiết định khung hay tăng nặng để có thể bảo vệ nhóm đối tượng này tốt hơn.

Thứ hai, cần cụ thể hoá quyền của trẻ em trong tiếp cận nguồn chăm sóc sức khoẻ tốt nhất, đặc biệt là điều trị tâm lý khi các em là nạn nhân bị xâm hại tình dục. Đặc biệt, phải nhận thức rõ đây là quyền của trẻ em chứ không phải là quyền của bố mẹ để trẻ có môi trường chăm sóc sức khoẻ tốt nhất. Trẻ em có quyền tiếp cận thông tin, chăm sóc sức khoẻ tốt nhất, được giáo dục bảo vệ bản thân trước các hành vi xâm hại tình dục. Tuy nhiên, nhiều trẻ em không nhận thức được điều này, cảm thấy xấu hổ không dám bày tỏ hoặc bị các đối tượng khống chế, dụ dỗ… khiến tỷ lệ ẩn của tội phạm vẫn còn cao. Mặt khác, còn tồn tại sự “dè chừng” của cha mẹ trong việc đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý do sợ ảnh hưởng đến tương lai của con, tạo ra rào cản trong việc phát hiện biểu hiện tâm lý bất thường, thậm chí là bệnh “tâm thần” ở trẻ khi trưởng thành.

Thứ ba, cần tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia trong việc thực hiện thủ tục pháp lý khi trẻ em là người bị hại trong vụ án xâm hại tình dục như: hoàn thiện hệ thống Tòa gia đình và người chưa thành niên với thủ tục tố tụng đặc thù riêng; có cách thức lấy lời khai đặc biệt, không để trẻ em có tâm lý tiêu cực hay áp lực, cán bộ điều tra cần có kiến thức về tâm lý trẻ em khi tiến hành nhận dạng, giám định…; điều chỉnh pháp luật theo hướng phòng ngừa từ xa như mô tả hành vi “chăn dắt tình dục” như quy định của một số quốc gia như Na Uy, các nước châu Âu, Hàn Quốc.

Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lóng Sập, huyện Mộc Châu trao đổi kiến thức về giới tính cho học sinh ở bán trú. (Nguồn: TTXVN)
Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trao đổi kiến thức về giới tính cho học sinh ở bán trú. (Nguồn: TTXVN)

Thứ tư, tiến hành đồng bộ các biện pháp khác như: phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em; hỗ trợ về mặt xã hội đối với các gia đình có trẻ em là nạn nhân; tiến hành thu thập, khảo sát để có hướng phòng ngừa cá biệt; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường; đưa chương trình giáo dục trẻ em trở thành môn học hoặc kỹ năng để nâng cao nhận thức cho trẻ; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao cảnh giác xã hội trước phương thức, thủ đoạn của tội phạm này.

Nhà nước cần hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân về hình sự, hôn nhân gia đình, pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại tình dục cần sự chung tay, phối hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, cần tuyên truyền rộng rãi các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng thực hiện tội phạm xâm hại tình dục trẻ em để gia đình và chính các em có thể nâng cao nhận thức, sức đề kháng và biết cách thức phòng ngừa và ứng xử trước các hành vi xâm hại.





Nguồn

Cùng chủ đề

“Địa chỉ tin cậy cộng đồng” – Điểm tựa của phụ nữ và trẻ em vùng biên giới Đức Cơ

Mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã kịp thời giúp đỡ chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng biên giới; hòa giải các mâu thuẫn trong hôn nhân, tuyên truyền pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.Theo...

Chính quyền lâm thời Syria thông báo mở lại các lớp học

(CLO) Chính quyền lâm thời Syria thông báo rằng tất cả cơ sở giáo dục công và tư sẽ mở cửa trở lại vào ngày 15/12, sau một thời gian gián đoạn do các biến động chính trị gần đây trong nước. ...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

Phát huy truyền thống 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lực lượng vũ trang Điện Biên quyết tâm hoàn thành...

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng, được thành lập ngày 22/12/1944 tại chiến khu Việt Bắc, với tên gọi ban đầu là Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. 80 năm xây dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định là lực lượng chủ chốt, trọng...

Bắt đầu “mùa” mua sắm đặc biệt, hàng hóa được khuyến mãi tới 100%

Hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi trong tháng 12-2024 có thể lên đến 100%, thay cho việc bị giới hạn ở mức 50% Sáng 2-12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình "Khuyến mãi tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024". Bộ Công Thương...

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Trưa chiều hửng nắng, rét nhất 13 độ C

Điểm tin thời tiết nổi bật trong chiều tối và đêm 17/12, ngày 18/12/2024Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, đêm nay và ngày mai 18/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.Nghệ An và Hà Tĩnh mưa vài...

Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 tặng quà Giáng Sinh tại Quảng Nam

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã trao tặng 60 suất quà cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số...

Mới nhất