Trang chủNewsNhân quyềnBảo đảm quyền con người

Bảo đảm quyền con người

Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thể chế hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng đề cao tính phòng ngừa và hướng thiện trong xử lý người phạm tội; bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền công dân; phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai, quá trình áp dụng BLHS cũng phát sinh một số khó khăn, bất cập đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Phát sinh những bất cập trong thực tiễn

Với sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện kinh tế – xã hội và các văn bản pháp luật, các đối tượng phạm tội luôn tìm những phương thức mới nhằm trốn tránh pháp luật, BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã phát sinh một số khó khăn, bất cập so với thực tiễn đòi hỏi cần có sự điều chỉnh phù hợp và đồng bộ với các luật khác có liên quan.

Thứ nhất, căn cứ miễn trách nhiệm hình sự chưa đồng nhất, còn có thể được hiểu theo những cách khác nhau.

Khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015, quy định “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

Vậy có thể hiểu người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng chỉ trong trường hợp do lỗi “vô ý” gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Hoặc hiểu là người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Do luật quy định thiếu rõ ràng, nên hiểu theo hai cách trên cũng điều hợp lý. Tuy nhiên, dẫn đến việc áp dụng BLHS không thống nhất, ảnh hưởng đến các quyền lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.

Thứ hai, căn cứ quyết định hình phạt trên thực tế chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và không phù hợp với nhân thân người phạm tội.

Theo Khoản 1 Điều 50 BLHS 2015, khi quyết định hình phạt Hội đồng xét xử dựa vào những căn cứ sau: i) Quy định của BLHS năm 2015; ii) Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; iii) Nhân thân người phạm tội; iv) Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; v) Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Qua nghiên cứu cho thấy, BLHS hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về “Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” và “nhân thân người phạm tội”. Để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi dựa vào tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại; tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn, của công cụ và phương tiện phạm tội; mức độ gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại; tính chất và mức độ lỗi; động cơ, mục đích người phạm tội; hoàn cảnh chính trị – xã hội và nơi hành vi phạm tội xảy ra.

Thực tế thời gian qua cho thấy, Tòa án quyết định mức hình phạt hoặc là quá thấp hoặc là quá cao không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và không phù hợp với nhân thân người phạm tội.

Vì vậy, việc giải thích rõ về hai căn cứ quyết định hình phạt “Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội”; “nhân thân người phạm tội” vào Điều 50 BLHS năm 2015 sẽ bảo đảm quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo, hạn chế việc quyết định hình phạt theo ý chí chủ quan của các cơ quan tố tụng.

Thứ ba, quy định về tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi có nhiều cách hiểu và được áp dụng hình phạt khác nhau đối với cùng một hành vi phạm tội.

Nghiên cứu nội dung quy định Điều 101 BLHS năm 2015, cụm từ “mức phạt tù mà điều luật quy định” ở khoản 1 và khoản 2 dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng hình phạt khác nhau đối với cùng một hành vi phạm tội. Cụ thể:

Cách thứ nhất: nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) và không quá một phần hai (đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) mức phạt tù mà điều luật quy định dự định áp dụng đối với người đủ 18 tuổi.

Cách hiểu thứ hai: nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) và không quá một phần hai (đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) mức phạt tù cao nhất mà điều luật quy định.

Cách hiểu thứ ba: nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) và không quá một phần hai (đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) mức phạt tù cao nhất mà khung hình phạt của điều luật quy định.

Thứ tư, quy định tình tiết định khung tại một số điều luật chưa hợp lý.

Trong nhóm tội xâm phạm sở hữu, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tình tiết định tội cơ bản là tại khoản 1 của các điều 172, 173, 174, 175 BLHS năm 2015: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

Tuy nhiên, ở khoản 2 (khung tăng nặng) của cả bốn Điều luật này (Điều 172, 173, 174, 175 BLHS hiện hành) quy định căn cứ “tái phạm nguy hiểm” dẫn đến sự trùng lặp với khoản 1 (khung cơ bản).

Thứ năm, chưa có quy định xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi gây rối, khủng bố người khác để đòi nợ.

Hiện nay, tình trạng ném chất thải, chất bẩn vào nhà, chỗ ở, tài sản của người dân diễn ra ở nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận, đa số các vụ việc được phát hiện là để phục vụ cho hoạt động đòi nợ.

Tuy nhiên, các hành vi này không gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân, không xâm phạm chỗ ở của người dân, cũng không diễn ra ở nơi công cộng, hành vi diễn ra lặp đi lặp lại nhằm khủng bố tinh thần để đòi nợ; hiện chưa có cơ chế hình sự để xử lý mà chỉ xử lý hành chính theo quy định của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Vì vậy, cần bổ sung hành vi này tại mục 4 Chương XXI – Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng – để nghiêm trị các hành vi nguy hiểm này, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ sáu, quy định không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với người thân thích trong tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm chưa thật sự bình đẳng.

Theo quy định tại Điều 18 và Điều 19, người che giấu hoặc không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội… thì không phải chịu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp.

Như vậy, nếu người che giấu hoặc không tố giác là cha nuôi, mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cháu họ (cháu con bác ruột, cháu con cô ruột…) không thuộc điều chỉnh của Điều 18 và Điều 19, trong khi họ cũng có quan hệ tình cảm gần gũi, gắn bó như những người đã được liệt kê trong Điều 18, 19.

Do đó, để tạo sự bình đẳng trong xử lý trách nhiệm hình sự, cần bổ sung thêm những người trên vào trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 18 (Tội che giấu tội phạm) và Điều 19 (Tội không tố giác tội phạm).

Thứ bảy, chưa có sự đồng bộ trong áp dụng và xử lý hành vi điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn.

Điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS hiện hành tăng mức xử lý trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ “có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định”.

Tuy nhiên, tại Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định hành vi bị nghiêm cấm là “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Như vậy, giữa hai luật chưa có sự thống nhất trong quy định dẫn đến việc áp dụng, xử lý trách nhiệm pháp lý không thống nhất; cần sửa đổi Điều 260 BLHS để thống nhất với Luật Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và các văn bản pháp luật khác.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một số kiến nghị sửa đổi

Để bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của con người cũng như đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng sự biến đổi của thực tiễn, trong khuôn khổ nghiên cứu để có những đóng góp phục vụ công tác tổng kết, đánh giá, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có một số kiến nghị sửa đổi theo hướng sau:

Về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. Khoản 3 Điều 29 sửa đổi như sau: “3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Về căn cứ quyết định hình phạt. Cần bổ sung thêm quy định theo hướng giải thích rõ hơn về hai căn cứ quyết định hình phạt “Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội”; “nhân thân người phạm tội.” tại khoản 1 Điều 50 để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất khi quyết định hình phạt với bị can, bị cáo.

Về quy định về tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi. Đề nghị sửa đổi Điều 101 BLHS theo hướng bỏ cụm từ “mức phạt tù mà điều luật quy định” và thay bằng cụm từ “mức phạt tù cao nhất được quy định trong khung hình phạt mà điều luật quy định”.

Về các Điều luật 172, 173, 174, 175. Bỏ cụm từ tại khoản 1 “Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.” để tránh trùng lặp với tình tiết tăng nặng “tái phạm nguy hiểm” tại khoản 2 các Điều luật trên.

Bổ sung hành vi “ném chất thải, chất bẩn vào nhà, chỗ ở, tài sản của người khác” vào tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS hiện hành) để ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng thực hiện hành vi trên đòi nợ, gây áp lực, khủng bố tinh thần người dân gây bức xúc dư luận thời gian qua.

Bổ sung nhóm người thân thích gồm “cha nuôi, mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cháu họ (cháu con bác ruột, cháu con cô ruột…)” vào khoản 2 Điều 18 (Tội che giấu tội phạm) và khoản 2 Điều 19 (Tội không tố giác tội phạm) BLHS hiện hành để bảo đảm tính thống nhất trong giải quyết mối quan thân thích của người phạm tội.

Đối với Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ. Đề nghị bỏ cụm từ “vượt quá mức quy định” tại điểm b khoản 2 Điều 260 để phù hợp với Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 (quy định nghiêm cấm người tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn).





Nguồn: https://baoquocte.vn/sua-doi-bo-luat-hinh-su-bao-dam-quyen-con-nguoi-272907.html

Cùng chủ đề

Vững tin trên con đường đã chọn

Có thể khẳng định, Việt Nam đã xây dựng Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV một cách kỹ lưỡng, toàn diện với những kết quả cụ thể về việc thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận chu kỳ III.

Tạo dựng lòng tin chiến lược

Báo cáo tình hình nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra nhiều thông tin thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình nhân quyền Việt Nam, đi ngược lại tinh thần của mối quan hệ đang phát triển tích cực giữa hai nước.

Hạnh phúc cho tất cả mọi người

"Hạnh phúc" là cảm giác hài lòng của mỗi người với cuộc sống xung quanh. Những năm gần đây, xếp hạnh chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng lên vượt bậc không chỉ minh chứng cho nỗ lực bảo đảm quyền con người mà còn thể hiện sự tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các khuyến nghị và thông báo lập trường của Việt Nam đối với những khuyến nghị này trước phiên họp 57 của Hội đồng Nhân quyền.

Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đa dân tộc, trong thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần bảo vệ và thúc đẩy toàn diện quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nam Phi bước vào tổng tuyển cử

Vào 7h sáng 29/5 (giờ địa phương, 12h cùng ngày theo giờ Việt Nam), hơn 23.000 điểm bỏ phiếu ở Nam Phi đã mở cửa, bắt đầu cuộc tổng tuyển cử ở nước này.

Giám đốc khu vực của UNICEF ngồi “ghế nóng” Thủ tướng lâm thời

Ngày 28/5, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã chỉ định cựu Thủ tướng Garry Conille quay trở lại cương vị người đứng đầu chính phủ, trong bối cảnh quốc gia Caribbean đang nỗ lực khôi phục sự ổn định và kiểm soát tình trạng bạo lực băng nhóm.

‘Bỏ túi’ danh sách 4 làng chài đẹp như tranh vẽ ở Bình Định

Tách biệt khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị, 4 làng chài ở Bình Định mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm cuộc sống bình dị của người dân địa phương, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ và khám phá nét đẹp văn hóa vùng đất võ.

Mang văn học thiếu nhi Áo đến với độc giả Việt Nam

Nhân Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), đơn vị này tổ chức chương trình giới thiệu sách thiếu nhi của nhà văn Áo nổi tiếng Mira Lobe.

Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Thành phố Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.

Bài đọc nhiều

Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Thành phố Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.

Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng

Nhằm hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng chống thiên tai năm 2024, mới đây, hội thảo "Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng" đã được tổ chức tại Hà Nội.

World Vision vun đắp văn hoá đọc sách cho học sinh tiểu học TP.HCM

Tổ chức World Vision International tại Việt Nam vừa phối hợp cùng hai trường, Tiểu học Lê Minh Xuân 3 và Tiểu học An Hạ (Bình Chánh, TP.HCM), tổ chức ngày hội đọc sách cho học sinh với chủ đề “Làm bạn cùng sách” nhận được sự tham gia và hưởng ứng tích cực của cộng đồng, bao gồm học sinh, các bậc phụ huynh cùng toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường. ...

Để những nương gừng… thêm “ngọt”

Câu chuyện gừng Kỳ Sơn khó tiêu thụ là do nhiều nguyên nhân. Tại các địa phương trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn, xã nào cũng trồng cả 2 giống gừng (dé và sừng trâu). Việc trồng lẫn lộn giữa 2 giống gừng này, tất yếu sẽ cho ra sản phẩm củ gừng có sự khác nhau, trông không bắt mắt, người mua kén chọn, khó bán, chưa nói đến chất lượng cũng khác nhau. Kỳ Sơn...

Hơn 12% trẻ em trên thế giới bị lạm dụng tình dục trực tuyến

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh đã phát hiện hơn 12% trẻ em trên thế giới là nạn nhân của lạm dụng tình dục trên internet.

Cùng chuyên mục

Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Thành phố Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.

Hơn 12% trẻ em trên thế giới bị lạm dụng tình dục trực tuyến

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh đã phát hiện hơn 12% trẻ em trên thế giới là nạn nhân của lạm dụng tình dục trên internet.

JICA hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện K

Mỗi năm tại Việt Nam số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong, trong đó bệnh ung thư là nguyên nhân đứng thứ hai.

Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng

Nhằm hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng chống thiên tai năm 2024, mới đây, hội thảo "Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng" đã được tổ chức tại Hà Nội.

Để những nương gừng… thêm “ngọt”

Câu chuyện gừng Kỳ Sơn khó tiêu thụ là do nhiều nguyên nhân. Tại các địa phương trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn, xã nào cũng trồng cả 2 giống gừng (dé và sừng trâu). Việc trồng lẫn lộn giữa 2 giống gừng này, tất yếu sẽ cho ra sản phẩm củ gừng có sự khác nhau, trông không bắt mắt, người mua kén chọn, khó bán, chưa nói đến chất lượng cũng khác nhau. Kỳ Sơn...

Mới nhất

Nam Phi bước vào tổng tuyển cử

Vào 7h sáng 29/5 (giờ địa phương, 12h cùng ngày theo giờ Việt Nam), hơn 23.000 điểm bỏ phiếu ở Nam Phi đã mở cửa, bắt đầu cuộc tổng tuyển cử ở nước này.

Tây Ninh: Hỗ trợ chủ thể tham gia chương trình OCOP lên đến 50 triệu đồng

Ngày 28/5, HĐND tỉnh Tây Ninh Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi, mức hỗ trợ lên đến 50 triệu đồng/chủ thể khi thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2024-2025.Nghị quyết quy định đối tượng...

Những con khỉ ở đảo Cát Dứa, Cát Bà

Ở trên Cát Dứa, hay còn được gọi là Đảo Khỉ, có 20 con khỉ được đưa từ nhiều nơi đến. Đàn khỉ ở đây rất thân thiện với du khách. Lâu dần cái tên đảo Khỉ đã trở nên quen thuộc. Đảo Cát Dứa còn được người dân ở đây gọi là đảo khỉ vì ở đây có rất...

Mới nhất