Trang chủNewsNhân quyềnBảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Với địa lý vị trí và khí hậu đặc thù, Việt Nam thường xuyên bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, sạt lở… Do đó, công tác bảo đảm quyền của người dân khi những sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân, khắc phục tối đa hậu quả do thiên tai gây ra.

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa
Do ảnh hưởng của cơn báo số 3, nhiều vị trí thuộc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ bị sạt lở, một số công trình thủy lợi ở Lào Cai bị hư hỏng. (Nguồn: Thông tin Chính phủ)

Chủ động phòng ngừa, ứng phó

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai là phải làm tốt công tác phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó, để có thể chủ động trong mọi tình huống.

Thời gian qua, công tác dự báo trước tình hình thiên tai, thảm họa luôn được đặc biệt quan tâm. Cụ thể là nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, và kết luận được ban hành nhằm đối phó với thiên tai, thảm họa, sự cố. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là văn bản định hướng, xây dựng chiến lược tổng thể về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, Luật Phòng thủ dân sự 2023 đã quy định rõ các cấp độ phòng thủ dân sự, nhằm ứng phó kịp thời và hiệu quả khi đất nước đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn, góp phần duy trì an ninh và ổn định quốc gia. Ngoài ra, nhiều Nghị định, Quyết định được ban hành kịp thời nhằm phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, thảm họa.

Gần đây là cơn bão số 3, ngay từ khi bão hình thành và đi vào biển Đông, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tập trung theo sát tình hình, dự báo sát, chính xác diễn biến cường độ và đường đi của bão, cảnh báo nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất và triển khai các giải pháp ứng phó khẩn cấp trước, trong và sau bão; ban hành 10 công điện, thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại thành phố Hải Phòng để chỉ đạo thường xuyên, liên tục, quyết liệt và khẩn trương để giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại.

Công tác thông tin và cảnh báo thiên tai, thảm họa, sự cố kịp thời, nhanh chóng; cập nhật thường xuyên diễn biến trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng (đài Truyền hình, Phát thanh, Internet, mạng xã hội Facebook, Zalo…), bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc thiểu số và ngôn ngữ ký hiệu…) bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận dưới nhiều hình thức khác nhau.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, từ năm 2016 đến năm 2023, đã lắp đặt 843 trạm đo mưa tự động,16 tháp cảnh báo lũ tự động tại 48 tỷnh/thành phố trên cả nước; đến nay, số trạm đo mưa tự động được đầu tư từ nguồn xã hội hóa là gần 1.400 trạm. Trong năm 2023, có khoảng 40.207 tin bài về phòng chống thiên tai được đăng tải; 38,2 triệu tin nhắn Zalo cảnh báo cộng đồng gửi tới các thuê bao nằm trong khu vực bị ảnh hưởng; duy trì và tăng cường truyền thông, cảnh báo phòng, chống thiên tai trên các website, mạng xã hội, Internet…

Công tác phòng ngừa còn được thể hiện ở việc quy hoạch đô thị và nông thôn: xây dựng hệ thống thoát nước, quy hoạch đất đai và các công trình chống lũ; xây dựng và cải thiện các công trình hạ tầng có khả năng chịu đựng được các hiện tượng thiên tai.

Tổ chức các hội nghị, tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; diễn tập các phương án, tình huống giả định để người dân và lực lượng chức năng có thể luôn sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra, không để bị bất ngờ, bị động.

Năm 2023 đã có 239 lớp đào tạo, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ cứu hộ, cứu nạn cho 18.633 học viên của các Bộ ngành, địa phương, các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng. Tổ chức 10 cuộc diễn tập quốc tế, 24 cuộc diễn tập cấp tỉnh, thành phố, 64 cuộc diễn tập cấp quận, huyện, 162 cuộc diễn tập cấp xã, phường ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn với đầy đủ các lực lượng tham gia.

Đặt mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân và Nhà nước lên trên hết, trước hết để huy động tổng lực mọi nguồn lực của xã hội, của nhà nước, đặc biệt là phương châm 4 tại chỗ cho phòng chống, khắc phục hậu quả” là một trong 5 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỷnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.

Công tác cứu hộ, cứu nạn tiến hành khẩn trương, nhanh chóng, an toàn. Mỗi khi có thiên tai, lũ lụt, sạt lở xảy ra, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác cứu hộ, cứu trợ. Những lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã trực tiếp đến tận nơi thị sát tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó, cứu nạn, cứu trợ.

Trước sự tàn phá, ảnh hưởng của cơn bão Yagi và mưa lũ, sạt lở nặng nề tại các tỉnh phía Bắc đầu tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp đi thị sát tình hình, nhanh chóng, quyết đoán, kịp thời chỉ đạo tổ chức các phương án cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân bị mất tích, cứu trợ người dân vùng bị ảnh hưởng, giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại về người và của.

Chỉ tính riêng năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã điều động 204.507 lượt người/23.132 lượt phương tiện ứng phó, xử lý hiệu quả 4.336 vụ, cứu được 3.968 người, 207 phương tiện; hướng dẫn, hỗ trợ di dời 962.933 người, 201.799 phương tiện từ nơi nguy hiểm về nơi an toàn; kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 328.227 tàu/1.608.015 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Công tác cứu trợ, hỗ trợ trong và sau thiên tai luôn được tiến hành song song, kịp thời để người dân sớm ổn định lại cuộc sống. Công tác cứu trợ bao gồm: cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm; hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạ tầng, nhà ở… Ngày 28/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ ngành, địa phương dồn toàn lực hỗ trợ người dân khôi phục đời sống, sản xuất, trong đó, khẩn trương, cấp bách, nghiêm túc thực hiện 06 nhóm giải pháp tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).

Năm 2023, Chính phủ đã cấp 8.500 tỷ đồng cho 43 tỉnh, thành phố để khắc phục hậu quả thiên tai. Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn xuất cấp 100 tấn hạt giống lúa, 67 tấn hạt giống ngô, 10 tấn hạt giống rau; 56 tấn và 10.000 lýt thuốc hoá chất sát trùng gia súc, gia cầm, thuỷ sản cho các địa phương để kịp thời ổn định sản xuất.

Hoạt động đối ngoại về phòng, chống thiên tai được đẩy mạnh. Năm 2023, Việt Nam thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM); phối hợp với Ban thư ký ASEAN, các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị AMMDM và các sự kiện liên quan với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm và Tăng cường chống chịu: ASEAN tiến tới mục tiêu Lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”, gồm: 4 Hội nghị cấp Bộ trưởng, 10 cuộc họp cấp SOM và 03 Diễn đàn/hội thảo khu vực, tổng số có 14 đoàn tham dự với trên 200 đại biểu trong đó khoảng 150 đại biểu quốc tế và 50 đại biểu Việt Nam.

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa
Thủ tướng kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại thành phố Yên Bái. (Nguồn: TTXVN)

Tiến hành đồng bộ, hiệu quả các giải pháp

Các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và có diễn biến phức tạp, khó lường do biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho công tác dự bảo, cảnh báo, hỗ trợ, khắc phục hậu quả.

Thực tế, hệ thống cảnh báo thiên tai chuyên dùng được lắp đặt để theo dõi, giám sát tại vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai khó có thể bảo đảm tính toàn diện. Mặc dù mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được đầu tư, hiện đại hóa song mật dộ chưa dày, chưa phân bố đầy đủ tại những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai nguy hiểm; công tác dự báo, cảnh báo mới chỉ dừng ở cấp huyện, cấp tỉnh; đầu tư công nghệ dự báo tiên tiến ở địa phương còn hạn chế, một số nơi vẫn chưa hình thành được hệ thống dự báo, cảnh báo chuyên dùng cho phòng chống thiên tai.

Khả năng chống chịu của một số hạ tầng, công trình như cầu, cống… ở một số nơi còn chưa cao; công tác đánh giá chất lượng hạ tầng, công trình, xây dựng, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai ở một số địa phương còn chậm, thiếu linh hoạt, cụ thể, tỷ mỉ; bảo đảm thông suốt thông tin liên lạc ở một số địa bàn nhất là vùng sâu, vùng xa khi xảy ra thiên tai còn gặp trở ngại; giao thông bị chia cắt nên khó tiếp cận hiện trường, dẫn đến việc cứu trợ chưa kịp thời.

Các tỉnh miền núi thiếu lực lượng ứng phó tại chỗ và trang thiết bị hỗ trợ. Vẫn còn tâm lý chủ quan, bị động trong phòng, chống thiên tai ở một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận nhân dân.

Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để công tác này thời gian tới đạt kết quả tốt, cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:

Một là, nâng cao nhận thức về tính chất nguy hại của thiên tai cho toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trước tình hình và tác động tiêu cực của thiên tai. Phát huy vai trò của truyền thông, báo chí, đặc biệt quan tâm các đối tượng dễ bị tổn thương. Trang bị cho người dân ký năng phòng tránh bão, lũ quét, sạt lở đất để giảm nhẹ thiệt hại; khắc phục tâm lý chủ quan trong một bộ phận người dân.

Hai là, tiếp tục quán triệt, triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện nghiên túc, hiệu quả văn bản pháp luật và chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ. Trong đó tập trung thực hiện Chỉ thị 42/CT-TW của Ban Bí thư; Luật sửa đổi bổ sung Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Đê điều, Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản hướng dẫn dưới Luật để đảm bảo việc thi hành pháp luật trong phòng, chống thiên tai. Thiên tai luôn biến động phức tạp, khó lường, vì vậy cần làm tốt việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ triển khai công tác phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao.

Ba là, làm tốt công tác dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát thiên tai. Nâng cao chất lượng dự báo, bảo đảm yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai, sự cố, thảm họa. Tăng cường lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, thiết bị giám sát hành trình tàu thuyền trên biển, trạm theo dõi mưa, mực nước, camera giám sát hồ chứa, trọng điểm đê điều. Thường xuyên rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước.

Bốn là, đưa nội dung công tác phòng, chống thiên tai vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành, địa phương, nhất là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, giao thông, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung. Nâng cao khả năng chống chịu của các công trình phòng, chống thiên tai và cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, thủy điện; phát triển diện tích, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.

Năm là, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lực theo đúng phân cấp, phân quyền. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước trong phòng, chống thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong cách thức quản lý, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng các công trình, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bao-ve-nguoi-dan-truoc-thien-tai-tham-hoa-293862.html

Cùng chủ đề

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Lao động trẻ em là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn là vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ “choáng” vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Nga đã chuyển giao tên lửa phòng không và hệ thống phòng không cho Triều Tiên, trong khi đó một quan chức Mỹ nêu quan điểm về sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng.

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Chủ tịch HĐTV PetroVietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petronas Tengku Taufik đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai tập đoàn về năng lượng tái tạo.

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Tối 22/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ (17/11/1954-17/11/2024).   Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ...

“Bỏ túi” thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 22/11), giá dầu “bỏ túi” thêm khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong 2 tuần.

Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Đề án 06 là đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bài đọc nhiều

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ...

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ...

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Ngày 21/11, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, phối hợp với UBND quận Cầu Giấy, phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy, đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Quảng Bình: Giảm nghèo thành công không chỉ trao “cần câu” hay “con cá”

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và mô hình giảm nghèo, tỉnh Quảng Bình đã giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể, nhiều người dân được hưởng lợi và vươn lên thoát nghèo… Năm 2024, Quảng Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,8%, tương ứng với giảm 2.063 hộ, số hộ nghèo còn lại là 8.410 hộ, 80% xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%..., Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình Phạm Tiến Nam...

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra...

Ngày 22/11, Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người" được tổ chức tại Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Tập trung mọi nguồn lực, giảm nghèo nhanh, bền vững

Sau những năm triển khai thực hiện, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, mỗi năm hộ nghèo giảm từ 0,6 - 1,0%. Tạo sinh kế cho người nghèoChương trình MTQG giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận nên nhiều chỉ tiêu giảm nghèo đạt khá so...

World Vision chung tay xây dựng cộng đồng chống chịu rủi ro thiên tai tại Điện Biên

Ngày 22/11, tại thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên), tổ chức World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, lãnh đạo World Vision International tại Việt Nam, lãnh đạo Sở Ngoại...

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ...

Quảng Bình: Giảm nghèo thành công không chỉ trao “cần câu” hay “con cá”

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và mô hình giảm nghèo, tỉnh Quảng Bình đã giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể, nhiều người dân được hưởng lợi và vươn lên thoát nghèo… Năm 2024, Quảng Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,8%, tương ứng với giảm 2.063 hộ, số hộ nghèo còn lại là 8.410 hộ, 80% xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%..., Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình Phạm Tiến Nam...

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra...

Ngày 22/11, Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người" được tổ chức tại Hà Nội.

Mới nhất

Chương trình “Chubb Life – Vì tương lai em” hỗ trợ giáo dục cho trẻ em trên cả nước

Chubb Life Việt Nam và hành trình hỗ trợ cộng đồng với những hoạt động dài hạn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục, nâng cao sức khỏe, thể chất và các quà tặng thiết thực cho các thế hệ tương lai của đất nước. Chương trình “Chubb Life - Vì tương lai em” hỗ trợ giáo dục...

Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm

Thời điểm cuối năm cận kề, trước nguy cơ không hoàn thành kế hoạch năm, nhiều doanh nghiệp chọn cách xin điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2024 trong giai đoạn nước rút. Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm Thời điểm cuối năm cận kề, trước nguy cơ không hoàn thành kế...

Miền Bắc sắp đón rét 1 tuần, có nơi dưới 10 độ C

Theo dự báo, từ đầu tuần sau, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa đông năm nay, nhiều nơi rét dưới 10 độ C.   Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 23.11, khu vực Tây Bắc bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời...

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có thể được thưởng 8 lần mức lương cơ sở

Theo thông tư mới đây của Bộ Quốc phòng, từ 2025 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được hưởng mức thưởng bằng 8 lần mức lương cơ sở. ...

Nhiều nội dung tố cáo liên quan Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ là đúng hoặc đúng một phần

Sở Y tế TP Cần Thơ vừa có kết luận các nội dung tố cáo ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, liên quan đến thực hiện các gói thầu mua sắm, sửa chữa, miễn giảm tiền thuê mặt bằng trong bệnh viện và...

Mới nhất