Đây là tham mưu, đề xuất của ông Phan Đình Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Angels 4 Us, để các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong giai đoạn tiếp theo được hiệu quả hơn.
Đánh giá về ý nghĩa của Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 (Đề án 939) do Hội LHPN Việt Nam chủ trì, theo ông Phan Đình Tuấn Anh, hiệu quả rõ nét nhất của Đề án là yếu tố liên quan đến cải thiện sinh kế của chị em phụ nữ, bởi Đề án 939 đã tác động trực tiếp đến các nhóm phụ nữ chưa khởi nghiệp và mới khởi nghiệp.
“Những năm vừa qua, Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp không đơn thuần mang tính chất phong trào mà các hiệu quả kinh doanh cũng như truyền thông đã lan tỏa đến mọi tầng lớp hội viên, phụ nữ. Chính vì vậy, các tỉnh, thành từ chỗ không có dự án tham gia Cuộc thi đã có đủ điều kiện tham gia cuộc thi, nỗ lực đưa các dự án/ý tưởng của phụ nữ khởi nghiệp phát triển.
Đặc biệt, 2 năm vừa qua đã nổi lên 2 phân khúc: phân khúc chị em phụ nữ muốn tham gia khởi nghiệp và phân khúc thứ 2 là những chị em đã bước đầu có thặng dư kinh tế và muốn vươn mình, phát triển hơn. Chính vì vậy, tôi mong muốn có các chương trình quy hoạch, phân vùng phù hợp cho từng đối tượng cụ thể như cho các đề án, ý tưởng ươm mầm, các ý tưởng, dự án mới và các chương trình hỗ trợ, nuôi dưỡng, duy trì, phát triển các dự án đã khởi nghiệp để họ có thể tăng tốc”, ông Tuấn Anh cho biết.
Ông Phan Đình Tuấn Anh cũng đưa ra tham mưu, đề xuất Hội LHPN Việt Nam cần mạnh dạn và đẩy mạnh phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp để có thể kết nối, tận dụng được các nguồn lực dồi dào hiện có trong hệ sinh thái này, từ đó giải phóng được áp lực cũng như nguồn lực, có không gian và thời gian cho đội ngũ cán bộ thực hiện, để các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp hiệu quả.
Tại Hội thảo tham vấn về định hướng chiến lược hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2026-2035 do Hội LHPN Việt Nam tổ chức, thay mặt nhóm chuyên gia dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) đồng hành cùng với Hội LHPN Việt Nam xây dựng Đề cương sơ bộ Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2026-2035”, ông Phan Đình Tuấn Anh đã trình bày Dự thảo một số mục tiêu của Đề án, cụ thể:
Dự thảo mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2026 – 2030:
– Xây dựng thí điểm các mô hình hợp tác, hệ sinh thái hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, kinh doanh bao trùm.
– 100% cán bộ Hội phụ nữ các cấp được nâng cao nhận thức và năng lực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp để thực hiện có hiệu quả Đề án.
– 50% cán bộ Hội phụ nữ các cấp được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn quản lý về nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
– 50% lạc bộ doanh nhân nữ, hội/hiệp hội doanh nhân nữ được nâng cao nhận thức về vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm và triển khai hoạt động/dịch vụ hỗ trợ hội viên nữ doanh nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
– 50% hội viên của Hội LHPN, nữ doanh nhân thành viên/hội viên của câu lạc bộ doanh nhân nữ, hội/hiệp hội doanh nhân nữ được nâng cao nhận thức về vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
– 50% hội viên của Hội LHPN, nữ doanh nhân thành viên/hội viên của câu lạc bộ doanh nhân nữ, hội/hiệp hội doanh nhân nữ phát triển dự án khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp theo tiêu chí phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
– 5.000 phụ nữ có nhu cầu, mong muốn khởi nghiệp; đã khởi nghiệp được hỗ trợ tiền ươm tạo, ươm tạo và tăng tốc trong phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, tập thể theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, kinh doanh bao trùm, tạo lợi thế cạnh tranh mới.
Dự thảo mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2031 – 2035:
– Chọn lọc và triển khai mô hình chuẩn về hợp tác, hệ sinh thái hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
– 100% cán bộ Hội phụ nữ các cấp được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn quản lý về nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
– 100% câu lạc bộ doanh nhân nữ, hội/hiệp hội doanh nhân nữ được nâng cao nhận thức về vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm và các công cụ, phương pháp hỗ trợ hội viên nữ doanh nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm; và triển khai hoạt động/dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ hội viên nữ doanh nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
– 50% hội viên của Hội LHPN, nữ doanh nhân thành viên/hội viên của câu lạc bộ doanh nhân nữ, hội/hiệp hội doanh nhân nữ phát triển dự án khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp theo tiêu chí phát triển bền vững và kinh doanh bao trùm.
– 10.000 phụ nữ có nhu cầu, mong muốn khởi nghiệp; đã khởi nghiệp được hỗ trợ tiền ươm tạo, ươm tạo và tăng tốc trong phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, tập thể theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, kinh doanh bao trùm.
Sáng 3/12/2024, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn về định hướng chiến lược hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2026-2035 nhằm xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp, các tổ chức, đơn vị đồng hành cùng Hội LHPN Việt Nam, phụ nữ khởi nghiệp và đại diện Hội LHPN các cấp.
Các thông tin giá trị, những chia sẻ hữu ích của buổi hội thảo sẽ là cơ sở quan trọng để Hội LHPN Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh các giải pháp, hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp của phụ nữ theo hướng ngày càng đổi mới, sáng tạọ, bắt kịp với bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững đất nước.
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/de-nghi-hoi-lhpn-tang-cuong-ket-noi-voi-cac-to-chuc-ca-nhan-trong-he-sinh-thai-khoi-nghiep-20241204154603948.htm