Trang chủNewsNhân quyềnBác bỏ những nhận định sai lệch

Bác bỏ những nhận định sai lệch


Không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà Việt Nam đã và đang nỗ lực bảo đảm các quyền con người cho người dân trên tất cả các lĩnh vực.

Trong tháng 5/2023, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) và Bộ Ngoại giao Mỹ cùng công bố Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo năm 2023. Mặc dù có một số đánh giá tích cực về nỗ lực bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, hai báo cáo này vẫn sử dụng chung luận điệu chỉ trích tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, thể hiện rõ sự cố chấp, định kiến bất chấp thực tiến và những nỗ lực bảo đảm quyền tự do tôn giáo của Việt Nam

Đoàn phóng viên nước ngoài thăm nơi giáo dân Đắk Lắk sinh hoạt tôn giáo
Đoàn phóng viên nước ngoài thăm nơi giáo dân Đắk Lắk sinh hoạt tôn giáo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam

Nguyên tắc cấm can thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác được nêu tại Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) năm 1945. Sau đó tại Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng LHQ, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn.

Theo đó, không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào khác. Theo khoản 7, Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc: “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào”. Nghĩa vụ không can thiệp vào công việc của quốc gia khác cũng đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế.

Như vậy, việc pháp luật Việt Nam xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có những đối tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để có các hành vi chống phá đất nước là công việc nội bộ, thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam, không một quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào có quyền can thiệp. Hơn nữa, tôn vinh, cổ xuý, hậu thuẫn cho những hành vi vi phạm pháp luật số này lại càng không chấp nhận được.

USCIRF là cơ quan tham vấn độc lập do Quốc hội Mỹ thành lập nhằm phục vụ cho việc “cải thiện nhân quyền” ở các nước mà Mỹ cho là “cần quan tâm đặc biệt”. USCIRF thường xuyên có những đánh giá tiêu cực về Việt Nam, thậm chí kể cả khi đã được tạo điều kiện vào Việt Nam để chứng kiến tình hình thực tế.

Từ năm 2012 đến nay, USCIRF liên tục khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt – CPC” nhằm tạo cơ sở áp đặt chế tài với Việt Nam về kinh tế, chính trị, giáo dục. Trong các báo cáo hằng năm về tự do tôn giáo tại Việt Nam, USCIRF cho rằng Việt Nam “đàn áp tôn giáo trong nước”; chỉ trích chính quyền và công an Việt Nam; USCIRF đặc biệt quan tâm đến số đối tượng vi phạm pháp luật bị xét xử được họ gọi là “tù nhân lương tâm”.

Đánh giá sai lệch, thiếu thiện chí

Thông tin USCIRF sử dụng trong Báo cáo chủ yếu từ những nguồn thiếu kiểm chứng, được thu thập từ các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có tư tưởng cực đoan, thù hận móc nối với số chống đối trong nước nên luôn thiếu khách quan, thiếu xác thực, thậm chí xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Có nhiều cách tiếp cận về tôn giáo, với góc độ là một tổ chức xã hội, ở Việt Nam có thể phân chia làm hai loại: các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được và chưa được Nhà nước công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tổ chức giả danh tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, Đảng, Nhà nước ta có quan điểm, chính sách, pháp luật cụ thể.

Với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cả việc Đạo và việc Đời.

Theo Điều 21, Mục 1, Chương V, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016: “Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện như: Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này; Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự. Dù vậy, các tổ chức bị số cực đoan, thiếu thiện chí vẫn cố tình xuyên tạc, gọi một số tổ chức tôn giáo là “tôn giáo quốc doanh” hay “làm tay sai” cho Đảng, Nhà nước ta.

Với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Chính quyền các cấp đã hướng dẫn họ hoạt động theo quy định của pháp luật, địa phương, hỗ trợ về mọi mặt, nhất là mặt pháp lý để sớm được xét, công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

Đồng thời, chúng ta có các quy định nhằm chấn chỉnh, xử lý khi họ có những sai phạm, vi phạm quy định của pháp luật. Đây cũng là điều mà các thế lực thù địch, phản động vu cáo Đảng, Nhà nước “kiểm soát”, “sách nhiễu” các tôn giáo.

Với các tổ chức đội lốt, giả danh tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh, nghiêm trị.

Những tổ chức này thường có những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, cấu kết chặt chẽ với các thế lực phản động ở nước ngoài tán phát các tài liệu phản động; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, lôi kéo lực lượng chống đối gây rối, gây phức tạp an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, gây nhiều hệ lụy xã hội trong thời gian qua.

Ở Việt Nam cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới, công dân phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo là công dân Việt Nam nếu có những hành động cản trở công cuộc đổi mới, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, đất nước đều phải bị nghiêm trị. Không thể dùng lý do tôn giáo để biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật bởi mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, dù theo hay không theo tôn giáo nào.

Đây là nguyên tắc thuọng tôn pháp luật trong một Nhà nước pháp quyền, đồng thời là cơ sở khẳng định thái độ rõ ràng, dứt khoát của chúng ta trong đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái ác trong xã hội, tạo môi trường sinh hoạt tôn giáo bình thường, lành mạnh cho đồng bào theo tôn giáo, đồng thời cũng là bài học cảnh tỉnh cho những đối tượng muốn lợi dụng tôn giáo để có ý đồ, hoạt động chống phá đất nước.

Các tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân ngày càng nhiều và tiếp tục gia tăng. Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự.

Thực tiễn bác bỏ mọi sự xuyên tạc

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được pháp luật bảo hộ và luôn được bảo đảm, thực thi trong thực tế.

Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật liên quan đến tự do tôn giáo tương đối hoàn chỉnh, từ Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004 đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Việt Nam cơ bản đã xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp về tôn giáo làm công cụ pháp lý cho việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và cũng là một trong số ít quốc gia trên thế giới (20 quốc gia) ban hành luật riêng về tự do tôn giáo. Việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách và luật pháp về tôn giáo được quan tâm coi trọng.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được thực hiện trong thực tiễn, được pháp luật bảo hộ và được chính quyền tạo điều kiện.

Số lượng tín đồ các tôn giáo không ngừng gia tăng, sinh hoạt đời sống tâm linh, tôn giáo diễn ra sôi động. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo không ngừng tăng lên. Năm 1997, cả nước có trên 15 triệu tín đồ, chiếm hơn 20% dân số; đến năm 2022, có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), hơn 54 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự”.

Bên cạnh đó có hơn 200 nghìn người thuộc 70 nhóm Tin lành tư gia và trên 30 nghìn người thuộc hơn 60 hiện tượng tôn giáo mới (“đạo lạ”), chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Ngoài ra, đại đa số người Việt Nam có đời sống tâm linh, theo tín ngưỡng đa thần truyền thống.

Ngoài 27% dân số theo tôn giáo, trên 75% người Việt Nam nói chung và trên 80% người dân tộc thiểu số nói riêng theo tín ngưỡng đa thần truyền thống. Đó là điểm khác biệt so với các quốc gia phương Tây hay quốc gia theo tôn giáo độc thần (Kitô giáo, Islam giáo).

Vì thế, dù không theo tôn giáo, song người Việt Nam lại có đời sống tâm linh sâu đậm, tham gia sinh hoạt tín ngưỡng sôi nổi. Điều này thể hiện khá rõ với 8.000 nghìn lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức hằng năm. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các tổ chức tôn giáo có trên 500 cơ sở khám chữa bệnh, trên 800 cơ sở bảo trợ xã hội, với 300 trường mầm non…

Công tác xây dựng cơ sở thờ tự được các tôn giáo quan tâm, đẩy mạnh. Từ năm 1990 đến nay, cơ sở thờ tự được xây dựng, sửa chữa khá mạnh mẽ ở khắp nơi trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo dân.

Năm 2000, cả nước có 18.474 cơ sở thờ tự của các tôn giáo, đến năm 2021 tăng lên 30.047 cơ sở, tăng 11.573 cơ sở trong 20 năm, bình quân mỗi năm có thêm 579 cơ sở thờ tự. Hầu hết các cơ sở thờ tự được xây dựng, sửa chữa khang trang to lớn, có công trình lên hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Chính quyền địa phương quan tâm giải quyết, cấp đất cho các tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở tôn giáo.

Quan hệ quốc tế của các tôn giáo ngày càng mở rộng; việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được quan tâm, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi các đoàn với các tổ chức tôn giáo trên thế giới.

Từ năm 2011 đến nay, đã có khoảng gần 2.000 lượt cá nhân tôn giáo xuất cảnh tham gia khóa đào tạo ở nước ngoài, hội thảo, hội nghị quốc tế liên quan đến tôn giáo, gần 500 đoàn nước ngoài, với hơn 3.000 lượt người vào Việt Nam để trao đổi, giao lưu hướng dẫn tại cơ sở thờ tự ở Việt Nam, các sự kiện tôn giáo do các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam tổ chức.

Hiện thực trên là minh chứng rõ ràng nhất bác bỏ mọi thông tin sai lệch của trong Báo cáo của USCIRF. Không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà Việt Nam đã và đang nỗ lực bảo đảm các quyền con người cho người dân trên tất cả các lĩnh vực, cũng như tích cực, tham gia có trách nhiệm trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới khi đã được tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023-2025).


TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Ban Tôn giáo Chính phủ, Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2018.

(2) – Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, Tập 1.

(3) – Ban Tôn giáo Chính phủ (2022), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội


(*) Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng





Nguồn

Cùng chủ đề

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ...

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Rộ tin sắp đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Reuters hôm qua dẫn các nguồn thạo tin cho hay thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin tại Dải Gaza giữa Hamas và Israel có thể được ký kết trong vài ngày tới nhờ tiến triển trong cuộc đối thoại do Mỹ,...

Giới chức Mỹ bắt cựu giám đốc nhà tù Syria vì những tội danh ở quê nhà

(CLO) Các nhà chức trách Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng một cựu giám đốc nhà tù khét tiếng của Syria đã bị bắt tại California vào hồi tháng 7 năm nay vì tội gian lận thị thực và các sai phạm ở quê nhà. ...

Tập huấn về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho các tôn giáo

Ngày 10/12, tại TPHCM, Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực, kiến thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (BVMT - BĐKH) cho tôn giáo các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số tỉnh lân cận. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Giá vàng “vật lộn” bám ngưỡng hỗ trợ, kinh tế Mỹ không suy thoái, Bitcoin đắt khách, giá tiếp tục cao kỷ lục

Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Giá vàng thế giới "vật lộn" để giữ ngưỡng hỗ trợ 2.600 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng "về gần với nhau", trong đó, dù kịp "quay xe" tăng trở lại vào cuối ngày 19/12 thì giá vẫn trải qua một phiên giảm khá lớn. 1. PNJ - Cập nhật: 19/12/2024 21:00 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với ngày...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Việt Nam SuperPortTM và Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm logistics

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPortTM, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) thành lập Phòng thí nghiệm logistics tiên tiến và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam.

Cá kho làng Vũ Đại

Kha Ninh 20:10 | 19/12/2024 Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại mang hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo. Nổi tiếng trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, làng Vũ Đại cũng chính là quê hương của tác giả. Hiện nay, làng Vũ Đại...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Mới nhất

Đề án, dự án quan trọng của Đảng đặt tại khu Tây Hồ Tây và Hồ Tây

(NLĐO) - Ba đề án, dự án quan trọng gồm: Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; Chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; Cải tạo, nâng...

Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

(ĐCSVN) - Tiếp tục chuỗi các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Venezuela, 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 18/12 (theo giờ địa phương), Nhà hữu nghị Venezuela – Việt Nam (CAVV) đã phối hợp...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Cử tri đồng loạt kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15-18 triệu đồng/tháng

Đồng loạt cử tri các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long và Trà Vinh cùng có văn bản kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cá nhân. Mức cao nhất được đề nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao...

Mới nhất