Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Việt NamViệt Nam09/04/2025

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.

Doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến hết quý III/2025

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 3/2025 ước đạt 1,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quý đầu năm đạt 3,95 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Quý I/2025, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,95 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2024. Ảnh minh họa

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần 53,1%. Nhật Bản và Trung Quốc là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 13,2% và 10,6%.

So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2025 sang thị trường Hoa Kỳ tăng 9,5%, thị trường Nhật Bản tăng 21%, thị trường Trung Quốc giảm 15,2%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất ở thị trường Ấn Độ với mức tăng 95,9% và giảm mạnh nhất ở thị trường Hà Lan với mức giảm 45,1%.

Năm 2025, tình hình chính trị và kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa trong và ngoài nước. Do đó, mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, nhưng so với mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho cả năm nay đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá và sự cố gắng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Thanh Lam - Giám đốc điều hành Công ty CP Lâm Việt - cho hay, hiện, thị trường Hoa Kỳ đang chiếm 50% doanh thu của doanh nghiệp. Về chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp rất tin tưởng và kỳ vọng vào sự đàm phán của Chính phủ.

“Tất cả mọi thứ vẫn đang bình thường, hiện thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng doanh thu. Chúng tôi cũng đã nhận đơn hàng đến hết tháng 9, trong đó, có khách hàng đến hết quý II, có khách hàng đến hết quý III/2025”, ông Nguyễn Thanh Lam thông tin.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã đàm phán với đối tác khách hàng và cùng thống nhất rủi ro sẽ cùng chia sẻ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đang hướng đến xuất khẩu trực tuyến, bớt khâu trung gian. Dự kiến, trong tháng 4 này, sẽ có 3 container hàng được xuất khẩu và thử bán trên sàn thương mại điện tử Amazon.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Lam, các doanh nghiệp ngành gỗ đã đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường từ nhiều năm nay, trong đó, có các thị trường như Anh, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… và đang có xu hướng mở thị trường sang Trung Đông.

Chủ động thích ứng, hướng đến phát triển bền vững

Trong thời gian qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ thương mại toàn cầu, không chỉ với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng mà còn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ, bền vững. Từ một quốc gia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm sản xuất và cung ứng đồ gỗ, nội thất hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, ngành gỗ đang phải đối mặt với những thách thức lớn như ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, căng thẳng chính trị quốc,… đặt ra yêu cầu phải có chiến lược ứng phó kịp thời.

Để ngành gỗ Việt phát triển, ông Võ Quang Hà - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico) - khuyến nghị, ngành gỗ phải trang bị tư duy mới để thích ứng với những khó khăn trước mắt. Đi song song "hai chân" cả thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời định vị lại thị trường, sản phẩm, nguồn nguyên liệu là việc cần phải làm lúc này. Về phía cơ quan chức năng, cần phân tích lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, xác định từng loại gỗ nguyên liệu cho từng loại sản phẩm.

Ngành lâm nghiệp và kiểm lâm đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản trong năm 2025 đạt 18 tỷ USD, hướng đến 25 tỷ USD vào năm 2030. Đặc biệt, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển gắn với tăng trưởng xanh, 100% diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; 20% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng.

Đối với chế biến, thương mại gỗ và lâm sản, tập trung ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động, chuyên môn hóa, tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cấp cơ sở vật chất... Đồng thời, ưu tiên phát triển trung tâm giao dịch gỗ, xây dựng 1 trung tâm giao dịch sản phẩm gỗ quôc tế, mở cửa thị trường.

Hiện nay, các nghị định, thông tư, quy định đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành đầy đủ để phù hợp với các quy định của quốc tế đối với gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ phát triển gắn với tăng trưởng xanh, phát thải thấp, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam đã và đang chuẩn hóa chất lượng đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như Luật Lacy (Mỹ), Luật Chống khai thác gỗ bất hợp pháp (Australia), Luật Gỗ sạch (Nhật Bản), Luật Sử dụng gỗ bền vững (Hàn Quốc) và các quy định của Liên minh châu Âu về chống mất rừng. Những nỗ lực này sẽ giúp ngành gỗ và lâm sản không chỉ giúp ngành phát triển mà còn góp phần vào mục tiêu giảm phát thải, bảo vệ môi trường.


Nguồn

Chủ đề: xuất khẩu gỗ

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

36 khối quân đội, công an hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4
Việt Nam không những..., mà còn...!
Victory - Bond in Vietnam: Khi âm nhạc đỉnh cao hòa quyện với kỳ quan thiên nhiên thế giới
Máy bay chiến đấu cùng 13.000 chiến sĩ lần đầu hợp luyện cho đại lễ 30/4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm