Trang chủNewsNhân quyềnBạc Liêu ưu tiên phát triển toàn diện vùng đồng bào dân...

Bạc Liêu ưu tiên phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc


Về Bạc Liêu đi qua từng con đường, ngõ xóm, chúng tôi bắt gặp sắc diện mới trải lối về tận các phum sóc, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống đang bừng lên những gam màu tươi sáng.

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đáp ứng nguyện vọng của đồng bào, từng bước mang lại những lợi ích thiết thực, góp phần thay đổi bộ mặt vùng DTTS và miền núi.

Bà con Khmer ấp Sóc Đồn (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) chung tay xây dựng tuyến đường xanh – sạch – đẹp, góp phần diện mạo phum sóc ngày càng khởi sắc. (Ảnh: Phương Nghi)

Bà con Khmer ấp Sóc Đồn, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi chung tay xây dựng tuyến đường xanh – sạch – đẹp, góp phần diện mạo phum sóc ngày càng khởi sắc. (Ảnh: Phương Nghi)

Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đang đổi thay

Đến với đồng bào Khmer xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), đi trên con đường xanh – sạch – đẹp, chúng tôi cảm nhận rõ nét về sự đổi thay của vùng quê này. Từng là những xóm nghèo của xã nhưng nay các ấp Cù Lao, Cái Giá, Sóc Đồn, Nước Mặn… đã được phủ lên mình một diện mạo mới. Từ trung tâm xã dẫn về các ấp, sự khang trang đến từ những căn nhà tường, trường học và chùa Khmer làm cho phum sóc thêm phần khởi sắc.

Đến Cái Giá – ấp có hơn 80% đồng bào Khmer sinh sống, chúng tôi bị đắm chìm trước vẻ đẹp của làng quê và những con người đang ra sức xây dựng ấp nông thôn mới kiểu mẫu. Theo chân Trưởng ấp Cái Giá, chúng tôi đến nhà anh Danh Sua, một nông dân Khmer tiêu biểu về sự cần cù lao động, quyết chí vươn lên làm giàu. Qua rồi những tháng ngày vất vả, cuộc sống gia đình anh nay đã khấm khá với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Anh Danh Sua cho biết: “Ngoài chuyện phấn khởi vì kinh tế gia đình đang dần ổn định thì nhân dân ở đây cũng rất vui khi nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng khang trang, hệ thống chợ cũng được nâng cấp, sửa chữa. Hiện nay, với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, hầu hết đồng bào Khmer đã có bước chuyển biến trong nhận thức, chí thú làm ăn để vươn lên thoát nghèo”.

Ông Lê Minh Thành, Trưởng phòng Dân tộc & Tôn giáo huyện Vĩnh Lợi nói: “Những năm qua, đời sống của đồng bào Khmer huyện Vĩnh Lợi nâng lên về mọi mặt. Nhiều hộ đã chủ động áp dụng mô hình mới vào sản xuất, cho thu nhập ổn định; nhờ vậy mà số hộ nghèo đã giảm dần, số hộ khá tăng lên. Từ đó đã khơi gợi ý chí, nghị lực tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước; qua đó đã xuất hiện ngày càng nhiều những gia đình Khmer vượt khó thoát nghèo, đóng góp tích cực vào các phong trào, nhất là trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

Đầu Sấu Tây, xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân) là ấp có đồng bào Khmer nhiều nhất tỉnh Bạc Liêu (hơn 95%). Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều mô hình, cách làm sáng tạo đã được triển khai để giúp người dân thay đổi suy nghĩ, chủ động vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Anh Danh Nuôl, nông dân Khmer ấp Đầu Sấu Tây chia sẻ: “Trước đây kinh tế gia đình tôi gặp nhiều khó khăn lắm. Nhưng từ khi được Hội cựu chiến binh xã tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn chính sách ưu đãi, tham gia các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật…, tôi đã biết cách sử dụng đồng vốn hợp lý trong sản xuất cũng như nắm bắt kịp các tiến bộ kỹ thuật để áp dụng nên cuộc sống đã ngày một khấm khá hơn.

Không chỉ tôi mà nhiều gia đình khác trong ấp cũng vậy, thậm chí có hộ còn xây dựng nhà cửa khang trang, con cái học hành đàng hoàng… Tất cả những thay đổi trên là nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với bà con Khmer”.

Anh Danh Nuôl ấp Đầu Sấu Tây xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) chăm sóc đàn gà từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng sách chính xã hội theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719 giúp

Anh Danh Nuôl chăm sóc đàn gà từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng sách chính xã hội theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719. (Ảnh: Phương Nghi)

Ông Võ Văn Thum, Chủ tịch xã Lộc Ninh cho biết: Những năm qua, Lộc Ninh rất quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, nhất là những hộ thuộc diện hộ nghèo; thông qua hỗ trợ nhà tình thương, vốn vay, cây con giống, phương tiện sản xuất… Đặc biệt, từ các chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đã giúp xây dựng nhiều công trình cầu, đường, tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ tín dụng ưu đãi… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS. Hơn hết, nhờ vận dụng tốt chính sách dành cho đồng bào DTTS và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới nên hộ nghèo ở xã đã giảm nhanh, bền vững, hộ khá, giàu tăng lên. Nếu đầu năm 2022, Lộc Ninh còn 34 hộ DTTS nghèo thì đến cuối năm chỉ còn 24 hộ DTTS nghèo (chiếm 5,2%/tổng số hộ dân tộc)”.

Ưu tiên phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc

Trong giai đoạn 2021-2025, Bạc Liêu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN (Chương trình 1719) tại 14 xã, phường, thị trấn vùng đồng bào DTTS, với nguồn vốn được Trung ương phân bổ là 58,4 tỷ đồng và hơn 8,7 tỷ đồng (đối ứng 15% của tỉnh).

Ông Lương Văn Pho, Phó Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu cho biết: Trong hai năm 2022 và 2023, nguồn vốn sự nghiệp và nguồn đối ứng của tỉnh gần 47 tỷ đồng, Bạc Liêu đã triển khai thực hiện 8/10 dự án thuộc Chương trình. Tuy nhiên, có 2 dự án không thể giải ngân được, do không có địa bàn thực hiện, phân bổ vốn và đối tượng thụ hưởng (trong đó có dự án 6 là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS).

“Trong quá trình triển khai, Bạc Liêu đã triển khai tương đối đầy đủ về cơ chế, quy định, hướng dẫn để quản lý, thực hiện Chương trình; phân khai nguồn Trung ương, đối ứng vốn của địa phương và ban hành các Kế hoạch thực hiện, xác định cụ thể các chính sách được thực hiện trên địa bàn tỉnh theo quy định. Một số địa phương cũng từng bước giải ngân các dự án, tiểu dự án được giao phụ trách, sớm hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng theo quy định, việc hỗ trợ cho người dân vay vốn tại Dự án 1 (Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS) đã được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng…”, ông Pho nói.

Từ nguồn vốn Chương trình 1719 hỗ trợ chuyển đổi nghề đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) có thu nhập ổn định. (Ảnh: Phương Nghi)

Từ nguồn vốn Chương trình 1719 hỗ trợ chuyển đổi nghề đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình có thu nhập ổn định. (Ảnh: Phương Nghi)

Chương trình 1719 đã giúp người dân tộc vượt qua khó khăn, có thêm động lực để vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no. Ông Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu: “Trong tiến trình triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình sẽ tác động lớn, tích cực đến đời sống đồng bào DTTS. Bạc Liêu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, ấp, khóm khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS. Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ giải ngân vốn năm 2022 và 2023 đạt 90% tổng nguồn vốn được giao; điều chỉnh tăng định mức hỗ trợ chính sách nhà ở, đất ở của dự án 1 lên 46 triệu đồng/trường hợp; dự án 6 bổ sung thêm 3 nội dung thực hiện”.

Có thể thấy, từ việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc của các các cấp, các ngành đã giúp diện mạo vùng có đông đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Đây là cơ sở để Bạc Liêu tiếp tục ưu tiên triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội vùng có đông đồng bào DTTS.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Độc đáo nghi thức cúng dâng Dèng của đồng bào Tà Ôi

(Tổ Quốc) - Người Tà Ôi tổ chức cúng dâng Dèng vào các dịp lễ của gia đình, làng bản. Đặc biệt là trước khi đi buôn bán Dèng ở nơi xa để tạ ơn Giàng (ông trời) đã ban cho nghề truyền thống dệt Dèng. ...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giaBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ...

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được...

9X bỏ phố thị về Sa Pa, biến đồ cũ thành những bức vẽ chân dung độc đáo

(Dân trí) - Bị thu hút bởi ánh mắt, nụ cười của những cụ già vùng cao, Thùy Giang thu gom những món đồ cũ, rồi biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Phạm Thị Thùy Giang (SN 1997) sinh ra và lớn lên ở Sa Pa (Lào Cai), mang trong mình lý tưởng lan tỏa nét đẹp văn hóa, con người ở quê hương. Sau khi tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tại trường Cao đẳng Sư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực nhờ sự tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.

Thảo luận thách thức xã hội của công nghệ và trí tuệ nhân tạo cùng chuyên gia Pháp

Viện Pháp tại Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hội nghị và bàn tròn về chủ đề trí tuệ nhân tạo và công nghệ từ 11-15/11 cùng bà Asma Mhalla - nhà nghiên cứu, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực quản lý công nghệ số và đạo đức trong đổi mới sáng tạo.

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024.

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Mới nhất

Gần 3.000 người tham gia Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”

Sáng 10/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70...

Đau mắt đỏ lây như thế nào? Hướng dẫn phòng tránh lây nhiễm

Đau mắt đỏ không quá nguy hiểm. Nếu chăm sóc mắt đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ lây lan và dễ...

Hanoi Metro vẫn chưa đủ nhân lực vận hành

Sở GTVT Hà Nội vừa kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) khẩn trương tuyển dụng các nhân sự còn thiếu và bảo đảm năng lực của đội ngũ nhân sự trực tiếp tham gia vận hành. ...

Suntory PepsiCo – 30 năm song hành phát triển bền vững cùng Việt Nam Xanh

Gian hàng Suntory PepsiCo Việt Nam tại ngày hội Việt Nam xanh do báo Tuổi Trẻ tổ chức thu hút với hành trình phát triển bền vững khởi nguồn từ rất sớm và liên tục tiên phong trong những sáng kiến vì môi trường ...

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng

Vụ tai nạn khiến 3 người bị thương và 3 ô tô hư hỏng trên đoạn cao tốc qua xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, chiều từ Hải Phòng đi Hà Nội. Ngày 10/11, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, vào khoảng 7h30 cùng ngày, tại Km68+100 cao tốc Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa bàn...

Mới nhất