Trang chủDi sảnBảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền...

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn.

Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp tích cực.

Lễ hội xuân đặc sắc của xứ Lạng

Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ phía Bắc Tổ quốc, là một địa phương tiêu biểu thuộc vùng văn hóa Đông Bắc Việt Nam. Trải qua thăng trầm lịch sử, Lạng Sơn hiện sở hữu kho tàng văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, chứa đựng nhiều nét độc đáo.

Song song với đó, Lạng Sơn còn sở hữu hệ thống đa dạng các danh lam thắng cảnh, các di tích tâm linh tín ngưỡng như núi Mẫu Sơn, chùa Tam Thanh, thành nhà Mạc, chùa Thành, đền Kỳ Cùng, đền Bắc Lệ…

Lạng Sơn hiện có 9 di sản đã được Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia (trong đó phần lớn là những di sản của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Một trong số này là Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ- Ảnh 1.

Đoàn rước kiệu tại Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ.

Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng hàng năm, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chính của lễ hội tập trung chủ yếu vào 2 ngày (22 và ngày 27 tháng Giêng), trong đó có lễ tế khai hội, đón rước và lễ an vị, lễ tạ. Đúng vào giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng, lễ rước kiệu đặt bát hương quan lớn Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng sang đền Tả Phủ được thực hiện trang nghiêm, long trọng. Đến ngày 27 tháng Giêng lại rước quan lớn Tuần Tranh về lại đền Kỳ Cùng.

Theo ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, mối liên hệ và sự gắn kết giữa 2 đền thông qua truyện kể về nỗi oan khuất của quan lớn Tuần Tranh được Hán quận công Thân Công Tài, chứng minh và giải oan. Vì vậy để báo đáp công ơn của Hán quận công Thân Công Tài, hằng năm trong dịp Lễ hội đền Tả Phủ – Kỳ Cùng, bát hương quan lớn Tuần Tranh được Nhân dân rước từ đền Tả Phủ (nơi thờ Hán quận công Thân Công Tài) để dự hội Đầu pháo và tạ ơn người giải oan.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ- Ảnh 2.

Nhiều người tham gia tranh cướp đầu pháo tại Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ.

Đó chính là sự liên quan, gắn kết trong lễ hội truyền thống giữa 2 di tích đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ, tuy là 2 di tích nhưng có chung một lễ hội gọi là Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ hay Lễ hội truyền thống đền Tả Phủ – Kỳ Cùng.

Về phần hội, Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ bao gồm những nghi thức rước kiệu và các trò chơi, như: Cướp đầu pháo, cờ tướng, kéo co, đấy gậy, võ thuật, lễ hội ẩm thực, hát sli, lượn, quan họ… được diễn ra với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách thập phương.

Trong Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ, đặc sắc nhất phải nói đến màn tranh cướp đầu pháo vào sáng ngày 27 tháng Giêng. Ông Dương Văn Biên, Phó Chánh Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, trước khi diễn ra lễ hội, đầu pháo sẽ được thờ cúng quanh năm theo đúng phong tục. Người dân quan niệm, nếu ai tranh được đầu pháo trong ngày hội mang về nhà thờ thì trong năm và cũng như những năm về sau, gia đình và dòng tộc sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở xác định rõ lợi thế so sánh, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, du lịch, bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa bảo tồn di tích lịch sử văn hóa với yêu cầu phát triển kinh tế; tạo động lực trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Cụ thể, những năm qua, Sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án và triển khai các hoạt động để phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời, hướng dẫn các huyện, thành phố đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền sâu rộng nội dung các văn bản pháp luật như: Luật Di sản văn hóa Việt Nam; nghị quyết về bảo tồn, phát huy DSVH của tỉnh cùng nhiều văn bản liên quan khác đến cộng đồng dân cư để người dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo tồn di sản văn hóa.

Từ năm 2016 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã và đang tiến hành triển khai thực hiện gần 20 dự án, đề án bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Tiêu biểu là các loại hình như: Lễ hội, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, các làn điệu dân ca truyền thống…

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ- Ảnh 3.

Tỉnh Lạng Sơn chú trọng đến việc bảo tồn các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể thường xuyên được lưu giữ, trao truyền và phát huy giá trị. Nhờ đó đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã có 9 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc được quan tâm đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo riêng biệt, thu hút du khách khi đến Lạng Sơn. Trong đó phải kể đến nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch thường xuyên được tổ chức hằng năm trên địa bàn tỉnh.

Đối với Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ, trong những năm qua, ngành Văn hóa và chính quyền các cấp trong tỉnh Lạng Sơn đã có một số giải pháp bảo tồn và phát huy như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực di tích, thực hiện công tác quản lý, bảo vệ di tích; tham mưu lập và thực hiện “Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ”; bảo quản tu bổ, phục hồi một số di tích: Đền Kỳ Cùng, đền Cửa Đông, đền Cửa Tây, đình Vằng Khắc, đền Mẫu Thoải… gắn với việc duy trì các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa tâm linh tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng.

“Việc phục dựng và duy trì Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, nhất là thế hệ trẻ, đồng thời tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách đến với Xứ Lạng…”, ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh.

Minh chứng là trong khoảng 5 năm trở lại đây, không chỉ du khách trong tỉnh mà rất nhiều du khách ngoài tỉnh và khách quốc tế đã lựa chọn Lạng Sơn là địa điểm trải nghiệm dịp đầu năm. Chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2024, ước tính tổng lượng du khách đến Lạng Sơn đạt trên 760.000 lượt, (tăng 13,3% so với cùng kỳ 2023), trong đó khách quốc tế đạt 22.000 lượt, khách trong nước đạt 739.000 lượt, doanh thu ước đạt 539 tỷ đồng, (tăng 15,7% so với cùng kỳ 2023).

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/bao-ton-di-san-van-hoa-phi-vat-the-le-hoi-den-ky-cung-ta-phu-20241213063618945.htm

Cùng chủ đề

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”

"Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại. Loại hình nghệ thuật đặc sắc Năm 2019, "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" chính...

Ứng xử với di sản trong kỷ nguyên mới: Bảo tồn dựa trên nền tảng văn hóa

Quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu phải gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Mặc dù đã tốn khá nhiều tiền của và công sức cho khai quật, nghiên cứu khảo cổ học nhưng rồi “tư duy nhiệm kỳ,” “ý chí đương đại” đã che lấp hoặc...

Đang ‘lên đời’ đường chuyên dụng xuất nhập khẩu ở biên giới Việt

TPO - Tỉnh Lạng Sơn đang khẩn trương thi công dự án mở rộng đường chuyên dụng xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 từ 4 làn lên 8 làn xe; tiến hành các thủ tục điều chỉnh dự án lên 14 làn xe để đồng bộ với cơ sở hạ tầng phía Trung Quốc. TPO - Tỉnh Lạng Sơn đang khẩn trương thi công dự án mở rộng đường chuyên dụng xuất nhập khẩu...

Khẩn trương ‘lên đời’ đường chuyên dụng xuất nhập khẩu hàng hóa Việt

TPO - Tỉnh Lạng Sơn đang khẩn trương thi công dự án mở rộng đường chuyên dụng xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 từ 4 làn lên 8 làn xe; tiến hành các thủ tục điều chỉnh dự án lên 14 làn xe để đồng bộ với cơ sở hạ tầng phía Trung Quốc. TPO - Tỉnh Lạng Sơn đang khẩn trương thi công dự án mở rộng đường chuyên dụng xuất nhập khẩu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng CSXH bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão...

Nâng cao nhận thức của phụ nữ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/12, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tổng kết, khen thưởng đối với Hội LHPN cấp huyện đã tích cực triển khai cuộc thi và có nhiều dự án khởi nghiệp dự...

Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 diễn ra từ 19-30/12 với hơn 1.000 điểm bán hàng ưu đãi

Chương trình ưu đãi được áp dụng tại hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại Với gần 500 doanh nghiệp tham gia, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 bao gồm chuỗi các hoạt động khuyến mại dưới nhiều hình thức đa dạng, kết nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô.   Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024 được triển khai với nhiều hoạt động điểm nhấn để tăng cường phát triển hoạt động xúc...

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”

"Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại. Loại hình nghệ thuật đặc sắc Năm 2019, "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" chính...

Cơ hội giải ngân của nhà đầu tư

Chứng khoán Việt Nam đi vào vùng tích luỹ; Yeah1 được săn đón sau thành công concert; Dệt may lãi lớn; Lịch trả cổ tức. ...

Bài đọc nhiều

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Lễ Hội Quan Họ: Di Sản Phi Vật Thể Được UNESCO Công Nhận Và Hành Trình Phát Huy

Lễ hội Quan họ Bắc Ninh không chỉ là dịp hội ngộ của những câu ca ngọt ngào, đậm tình xứ Kinh Bắc mà còn là nơi tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc, được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ ngày được quốc tế công nhận vào tháng 9 năm 2009, Quan họ đã từng bước phát triển mạnh mẽ, lan tỏa trong đời sống văn...

Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh – nơi vua làm việc hằng ngày

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, một di tích tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.   Động thổ dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Điện Cần Chánh - Ảnh: VGP/Nhật Anh Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Cùng chuyên mục

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt chiu, chọn lọc và trao truyền cho đến ngày nay. Ngũ trò Viên Khê hay còn gọi là dân ca, dân...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”. Mô hình được triển khai từ ngày 21/11 - 2/12 tại xã Ea Tu,...

Lễ Hội Quan Họ: Di Sản Phi Vật Thể Được UNESCO Công Nhận Và Hành Trình Phát Huy

Lễ hội Quan họ Bắc Ninh không chỉ là dịp hội ngộ của những câu ca ngọt ngào, đậm tình xứ Kinh Bắc mà còn là nơi tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc, được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ ngày được quốc tế công nhận vào tháng 9 năm 2009, Quan họ đã từng bước phát triển mạnh mẽ, lan tỏa trong đời sống văn...

Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh – nơi vua làm việc hằng ngày

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, một di tích tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.   Động thổ dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Điện Cần Chánh - Ảnh: VGP/Nhật Anh Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho...

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Chinh phục trái tim hàng triệu lượt khách du lịch

Không chỉ là "viên ngọc xanh" của Quảng Bình, vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng còn là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch quốc tế. Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hệ sinh thái đa dạng và các sản phẩm du lịch độc đáo, "Vương quốc hang động" Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - đã chinh phục hàng triệu du khách trong nước và quốc tế. Động Phong Nha bấy lâu nay đã...

Mới nhất

TP Hồ Chí Minh: Mở rộng mô hình bán hàng lưu động bình ổn giá cho người dân

Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, chương trình “Bán hàng lưu động - Bình ổn thị trường" năm nay mang đến hàng chục ngàn sản phẩm ưu đãi có giá 5.000 đồng, gian hàng đồng giá 39.000 - 49.000 đồng, khuyến mại mua 1 tặng 1... cùng nhiều quà tặng hấp dẫn khác. Sáng 6/8, tại công viên Dương...

Tổng thống Ukraine nêu điều kiện khó chấp nhận, Thủ tướng một nước châu Âu ‘tức tốc’ tới Nga, ngỏ lời mua khí đốt

Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine hoàn toàn chấm dứt và quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel

Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương để chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân. ...

Tháng Khuyến mại Hà Nội kích cầu tiêu dùng cuối năm

Sau khi chính thức kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại và nhất là 50 Điểm Vàng, các doanh nghiệp tham gia chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội năm nay đều ghi nhận sức mua tăng so với bình thường. Người tiêu dùng phấn khởi khi được mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi. Các...

Mới nhất