Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBao giờ sinh viên sư phạm được 'trả nợ' sinh hoạt phí?

Bao giờ sinh viên sư phạm được ‘trả nợ’ sinh hoạt phí?


TRƯỜNG VẪN NỢ SINH HOẠT PHÍ SINH VIÊN HÀNG TỈ ĐỒNG

Mới đây, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ban hành hàng loạt quyết định về việc hỗ trợ sinh hoạt phí 7 tháng năm 2023 theo Nghị định 116 cho sinh viên (SV) khối ngành sư phạm. Trong đó, riêng khóa 48 đào tạo theo phương thức nhu cầu xã hội, trường có hơn 1.200 SV được nhận tiền với tổng số tiền gần 30,8 tỉ đồng. Khóa 47 có 1.249 SV được chi trả trong thời gian 6 tháng, mỗi người được nhận trên 21,7 triệu đồng, tổng số tiền sinh hoạt phí trên 27 tỉ đồng. Với phương thức đào tạo theo đặt hàng địa phương của tỉnh Long AnNinh Thuận, trong đợt này trường cũng ban hành quyết định chi trả tiền hỗ trợ cho SV 6 tháng đầu năm nay.

Bao giờ sinh viên sư phạm được “trả nợ” sinh hoạt phí ? - Ảnh 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm nay

Tuy nhiên, theo đại diện của trường, hiện SV các ngành sư phạm mới chỉ nhận hỗ trợ sinh hoạt phí đến hết tháng 2.2023. Từ tháng 3 đến nay, SV chưa nhận được hỗ trợ theo quy định. Đại diện này nói thêm: “Nhà trường đã có dự toán gửi về Bộ GD-ĐT, ban hành quyết định về việc hỗ trợ nhưng vẫn đang chờ kinh phí chuyển về”. Do đó, theo đại diện trường, các quyết định có sẵn nhưng vẫn đang chờ kinh phí ngân sách chuyển về mới thực hiện được việc chi trả cho SV với số tiền lên tới hàng tỉ đồng.

Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Hồng Hải, Phó trưởng phòng Chính trị và Công tác SV Trường ĐH Đà Lạt, cho biết hiện nhà trường vừa nhận được kinh phí hỗ trợ sinh hoạt phí cho SV sư phạm học kỳ 1 năm 2023 – 2024 (tháng 2 – 6). Tuy nhiên, kinh phí hỗ trợ của 3 tháng năm ngoái (tháng 10 – 12.2022) đến thời điểm này vẫn… treo. Trường hiện đã ban hành quyết định chi trả, cung cấp số tài khoản của SV nhưng vẫn chờ có kinh phí để chuyển tiền cho người học.

Trước đó, đầu tháng 11, SV Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM cũng phản ánh tình trạng bị nợ sinh hoạt phí nhiều tháng liền. Theo đó, người học mới chỉ nhận được sinh hoạt phí của 2 tháng đầu năm. Một số trường khác cũng đang tình trạng tương tự.

Cần xác định đúng chỉ tiêu đào tạo sư phạm

Theo đại diện một trường ĐH đào tạo sư phạm, nghị định là một chính sách tốt trong đào tạo giáo viên. Dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định cũng có những điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế. Nhưng vướng mắc lớn nhất trong quá trình thực hiện nghị định là việc chậm chi hỗ trợ sinh hoạt phí cho người học, hiện chưa có giải pháp khắc phục. Theo người này, vấn đề mấu chốt là việc xác định đúng chỉ tiêu đào tạo sư phạm sát với nhu cầu sử dụng thực tế. Trên cơ sở đó, quy định rõ trách nhiệm ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương) phải đảm bảo kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ cho người học. Đồng thời, có quy định chặt chẽ hơn việc cho giai đoạn sau khi SV tốt nghiệp, đặc biệt quản lý việc bồi hoàn kinh phí. Từ đó, tránh tình trạng quá tải trong việc đầu tư cho đào tạo nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hà Ánh

ĐIỀU CHỈNH NGHỊ ĐỊNH CHO PHÙ HỢP THỰC TẾ

Nghị định 116 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với SV sư phạm, có hiệu lực từ khóa tuyển sinh năm 2021. Theo đó, SV học ngành sư phạm nếu cam kết làm trong ngành giáo dục sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ học phí, đồng thời được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí là 3,63 triệu đồng/tháng từ ngân sách nhà nước. Thời gian hỗ trợ được tính theo số tháng thực tế học tập tại trường nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Sau 2 năm thực hiện chính sách nói trên, tình trạng SV sư phạm bị nợ sinh hoạt phí xảy ra đồng loạt ở nhiều trường, nhiều địa phương. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định 116 vào tháng 2 năm nay, số liệu tổng hợp từ các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ cho thấy nhu cầu kinh phí đến hết năm 2022 là 1.604.628 triệu đồng (hơn 1.604 tỉ đồng). Tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước đã giao cho các trường trực thuộc Bộ là 1.166.205 triệu đồng (hơn 1.166 tỉ đồng) – mới đáp ứng được 73% nhu cầu. Kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí cho SV sư phạm theo Nghị định 116 còn thiếu là 438.423 triệu đồng (hơn 438 tỉ đồng). Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng cấp bổ sung cho các đơn vị, đặc biệt là sinh hoạt phí chi trả cho SV.

Từ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, giữa tháng 8, Bộ GD-ĐT đã đưa ra dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã bổ sung điểm mới vào nội dung quy định mức hỗ trợ theo kết quả học tập để tạo động lực cho SV sư phạm và nâng cao chất lượng. Từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo, nếu SV có điểm trung bình chung học tập đạt loại yếu hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu thì sẽ không được xét hỗ trợ để chi trả chi phí sinh hoạt phí. Cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện việc xét hỗ trợ sinh hoạt phí cho SV sư phạm theo năm học.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ cho SV sư phạm, việc xây dựng dự toán và bố trí kinh phí, việc bồi hoàn kinh phí hỗ trợ và trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Công tác tư vấn tuyển sinh sẽ gặp khó!

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định 116, tình trạng SV sư phạm bị nợ sinh hoạt phí đang xảy ra ở nhiều trường, nhiều địa phương.

Cụ thể: tại Trường CĐ Sư phạm Trung ương Nha Trang, SV khóa tuyển sinh năm 2021 mới được nhận sinh hoạt phí đến hết tháng 11.2022, còn SV khóa 2022 cũng mới nhận được tiền hỗ trợ hết tháng 2.2023.

Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM hiện vẫn đang “nợ” tiền sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định 116 của hàng ngàn SV.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Vinh, ĐH Sài Gòn, ĐH Cần Thơ, ĐH Đồng Tháp, ĐH Khánh Hòa… cũng có tình trạng nợ tiền hỗ trợ sinh hoạt phí kéo dài.

Tại Trường ĐH Tây Nguyên, SV sư phạm khóa tuyển sinh năm 2022 cũng chỉ mới nhận sinh hoạt phí đến tháng 12.2022. Năm học 2022 – 2023 đã kết thúc, năm học 2023 – 2024 đã đi được hơn nửa học kỳ 1 nhưng SV vẫn chưa nhận đủ hỗ trợ sinh hoạt phí của năm học trước.

Hy hữu nhất phải kể đến 2 trường ĐH ở tỉnh Thanh Hóa là Trường ĐH Hồng Đức và Trường ĐH Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa. Tỉnh này đã phải gửi công văn đề nghị Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT báo cáo Thủ tướng xem xét hỗ trợ kinh phí hơn 87,2 tỉ đồng cho SV khóa 2021 và 2022. Lý do là số lượng SV hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh rất lớn nên dù đã sắp xếp các nguồn thu hiện có, ngân sách của tỉnh hiện không cân đối được nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách Nghị định 116.

Sau hơn 2 năm thực hiện chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí cho SV sư phạm theo Nghị định 116, tình trạng SV sư phạm bị nợ sinh hoạt phí cho thấy việc thực hiện rõ ràng đang gặp nhiều vướng mắc. Hậu quả là những SV có hoàn cảnh kinh tế khó khăn lựa chọn theo học ngành sư phạm rơi vào tình trạng chật vật dẫn đến bức xúc. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài mà không sớm có biện pháp giải quyết sẽ khiến cho công tác tư vấn tuyển sinh gặp khó, còn SV sư phạm lại có cảm giác như lời hứa hẹn hấp dẫn 3,63 triệu đồng/tháng mình đã từng nghe chỉ là “lời hứa gió bay”! 

Đại Lâm



Source link

Cùng chủ đề

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Nhiều đại học Úc tăng học phí với du học sinh từ năm 2025

Mới đây nhiều trường đại học lớn tại Úc đã thông báo kế hoạch tăng học phí cho sinh viên quốc tế bắt đầu ngay từ năm 2025. ...

Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Đề án phát triển Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được UBND TP phê duyệt. Kế hoạch nêu rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: phát triển đội ngũ; tổ chức bộ máy; đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục; nghiên cứu khoa học và...

Macau, Thái Lan, Đan Mạch… tuyển sinh người Việt với nhiều học bổng

Trong bối cảnh chính sách du học ở một số điểm đến ngày càng thắt chặt, các thị trường hiếm người Việt như Macau, Thái Lan, Đan Mạch... đang trở nên hấp dẫn hơn với nhiều học bổng, ưu đãi. ...

Vì sao học phí đắt, lương thấp nhưng ngành y vẫn ‘hút’ người học?

Dù học phí đào tạo bác sĩ ở Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong các khối ngành, lương ban đầu được xem khá thấp nhưng ngành y vẫn luôn thu hút người học. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon – Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam

6.000 “chiến binh Rồng” tham gia giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam thu hút sự tham gia của khoảng 6.000 vận động viên - những “chiến binh Rồng” đích thực (Ảnh minh họa) Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du tịch tỉnh Cà Mau,...

Nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật xanh, an toàn

(ĐCSVN) - Những năm gần đây, nhờ các chương trình đào tạo, tập huấn của các ngành chức năng, doanh nghiệp, nhận thức của người nông dân về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở đó, bà con sử dụng đúng cách thuốc (đúng đối tượng), đúng liều lượng, đúng thời...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ...

Mới nhất