2023 được đánh giá là năm gập gềnh, đầy thách thức với nền kinh tế Việt Nam. Vậy liệu có cơ hội nào để khởi nghiệp trong giai đoạn kinh tế đầy khó khăn này?
Vừa qua, Đại học Thương mại đã tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2022 với chủ đề “Cấu trúc kinh tế thế giới và Việt Nam”.
Đây là Báo cáo lần thứ 5 được công bố và nằm trong chuỗi báo cáo được xuất bản hàng năm nhằm tổng kết các vấn đề kinh tế và thương mại lớn một năm qua, nhấn mạnh vào những vấn đề nổi bật trong năm, đồng thời đề xuất các chính sách liên quan.
Khởi nghiệp ngành FnB là lựa chọn an toàn trong thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này và Torki Food là một lựa chọn thông thái. (Nguồn: Torki Food) |
Thách thức hay cơ hội với nhà khởi nghiệp?
Về triển vọng năm 2023, Báo cáo cho biết tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều áp lực do tăng trưởng của nhiều nền kinh tế ở gần “bờ vực suy thoái” khi nhiều quốc gia buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, xung đột tại Ukraine tiếp diễn cùng với hàng loạt vấn đề phát sinh khác như gián đoạn chuỗi cung ứng, đà tăng giá của nhiều mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất.
Trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế, ngành Thực phẩm và Đồ uống (FnB) dường như đang là điểm sáng lẻ loi khi có chỉ số tăng trưởng dự kiến 18%, đạt 720.300 tỷ đồng.
Mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, thực tế khách hàng phần lớn vẫn muốn dành nhiều chi tiêu cho trải nghiệm ẩm thực, với tỷ lệ 77% thực khách dự kiến giữ nguyên, thậm chí tăng mức chi tiêu cho ẩm thực trong năm 2023.
Chính vì thế, khởi nghiệp ngành FnB là lựa chọn an toàn trong thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này và kinh doanh nhượng quyền là một trong những giải pháp phù hợp cho hộ kinh doanh vừa và nhỏ với nguồn lực tài chính còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm vận hành và quản lý trong lĩnh vực này.
Một ví dụ cho sự phát triển bền vững, bất chấp khó khăn chính là công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Torki sở hữu thương hiệu Torki Food với báo cáo quý I/2023 khá ấn tượng khi nhượng quyền thành công 21 điểm bán trải dài khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Với hành trình 9 năm ghi dấu ấn thương hiệu của mình lên bản đồ FnB và cán mốc 350 cửa hàng trải dài khắp 42 tỉnh thành tại Việt Nam, đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Torki Food nói riêng và ngành FnB Việt Nam nói chung.
Đội ngũ Torki Food tại Lễ hội bánh mì Việt Nam 2023. (Nguồn: Torki Food) |
Khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền đa món, đa mô hình
Có thể nói, chặng đường 9 năm là minh chứng rõ nét nhất cho vị thế của Torki Food trên thị trường FnB tại Việt Nam. Khởi nghiệp từ một chiếc xe bán bánh mì Kebab, đội ngũ Torki Food đã không ngừng nỗ lực phát triển, trau dồi và sáng tạo, chuyên nghiệp hoá vận hành để tạo nên thành quả ngày hôm nay – hệ thống nhượng quyền thức ăn nhanh có hơn 450 cửa hàng tại 42 tỉnh thành trên toàn quốc, đạt được 2 giải thưởng lớn.
Hơn thế nữa, Torki Food cũng đã hiện thực hóa 2 định hướng quan trọng “đa món” và “đa mô hình” từ khi còn là kế hoạch nằm trên bàn giấy, cho đến khi được áp dụng trên toàn hệ thống:
“Đa món” – Torki Kebab, Torki Burger, Torki Gà rán, Torki Hotdog, Torki Pizza, Torki Mì Ý, Torki Lẩu Ly, Torki Mì Udon. (Nguồn: Torki Food) |
Là hệ thống nhượng quyền thức ăn nhanh tiên phong “đa món – đa mô hình” hàng đầu tại Việt Nam, mang đến nhiều lựa chọn mô hình kinh doanh cho các đối tác, phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế đa dạng. Từ đó giúp giảm thiểu tối ra rủi ro trong đầu tư và giúp khách hàng tối ưu hóa lợi nhuận của mình, rút ngắn thời gian hoàn vốn và sinh lời.
Với tôn chỉ mỗi cửa hàng là một “viên gạch” để xây nên hệ sinh thái Torki Food phát triển bền vững, Torki luôn cam kết khoảng cách giữa các cửa hàng, đảm bảo theo dõi, đào taọ chi tiết từ khâu thiết kế, thi công để đảm bảo tính đồng nhất của các cửa hàng đến việc đào tạo nhân sự, xây dựng chiến lược kinh doanh.