Trang chủDi sảnKhu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà NộiBảo vật quốc gia: Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng...

Bảo vật quốc gia: Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long

Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long là sự tiếp nối và kế thừa nghệ thuật thời Lý của nghệ thuật tạo hình thời Trần.
Một trong hai đầu rồng thời Trần nguyên vẹn nhất

Bảo vật quốc gia Đầu rồng thời Trần Hoàng Thành Thăng Long có mã định danh hiện vật là Đầu rồng C7-5201. Đầu rồng này được phát hiện tại khu vực phát hiện dấu vết kiến trúc bát giác tại Hoàng thành. Tư liệu khảo cổ học cho thấy khi mới xuất lộ tượng còn đủ dáng. Phần bờm bị vỡ và mất một số mảnh nhỏ; các phần khác còn lại tương đối nguyên.

Sau khi phát hiện, hiện vật được đưa lên khỏi hố, làm sạch, đặt ký hiệu, lập hồ sơ và được gắn chắp phần vỡ, phục nguyên phần vỡ bằng bột đá và keo hai thành phần. Phần phục chế được làm lại màu với sắc độ có chút khác biệt so với phần nguyên. Năm 2014, Viện Khảo cổ học bàn giao Đầu rồng C7-5201 cho Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội thống nhất quản lý, trưng bày, giới thiệu.

Theo hồ sơ bảo vật, Đầu rồng C7-5201 là khối tượng tròn, cao 60 cm. Đầu rồng thể hiện rồng ở tư thế chuyển động, bờm và mào chuyển động mạnh với nhiều khúc uốn lượn, hướng về phía trước. Đầu rồng có má phình rộng; miệng mở to, ngậm ngọc báu, răng thể hiện rõ ràng; mũi và môi trên biến thành mào lửa hình lôi văn chữ S. Răng nanh dài và uốn cong lên theo mào lửa. Lưỡi nhỏ dài bao ngoài ngọc báu và cũng uốn lên môi trên theo mào lửa. Mắt to tròn và nổi rõ, lông mày dài thành dải bay ngược lên trên. Tai to, rộng được tạo thế uốn lượn theo chuyển động của mào và bờm. Thân phủ kín vảy.

Bảo vật quốc gia: Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 1.

 

Đầu rồng C7-5201. Tư liệu Cục Di sản văn hóa

Theo các nhà khảo cổ, tính đến nay Thăng Long là nơi phát hiện nhiều tiêu bản rồng nhất. Về vị trí đặt tượng trên bộ mái, tượng đầu rồng trang trí ở hai vị trí. Vị trí thứ nhất là đầu rồng trang trí ở đầu kìm, tức là ở đỉnh đầu hồi của công trình, tượng trang trí ở vị trí này thường được gọi là con Kìm; còn vị trí thứ hai là ở điểm kết thúc của bờ chảy. Ở vị trí này tượng thường được gọi chung là con Sô. Đầu rồng Thăng Long C7-5201 thuộc nhóm thứ nhất, tức con Kìm.

Theo hồ sơ bảo vật, so sánh với các tiêu bản khác hiện biết, Đầu Rồng Thăng Long C7-5201 thuộc nhóm có kích thước lớn. Phiên bản đầu rồng lớn nhất hiện biết là đầu rồng thời Lý phát hiện tại hố A11 Khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu thuộc Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Tiêu bản này chỉ còn phần mào, đã được phục nguyên chiều cao tượng 110 cm.

Theo thống kê chưa đầy đủ của các nhà khảo cổ, hiện loại tượng đầu rồng cỡ lớn của thời Trần có chức năng con Kìm được phát hiện ở các địa điểm: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Tam Đường (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), lăng Tư Phúc (Quảng Ninh). Trong số này hai phiên bản còn tương đối nguyên vẹn là bản tại Tam Đường và phiên bản Đầu rồng C7-5201. Như vậy có thể thấy, Đầu rồng C7-5201 hiện lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long là một trong hai đầu rồng còn nguyên vẹn nhất trong bộ sưu tập đầu rồng của thời Trần hiện biết.

Tiếp nối của kiến trúc

Đầu rồng C7-5201 phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long là vật liệu trang trí ở vị trí con Kìm, được đặt trên mái công trình kiến trúc với hàm ý cầu cho công trình tránh được hỏa hoạn. Tuy nhiên, mặc dù cùng gọi là Long Vẫn (đầu rồng), nhưng so sánh giữa Long Vẫn thời Lý, Trần với Long Vẫn thời Tống có thể thấy sự khác biệt rất quan trọng giữa các hình tượng này. Nếu phần trước của Long Vẫn trong kiến trúc Trung Hoa thời Tống, miệng rồng há rộng ngậm lấy bò nóc thì trong kiến trúc Lý, Trần, bò nóc được tạo thành như một thân rồng, phần đầu vươn lên cao, hướng vào giữa, tạo tư thế bay lượn lên trên. Như vậy, Đầu rồng C7-5201 phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho sự khác biệt trong nghệ thuật trang trí của kiến trúc Đại Việt thời Lý, Trần.

Hồ sơ bảo vật quốc gia cho biết Đầu rồng C7-5201 cũng là minh chứng cho sự kế thừa và tiếp nối Thăng Long của nhà Trần.

Cụ thể, đầu rồng này có vị trí xuất hiện trong lớp nền sân cải tạo, sửa chữa sân phía tây của kiến trúc bát giác của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần. Hiện vật này cùng các dấu vết cải tạo, sửa chữa bó nền của bát giác cho thấy, đến thời Trần, bát giác đã được cải tạo sửa chữa, thậm chí phần mái có thể được làm lại và Đầu rồng C7-5201 là minh chứng xác thực cho việc ấy.

Hồ sơ cho biết: “Đầu rồng C7-5201 cùng với đầu rồng phát hiện tại Tam Đường là minh chứng sinh động cho sự tiếp nối và kế thừa nghệ thuật thời Lý của nghệ thuật tạo hình thời Trần, qua đây cũng thấy được những biến chuyển của nghệ thuật thời Trần so với nghệ thuật thời Lý”. (còn tiếp) 

Nguồn: https://thanhnien.vn/bao-vat-quoc-gia-dau-rong-thoi-tran-o-hoang-thanh-thang-long-185230215132822417.htm

Cùng chủ đề

Trà đạo của người Việt

Có lợi thế nhiều năm đưa sản phẩm trà Việt đi chinh phục những thị trường khó tính nhất thế giới như (Nga, Mỹ, Đài Loan…), VinaTea trở về tái chinh phục thị trường trong nước bằng chất lượng và sự an toàn cho người dùng. Trà mang một nét văn hóa rất riêng, thưởng thức một chén trà cũng chính là thưởng thức nét văn hóa đó. Trong văn hóa thưởng trà và nghệ thuật trà Việt luôn hiện...

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Kết nối du lịch với Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long

Sở Du lịch Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội vừa tổ chức chương trình khảo sát, xây dựng sản phẩm và kết nối phát triển du lịch tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Học sinh thăm Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Tour tham quan di sản tổng thể Hoàng thành Thăng Long được xây dựng giúp cho du khách có cái nhìn tổng thể, chiều sâu về di tích....

FIFA và AFC nói về việc tuyển Việt Nam lọt vào chung kết AFF Cup

(Dân trí) - Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã bình luận về việc tuyển Việt Nam lọt vào chung kết AFF Cup 2024. Trong trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra ở sân Việt Trì, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng với tỷ số 3-1 trước Singapore. Nhờ đó, đoàn quân của HLV Kim Sang Sik giành quyền vào chung kết AFF Cup với tổng tỷ số...

Dấu ấn di sản thế giới của Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trong một thập kỷ

Ngày 23/11, tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, UBND TP Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. <li style="box-sizing: border-box; margin-bottom: 0.5rem;" data-src="http://media.kinhtedothi.vn/591/2020/11/24/10-nam-Hoang-thanh-Thang-Long1.jpg" data-sub-html=" Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Thủy lợi – Trường ĐH Đại Nam: Chủ nhà mở hội ngày ra quân

*Nhận định trận đấu Vòng loại phía...

Syria có thể phải 4 năm nữa mới tổ chức bầu cử

Ông Ahmed al-Sharaa, lãnh đạo lâm thời của Syria, lần đầu tiên đề cập khung thời gian tổ chức bầu cử Syria, theo đó ông đưa ra thời hạn 4 năm để bầu chính quyền mới ở Damascus. ...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Dấu tích không gian Chính điện Kính Thiên còn lại rất ít và đã được tu sửa qua nhiều thời kỳ, nghiên cứu cho thấy không gian Chính điện Kính Thiên có thể lớn hơn không gian Chính điện Thái Hòa (Huế). Những móng bằng đá được khai quật trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)   20 năm qua, kể từ thời điểm đầu tiên thực hiện cuộc khai quật tại Di chỉ Khảo cổ học 18 Hoàng...

Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Theo các nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, việc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tiếp nhận và quản lý sử dụng (diện tích, nhà, đất) do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bàn giao theo quy định của Nhà nước sẽ giúp nhất thể hóa di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long; thực hiện đúng những cam...

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa thế giới

Ủy ban Di sản thế giới vừa thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Nghị quyết này được Ủy ban thông qua trong kỳ họp thứ 34 tại Brasilia (Brasil) vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam. Đây là món quà vô giá, sự kiện hết sức có ý nghĩa...

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới

Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.     Nhóm du khách miền Nam tham quan Hoàng thành Thăng Long ngày 8-9 - Ảnh: T.ĐIỂU Ngày 8-9, các nhà sử học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã tham...

Cùng chuyên mục

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Kết nối du lịch với Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long

Sở Du lịch Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội vừa tổ chức chương trình khảo sát, xây dựng sản phẩm và kết nối phát triển du lịch tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Học sinh thăm Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Tour tham quan di sản tổng thể Hoàng thành Thăng Long được xây dựng giúp cho du khách có cái nhìn tổng thể, chiều sâu về di tích....

Dấu ấn di sản thế giới của Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trong một thập kỷ

Ngày 23/11, tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, UBND TP Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. <li style="box-sizing: border-box; margin-bottom: 0.5rem;" data-src="http://media.kinhtedothi.vn/591/2020/11/24/10-nam-Hoang-thanh-Thang-Long1.jpg" data-sub-html=" Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích...

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa thế giới

Ủy ban Di sản thế giới vừa thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Nghị quyết này được Ủy ban thông qua trong kỳ họp thứ 34 tại Brasilia (Brasil) vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam. Đây là món quà vô giá, sự kiện hết sức có ý nghĩa...

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di tích tại Việt Nam

Hoàng thành Thăng Long được đánh giá là một trong những hình mẫu về bảo tồn di tích tại Việt Nam, hài hòa mối quan hệ bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cách đây tròn 10 năm, Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản thứ 900 của thế giới. Nhiều kinh nghiệm quý trong bảo tồn phát huy giá trị di sản này đã được...

Mới nhất

Món quà sức khỏe mùa Tết 2025 TH true NUT & TH true OAT với thông điệp Vị hạnh phúc-Xuân sung túc

Trong không khí Tết Ất Tỵ 2025, Bộ sản phẩm Thức uống thiên nhiên từ Hạt TH là...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Israel

Thương vụ Việt Nam tại Israel là đại diện của Việt Nam trong các vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư tại Israel. Cầu nối thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Israel Thương vụ Việt Nam tại Israel là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, đặt tại...

Giá vàng chiều nay 30/12/2024: Đồng loạt “hụt hơi”

Giá vàng chiều nay 30/12/2024: Trong khi vàng thế giới giao động trong biên độ hẹp, vàng SJC và vàng nhẫn cùng giảm 200.000 đồng trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 30/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như...

Mới nhất