Ngày 28/10, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do ông Triệu Tài Vinh – Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, làm Trưởng đoàn, đã khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình, qua đó giúp đồng bào được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.Sáng 28/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương (01/11/1949-01/11/2024).Ngày 28/10, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do ông Triệu Tài Vinh – Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, làm Trưởng đoàn, đã khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, với khoảng 800 người tham gia. Hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.Với phương châm hỗ trợ sinh kế cho người dân theo nhu cầu, những năm qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình, qua đó giúp đồng bào được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong 3 năm (2022- 2024) triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Ninh Phước được giải ngân hỗ trợ 27.156 triệu đồng để thực hiện các Dự án, tiểu dự án của Chương trình.Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.Trong chương trình thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Abu Dhabi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư UAE Mohammed Bin Hassan Al Suwaidi.Sáng 28/10 (theo giờ địa phương), tại Abu Dhabi, UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế UAE Abdulla bin Touq Al Marri.Cựu chiến binh Ngô Ngọc Thành, thôn 4, Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là người tiên phong mang tre Lục Trúc (giống tre có nguồn gốc từ Đài Loan) về trồng để lấy măng ở địa phương. Qua gần 3 năm kiên trì trồng thử nghiệm, những khóm tre giống ngoại đã cho “quả ngọt”, mang lại thu nhập cao cho gia đình ông. Kết quả này, cũng đã mở ra hướng phát triển kinh tế tiềm năng cho người dân trên địa bàn.Bắt đầu thành lập từ năm 1999, sau 25 năm hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn 15 năm từ năm 2009 – 2024, Ban Điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính đã xác định mục tiêu hoạt động cho giai đoạn mới, đó là: Đầu tư hoạt động theo chiều sâu với nhiều mô hình nhằm góp phần xây dựng, tạo nguồn lực lâu dài, bền vững cho vùng DTTS và biển đảo, những vùng khó khăn, vùng phên giậu của Tổ quốc.Ngày 27 – 28/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…gây ngập lụt trên diện rộng và nguy cơ sạt lở đất.
Cùng tham gia đoàn khảo sát có ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo các Vụ thuộc Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc. Về phía tỉnh Thanh Hóa có: Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; ông Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh và huyện Mường Lát.
Trước buổi làm việc với Huyện ủy Mường Lát, Đoàn đã tiến hành thực tế việc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW tại xã Pù Nhi.
Theo báo cáo tại buổi khảo sát, thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Lát đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Theo đó, 100% các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đã nghiêm túc triển khai, quán triệt nhằm tạo sự thống nhất cao nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, góp phần khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Nhờ đó, kinh tế tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm; công tác giảm nghèo đạt kết quả khá, khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân giữa các xã, thị trấn được thu hẹp dần; giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa có bước phát triển mới; đời sống của Nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS được giữ gìn và phát huy đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; khối Đại đoàn kết các dân tộc củng cố, tăng cường; niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được nâng cao.
Cụ thể, huyện Mường Lát đã đạt nhiều kết quả trên hầu khắp các lĩnh vực, mục tiêu của Kết luận số 65 – KL/TW. Trong đó, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm đối với đồng bào DTTS được triển khai hiệu quả, với hơn 2.100 lượt cán bộ,công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng trong 5 năm; mở được 44 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với hơn 969 học viên tham gia tự tạo việc làm tại chỗ. Hiện tại huyện đã có hơn 700 cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS.
Thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, huyện đang được tập trung triển khai thực hiện, hỗ trợ làm 665 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; Quỹ Vì người nghèo do MTTQ vận động đã hỗ trợ làm mới 825 căn nhà Đại đoàn kết và sửa chữa trên 20 căn nhà và hàng trăm ngôi nhà được xây mới theo các dự án định canh, định cư, sắp xếp ổn định dân cư.
Cũng trong 5 năm qua, tổng nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án trên địa bàn huyện Mường Lát đạt hơn 605,177 tỷ đồng đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình, nhất là công trình giao thông, tạo liên kết vùng, điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa. Đến nay, tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa đạt 100%; tỷ lệ thôn, bản có đường giao thông được cứng hóa đạt 93,34%; tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,2%…
Về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo, các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào DTTS, hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai thực hiện 16 chương trình tín dụng chính sách. 9 tháng năm 2024, doanh số cho vay đạt 89,4 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt hơn 70 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt hơn 310 tỷ đồng, bình quân trên hộ đạt 62 triệu đồng (5.008 hộ) tăng 5,3 triệu đồng/hộ so với đầu năm.
Cùng với nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS cũng được quan tâm. Hiện nay, có 100% số xã, thị trấn có trung tâm văn hóa – thể thao xã; tỷ lệ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa đạt 68,9%; tỷ lệ bản, khu phố được công nhận danh hiệu văn hóa 73,8%; có 76/88 nhà văn hóa đạt chuẩn.
Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi duy trì ở mức cao; tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 97,5%; công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được quan tâm chỉ đạo, số phòng học kiên cố đạt 65%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến hết năm 2023 đạt 12/31 trường. 100% xã, thị trấn có trạm y tế kiên cố và duy trì 50% trạm y tế có bác sỹ; có 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (đạt 100%); tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dưới 23%.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS và phát huy vai trò của Người có uy tín được tập trung quan tâm. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc được tăng cường. Công tác dân vận của MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang ở vùng đồng bào DTTS đạt nhiều hiệu quả thiết thực…
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, kinh tế – xã hội vùng DTTS đã có bước phát triển, nhưng huyện Mường Lát vẫn là vùng khó khăn nhất của tỉnh. Hạ tầng chưa đồng bộ; đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo cao, kết quả giảm nghèo còn thiếu bền vững.
Việc hỗ trợ sản xuất, sinh kế cho đồng bào chưa kịp thời; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tình trạng thiếu đất canh tác vẫn còn. Tình hình an ninh trật tự, buôn bán, vận chuyển ma túy còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; vẫn còn một số đồng bào bị các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ theo theo “tà đạo”, tổ chức tự xưng; tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra…
Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn khảo sát đã đóng góp nhiều ý kiến, gợi mở giải pháp thiết thực để huyện Mường Lát tiếp tục tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất việc có cơ chế đặc thù trong việc tuyển dụng cán bộ người DTTS; quan tâm bố trí nguồn lực thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia…
Phát biểu tại buổi khảo sát, ông Lầu Minh Pó, Người có uy tin ở xã Pù Nhi, cho biết, do trình độ nhận thức của một bộ phận đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế, thiếu hiểu biết, nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo, tác động dẫn đến vi phạm pháp luật. Theo đó, cần đổi mới công tác tuyên truyền trên các phương tiện, thông tin đại chúng, bằng hình thức song ngữ phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết của đồng bào, bảo đảm đúng định hướng tư tưởng của Đảng, nhà nước. Thường xuyên chủ động nắm bát tình hình, diễn biến tư tưởng của đồng bào, đặc biệt là dân tộc Mông.
Phát biểu tại tại buổi khảo sát, ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho biết trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế từng vùng, khu vực. Cùng với đó, Nhà nước có các chính sách hỗ trợ để đồng bào DTTS sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.Tuy nhiên, có những chính sách còn bất cập, vướng mắc, khóthực hiện như hỗ trợ đất ở, nhà ở…
Với chức năng, nhiệm vụ của mình Ủy ban Dân tộc đã tham mưu, đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai; trong đó có các chính sách về đất đai đối với vùng DTTS. Hiện nay có 10 dự án thành phần, 14 tiểu dự án và một số nội dung mà không những địa phương Thanh Hóa, nhiều tỉnh khác cũng kêu khó thực hiện. Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang tham mưu cho Chính phủ tiếp tục điều chỉnh một số tiêu chí. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng lưu ý, các địa phương bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thì cần chú trọng vào tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS.
Phát biểu kết luận tại buổi khảo sát, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh đánh giá cao những kết quả mà huyện Mường Lát đạt được trong công tác dân tộc, công tác dân vận thời gian qua. Đồng thời, chia sẻ, những kinh nghiệm, cách làm của các địa phương là rất thiết thực, do đó, các địa phương cần trao đổi, học tập để nhân rộng và áp dụng trên thực tế.
Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS; chú trọng xây dựng phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS; tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức của đồng bào DTTS tham gia thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…
Đoàn khảo sát cũng ghi nhận những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện các cơ chế chính sách đối với vùng đồng bào DTTS để tổng hợp, chuyển đến Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét tháo gỡ, nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về dân tộc.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ban-dan-van-trung-uong-khao-sat-viec-thuc-hien-cong-tac-dan-toc-tai-huyen-muong-lat-1730104645261.htm