Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bác Ái: Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái có hướng phát triển tích cực. Địa phương đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, từng bước mang lại thu nhập ổn định, cải thiện đời sống nhân dân.

Báo Ninh ThuậnBáo Ninh Thuận14/04/2025

Xác định phát triển nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của huyện, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Huyện ủy, UBND huyện Bác Ái đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch rà soát, sắp xếp lại ngành nông nghiệp trên cơ sở khai thác và phát huy đối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo phòng, ban chuyên môn, các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đổi mới cách làm kinh tế; tổ chức kêu gọi một số doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) liên kết hình thành các vùng sản xuất cây trồng tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm; đưa tỷ trọng chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu nông, lâm nghiệp tại địa phương.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính tại xã Phước Tiến (Bác Ái).

Tận dụng nguồn nước từ 5 công trình thủy lợi, với dung tích thiết kế hơn 302 triệu m3 và hệ thống kênh cấp 2, cấp 3, kênh vượt cấp có tổng chiều dài trên 138km; kế hoạch sản xuất được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo nước tưới xuyên suốt mùa vụ; nhờ đó, diện tích gieo trồng trên địa bàn hằng năm bình quân trên 12.000ha, sản lượng lương thực đạt 19.000 tấn/năm. Trên cơ sở đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh và dựa vào điều kiện thực tế địa phương, huyện tập trung xây dựng và triển khai đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, bằng giải pháp đưa các đối tượng cây trồng ít sử dụng nước vào sản xuất, giảm dần diện tích lúa đối với những khu vực gò đồi, vùng cuối kênh, đến nay đã có gần 2.000ha được chuyển đổi sang cây trồng cạn. Đặc biệt, nhiều loại cây được trồng thử nghiệm và nhân rộng đại trà có khả năng thích nghi tốt, cho hiệu quả kinh tế cao như: Bưởi da xanh, sầu riêng tại xã Phước Bình, cây điều tại xã Phước Chính, Phước Đại, dưa lưới tại xã Phước Tiến, Phước Tân, Phước Trung, với diện tích trên 3.650ha.

Ngoài tận dụng lợi thế quỹ đất rộng, huyện còn chú trọng lồng ghép có hiệu quả các chính sách, nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp, HTX, trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tạo bước chuyển mới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Nam Miền Trung, cho biết: Đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch tại xã Phước Tiến, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, nhất là chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, đây là điều kiện thuận lợi giúp HTX sản xuất với 2ha trồng dưa lưới, dưa lê trong nhà kính, cung cấp sản phẩm dưa sạch ra thị trường hằng năm từ 100-150 tấn và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn. Đến nay, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bác Ái phát triển khá nhanh, với 27 mô hình ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm trên cây ăn quả; 3 mô hình ươm lan; 8 dự án trồng dưa lưới và sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGAP. Có 6 sản phẩm OCOP/5 chủ thể được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao gồm: Rượu chuối mồ côi, hạt chuối cô đơn, bưởi da xanh, dưa lưới SunFarm, hạt điều Chapi, gạo Phước Chính.

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi có sự chuyển biến rõ nét, với tổng đàn gia súc hiện có trên 92.000 con. Hằng năm, huyện Bác Ái còn tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ đặc thù vùng đồng bào để cấp con giống, vận động bà con trồng cỏ, hoa màu để chủ động nguồn thức ăn, góp phần cải thiện đời sống gia đình. Đặc biệt, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường đối với sản phẩm heo đen, huyện đã tạo điều kiện cho HTX Dịch vụ sản xuất tổng hợp nông nghiệp Phước Đại liên kết với người dân xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi heo đen với hàng trăm con, mỗi năm xuất bán với số lượng lớn, đem lại lợi nhuận đáng kể cho các thành viên và nông hộ tham gia. Cùng với đó, duy trì ổn định 41 trang trại và 17 HTX đang hoạt động chăn nuôi dê, bò, gà liên kết với các thương lái thu mua sản phẩm, vật nuôi cho người dân.

Đồng chí Ngô Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, cho biết: Từ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp sạch, năng suất một số cây trồng chủ lực tăng khá, chất lượng sản phẩm dần được nâng lên, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng đất và mang lại giá trị sản xuất ngành đạt 821,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 8,3%/năm, vượt 49,1% so với giai đoạn trước, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Nguồn: https://baoninhthuan.com.vn/news/152587p1c30/bac-ai-huong-den-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm