Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcbăn khoăn về tính công bằng

băn khoăn về tính công bằng


Không thể có quá nhiều “đặc quyền, đặc lợi”

Tại phiên họp thứ 38 của Quốc hội, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban Quốc hội với Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn báo cáo tại Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn báo cáo tại Quốc hội.

Một trong số các chính sách gây tranh luận trong Dự thảo Luật Nhà giáo là đề xuất Nhà nước sẽ trả tiền học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác từ mầm non đến đại học. Căn cứ vào độ tuổi của nhà giáo và dự tính độ tuổi của con, số tiền học phí cần trả thêm hàng năm là khoảng 9.200 tỷ đồng/năm.

Nêu ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói, dự luật quy định miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong quá trình công tác là rất nhân văn nhưng việc thực hiện không dễ dàng.

“Chỗ này quy định thế nào hoặc để cho Chính phủ quy định theo hướng đối với những nhà giáo có khó khăn thì có chính sách hỗ trợ, không ghi vào luật. Ưu đãi, chế độ đặc thù thì được nhưng đặc quyền, đặc lợi thì không nên”, ông Định góp ý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nêu việc miễn học phí cho con nhà giáo đang trong thời gian công tác chỉ áp dụng được trong các trường công lập, rất khó áp dụng với cơ sở tư thục. Do đó, ông đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ. Bên cạnh đó, cần làm rõ các điều kiện đảm bảo cho các chính sách tiền lương, phụ cấp và chính sách hỗ trợ với nhà giáo.

Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, theo báo cáo của Chính phủ, chỉ riêng chính sách miễn học phí cho con nhà giáo mỗi năm cần hơn 9.200 tỉ đồng. “Nguồn này ở đâu, lấy từ chỗ nào để bố trí chi hằng năm. Phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác” – ông Trần Thanh Mẫn nói.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, đây là luật được ngành giáo dục quan tâm nhưng lại là luật khó, nội dung tác động lớn và phức tạp. Do đó đề nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT hết sức quan tâm và cần khẩn trương, thận trọng, kỹ lưỡng.

Trao đổi với báo chí, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) không đồng tình với đề xuất trên. Theo ông, nhà giáo là viên chức, không thể có quá nhiều “đặc quyền, đặc lợi” so với những đối tượng viên chức khác. Do đời sống gặp khó khăn, lương nhà giáo đang được đề xuất xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo cũng được những chế độ phụ cấp nghề nghiệp hơn những viên chức khác. Nếu đi dạy xa, giáo viên có thể còn được ở nhà công vụ.

“Việc tăng lương, thậm chí phải tăng rất cao cho giáo viên là đúng, nhưng không nên miễn phí bất kỳ thứ gì, kể cả học phí cho con em giáo viên. Chúng ta không thể chuyển sự không công bằng này thành sự không công bằng khác. Trong một xã hội thì ngành nghề chính đáng nào cũng cần được trân trọng và ưu tiên như nhau…”, đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ.

Bày tỏ quan điểm với đề xuất của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến trong dư luận thể hiện thái độ không đồng tình. Độc giả Trần Hạnh cho biết: “Sắp tới, giáo viên sẽ được xếp bậc lương cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Điều đó thể hiện sự tri ân, trân trọng đặc biệt với nghề giáo, vì thế không nên áp dụng chính sách miễn học phí cho con giáo viên. Nghề giáo cũng là công việc lao động mưu sinh như các nghề khác và có thu nhập. Bởi thế, con em nghề khác đi học phải nộp phí thì con em giáo viên cũng nên như vậy”.

“Nếu con giáo viên được miễn học phí thì con y bác sỹ cũng phải được miễn viện phí và dịch vụ y tế; con em ngành điện không phải đóng tiền điện… Giả sử ngành nghề nào cũng đưa ra những đề xuất về quyền lợi mang tính chất nội bộ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định của xã hội”, bạn đọc Nguyễn Đăng Dũng thẳng thắn nói.

Bạn đọc Trương Kim Ngân chia sẻ: Mỗi người một nghề, nghề nào cũng vất vả như nhau. Ai cũng phải làm việc để sống, vì vậy không nên thực thi những chính sách như vậy để bảo đảm tính công bằng”.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng

Nghề giáo là một ngành nghề có tính đặc thù.
Nghề giáo là một ngành nghề có tính đặc thù.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: nếu một nhà giáo hoạt động nghề nghiệp theo đúng nghĩa, đó là giành toàn tâm toàn ý cho công tác dạy học, sát sao với sự phát triển của học trò, luôn giữ mối liên hệ trao đổi với gia đình học sinh; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thì việc Nhà nước giành ưu ái cho đóng góp của nhà giáo thông qua việc miễn học phí cho con ruột của họ là điều nên làm.

“Việc miễn học phí cho con giáo viên thể hiện sự quan tâm, sự tri ân, sự tôn vinh của xã hội đối với nghề giáo và cũng tạo điều kiện để nhà giáo tập trung dạy tốt, nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, việc miễn học phí cho con giáo viên là rất xứng đáng”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ bày tỏ.

“Tôi ủng hộ đề xuất miễn học phí cho con giáo viên vì nó có ý nghĩa lớn trong việc động viên tinh thần nhà giáo, góp phần thu hút nhân lực vào ngành giáo dục. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về cách thực hiện sao cho hợp lý, không gây mất cân đối ngân sách và bảo đảm công bằng xã hội”, cán bộ quản lý tại một trường THCS thuộc quận Cầu Giấy nêu quan điểm.

“Nếu đề xuất trên được thực hiện sẽ là một điều rất tốt; thể hiện tính nhân văn và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với người làm công tác giảng dạy. Hiện, ngành công an, quân đội có cơ chế đặc thù trong việc cộng điểm cho đối tượng là con công an, bộ đội thi tuyển vào ngành và một số chính sách liên quan. Nếu ngành giáo dục có chính sách ưu tiên đặc thù cho con ruột giáo viên thì rất đáng quý và có ý nghĩa xã hội”, Hiệu trưởng Trường THPT Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa) Hoàng Chí Sỹ chia sẻ.

Là một nhà giáo công tác hơn 10 năm, cô Nguyễn Phương Nga (quận Đống Đa, Hà Nội) xúc động và thấy biết ơn những nội dung trong Dự thảo Luật Nhà giáo vì tại đó chứa đựng nhiều chính sách nhân văn, là sự sẻ chia, thấu hiểu, trân trọng với nghề giáo và giúp nâng cao vị thế của nhà giáo. Tuy vậy, cô Nga hiểu rằng, kinh tế nước ta còn khó khăn; hơn nữa tiếp xúc với nhiều gia đình học sinh, cô thấy đúng là ngành nào cũng vất vả nên con em nhà giáo đi học thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng học phí như các học sinh khác.

“Với tôi, nghề giáo là một ngành đặc thù; nhưng cũng là một trong hàng trăm, hàng nghìn ngành nghề trong xã hội. Viên chức giáo dục cũng hãy là viên chức bình thường và không nên tách nghề giáo ra hệ thống nghề nghiệp chung”, cô giáo Nguyễn Phương Nga bày tỏ.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/de-xuat-mien-hoc-phi-cho-con-giao-vien-ban-khoan-ve-tinh-cong-bang.html

Cùng chủ đề

chưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

Kinhtedothi-Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi; xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến. Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự...

đề xuất ưu tiên chính sách tiền lương đối với giáo viên

Kinhtedothi - Trình bày Tờ trình Dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp… Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật...

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo đang trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét trong tuần này

Kinhtedothi - Tiếp tục chương trình làm việc, trong tuần từ 4/11 đến 9/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước; cùng một số Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Nhà giáo... Dự kiến, Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5.000 tỷ đồng được người Việt dùng mua iPhone 16

Sau hơn 1 tháng trình làng ở Việt Nam, lượng bán và doanh thu sơ bộ của iPhone 16 series vừa được tiết lộ. Doanh thu điện thoại iPhone bị ảnh hưởng do thị trường chưa hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, con số hàng nghìn tỷ đồng cho thấy đây là nguồn thu lớn cho các đơn vị bán lẻ trong nước. Năm nay là năm đầu tiên iPhone được mở bán ngay lúc 0 giờ. Trước đó, iPhone...

Người dân giao dịch tại các sàn kinh doanh ngoại hối có nguy cơ bị lừa

Kinhtedothi - Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho một sàn giao dịch nào về kinh doanh ngoại hối. Nếu người dân giao dịch tại các sàn này, sẽ có hệ lụy là bị lừa đảo. Sáng 11/11, chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, đại biểu Quốc hội quan tâm tới xử lý nợ xấu, giải pháp kiểm soát nguy cơ bong bóng trong lĩnh vực bất...

giải pháp nào để bình ổn, quản lý thị trường vàng?

Kinhtedothi - Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về các nhiệm vụ, giải pháp để bình ổn và quản lý thị trường vàng trong hiện tại và tương lai. Sáng 11/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. Phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời...

Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh

Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile, quốc gia quan trọng hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình hội nhập khu vực. Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile, quốc gia quan trọng hàng đầu, có vai trò...

Cập nhật mới về chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang, đầu

Với số ca bệnh ngày càng gia tăng không ngừng, Hội nghị quốc tế về Cập nhật mới về chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang, đầu - cổ  trở thành sự kiện y khoa cấp thiết, là cơ hội để cộng đồng y khoa trao đổi kinh nghiệm và nâng cao chất lượng điều trị bệnh. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 - 24/11/2024 tại Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

Cùng chuyên mục

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Hơn 800 sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội giao lưu cùng Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam

“Hãy suy nghĩ về việc tạo ra giá trị trong công việc lẫn cuộc sống, và thực hiện điều đó bằng đam mê và sự cống hiến” ...

Phát động Cuộc thi UPU lần thứ 54 với chủ đề ‘tưởng tượng bạn là đại dương’

Cuộc thi UPU lần thứ 54, năm 2025 đã chính thức được phát động. Với chủ đề năm nay, các học sinh được hóa thân thành đại dương để nêu lên những vấn đề mình đang phải đối mặt. Ngày 11/11, Lễ phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025 đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng). Sự kiện do Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT,...

Đề nghị kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng vì che giấu việc học sinh đánh nhau

Liên quan vụ học sinh đánh nhau ở Trường THCS Trung Hiếu, Hội đồng kỷ luật của Phòng GD-ĐT H.Vũng Liêm (Vĩnh Long) đã họp đề nghị kỷ luật hiệu trưởng. ...

Cần ưu tiên chính sách cho nhà giáo

Có thể nói gần như ở mọi quốc gia, giáo dục luôn được xem là thành tố quan trọng nhất. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nếu một quốc gia có một nền giáo...

Mới nhất

Từ vạch xuất phát, start-up nghĩ về thương hiệu

Talkshow "Xây dựng thương hiệu từ vạch xuất phát" trong khuôn khổ chương trình Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 sáng 10-11 đã mở ra nhiều góc nhìn, ý tưởng và cả gợi ý cơ hội cho những bạn trẻ đang khát khao khởi nghiệp. ...

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? ...

Nối cánh tay nam thanh niên bị đứt lìa do bánh răng ròng rọc

Nam thanh niên bị bánh răng ròng rọc vận chuyển vật liệu xây dựng cuốn vào, cắt đứt lìa cánh tay. Rất may anh đã được bác sĩ nối tay thành công. ...

Cuộc trình diễn lớn của ngành công nghiệp …

Theo ban tổ chức, Vietnam Foodexpo 2024 có quy mô lớn với trên 500 gian hàng của gần 400 doanh nghiệp đến từ hơn 30 tỉnh thành của Việt Nam và gần 20 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Bỉ, Trung Quốc, Estonia, Italy, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Thái Lan, Ba Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ấn...

Việt Nam lọt danh sách 5 điểm đón Giáng sinh đáng nhớ ở Châu Á

(CLO) Mới đây, Tạp chí du lịch World Expeditions đã đưa ra danh sách 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất ở châu Á, trong đó nước Việt Nam...

Mới nhất