Trang chủNewsThế giớiAlgeria thông báo rút đại sứ khỏi Pháp, chuyện gì đang xảy...

Algeria thông báo rút đại sứ khỏi Pháp, chuyện gì đang xảy ra với quan hệ song phương?

Ngày 30/7, Bộ ngoại giao Algeria thông báo, nước này đã quyết định rút đại sứ khỏi Pháp, sau khi Paris công nhận kế hoạch tự chủ của khu vực Tây Sahara trong khuôn khổ chủ quyền của Morocco.

Algeria thông báo rút Đại sứ khỏi Pháp, chuyện gì đang xảy ra với quan hệ song phương?
Tây Sahara đang là vấn đề gây căng thẳng giữa Algeria và Pháp. (Nguồn: Hespress)

Reuters đưa thông tin trên, đồng thời lưu ý, Algeria đã thực hiện biện pháp tương tự đối với Madrid khi Tây Ban Nha ủng hộ kế hoạch tự chủ của Morocco hồi năm 2022.

Trước đó, theo AFP, cùng ngày 30/7, trong bức thư gửi Quốc vương Morocco Mohammed VI nhân dịp quốc khánh nước này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: “Đối với Paris, quyền tự chủ theo chủ quyền của Morocco là khuôn khổ để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi ủng hộ kế hoạch tự chủ do Rabat đề xuất vào năm 2007″.

Theo nhà lãnh đạo, đối với Pháp, kế hoạch trên hiện “là cơ sở duy nhất để đạt được một giải pháp chính trị công bằng, lâu dài và được đàm phán theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ)”.

Hôm 25/7, Bộ ngoại giao Algeria đã ra thông cáo phản đối mạnh mẽ quyết định được cho là “bất ngờ, không phù hợp và phản tác dụng” của Paris trong việc ủng hộ kế hoạch tự trị đối với khu vực Tây Sahara do Morocco đề ra.

Algeria đánh giá, quyết định của Pháp không giúp tập hợp các điều kiện để giải quyết hòa bình cho vấn đề Tây Sahara, thậm chí còn củng cố tình trạng bế tắc do kế hoạch tự trị này.

Theo Algiers, trong khi LHQ đang huy động sự thiện chí nhằm tạo động lực mới cho việc tìm kiếm giải pháp đối với cuộc xung đột tại Tây Sahara, quyết định của Pháp, một thành viên của HĐBA, lại đảo ngược những nỗ lực này, gây ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.

Morocco kiểm soát khu vực Tây Sahara từ năm 1975, song nhiều nước không công nhận chủ quyền của quốc gia Bắc Phi với vùng lãnh thổ này. Năm 2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã công nhận chủ quyền của Morocco với Tây Sahara.

Trong khi đó, lực lượng Mặt trận Polisario thân Algeria coi Tây Sahara là vùng lãnh thổ của họ và đòi hỏi thành lập một quốc gia có chủ quyền tại khu vực này.

Quan điểm của Algeria về xung đột Tây Sahara là thực hiện kế hoạch của LHQ, bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý tự quyết dành cho người Tây Sahara. Algiers coi sự hiện diện của Rabat ở Sahara là một cuộc chiếm đóng phi pháp.

Lập trường khác biệt về khu vực này đã khiến quan hệ giữa Morocco và và Algeria căng thẳng trong thời gian dài.





Nguồn: https://baoquocte.vn/algeria-thong-bao-rut-dai-su-khoi-phap-chuyen-gi-dang-xay-ra-voi-quan-he-song-phuong-280766.html

Cùng chủ đề

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville phát biểu tại Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’ ngày 8/10 tại Hà Nội. (Ảnh: Anh Sơn) Bên lề Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”...

Những “gam màu” xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động sâu sắc, với hàng loạt xung đột vũ trang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường.

Somalia-Ethiopia đàm phán giải quyết vấn đề chủ quyền, Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực vào vai người hòa giải

Trong ngày 12/8, Somalia và Ethiopia bắt đầu các cuộc đàm phán mới tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước liên quan ván đề chủ quyền.

Hai đồng minh Đông Bắc Á thân cận của Mỹ lại căng nhau vì chủ quyền

Ngày 12/7, Hàn Quốc đã triệu một tùy viên quốc phòng từ Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul để phản đối mạnh mẽ sau khi Tokyo tái khẳng định các yêu sách lãnh thổ của mình đối với đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima.

Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản “lấn tới” ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ

Ngày 9/5, Đại sứ Nga tại Nhật Bản Nikolai Nozdrev cho biết, nước này đang theo dõi với sự cảnh giác cao độ việc Mỹ-Nhật Bản tăng cường các hoạt động diễn tập gần biên giới ở Viễn Đông.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số...

Ngày 5/11 (theo giờ Việt Nam), ngay khi nước Mỹ vừa bước sang ngày bầu cử, các cử tri ở thị trấn Dixville Notch, tiểu bang New Hampshire đã đến các địa điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11 này. Theo Global Times, nguyên nhân là nguồn cung bị gián đoạn ở Myanmar khiến thị trường trở nên khan hiếm, trong khi nhu cầu ngày càng tăng.

Hàng loạt sự kiện hấp dẫn hứa hẹn khuấy động Tuần Văn hóa

Từ ngày 15-23/11, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm hấp dẫn.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".

Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Các nhà kinh tế Mỹ và người dân nước này dường như sống trong hai thực tế khác nhau - sự bất đồng quan điểm này cuối cùng có thể quyết định ai sẽ là chủ nhân mới của Nhà Trắng, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris.

Bài đọc nhiều

Houthi tiếp tục nhắm vào tàu thuyền có liên kết với Israel

Nhóm Houthi ở Yemen thông báo rằng họ sẽ duy trì lệnh phong tỏa tàu thuyền liên quan Israel để phản ứng trước 'thông tin tình báo' về việc các công ty vận tải biển của Tel Aviv bán tài sản cho các...

Nhật Bản đưa lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Ngày 5/11, Nhật Bản phóng lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới của khoa học trong việc chế tạo vệ tinh nhân tạo nói riêng, và công cuộc chinh phục không gian nói chung.   Nhật Bản đưa lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Internet.   Vệ tinh mang tên “LignoSat” này sẽ được thử nghiệm trong không...

Cùng chuyên mục

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số...

Ngày 5/11 (theo giờ Việt Nam), ngay khi nước Mỹ vừa bước sang ngày bầu cử, các cử tri ở thị trấn Dixville Notch, tiểu bang New Hampshire đã đến các địa điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Nhật Bản đưa lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Ngày 5/11, Nhật Bản phóng lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới của khoa học trong việc chế tạo vệ tinh nhân tạo nói riêng, và công cuộc chinh phục không gian nói chung.   Nhật Bản đưa lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Internet.   Vệ tinh mang tên “LignoSat” này sẽ được thử nghiệm trong không...

Ông Trump kết thúc 9 năm và hơn 900 cuộc vận động vào lúc 2 giờ sáng

Hành trình vận động tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc tại thành phố Grand Rapids, bang Michigan vào lúc 2 giờ sáng 5.11. ...

Cuộc chiến ở Trung Đông: Mặt trận xung đột mới

Israel đang đối mặt với mối đe dọa về một cuộc chiến đa mặt trận, từ lực lượng Hezbollah tại Lebanon, lực lượng Hamas ở Gaza, Houthi ở Yemen và đặc biệt từ Iran. Điều này đang đặt toàn Trung Đông trên bờ vực của một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn, nguy cơ lôi kéo sự can dự của nhiều quốc gia và nhóm vũ trang khác trong khu vực. Căng thẳng leo thang có thể dẫn tới...

Hải quân Nga và Indonesia lần đầu tập trận chung

Hải quân Nga và Indonesia tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên mang tên "Orruda 2024" diễn ra tại cảng thành phố Surabaya của Indonesia và biển Java (Indonesia). Cuộc tập trận này có tên gọi là "Orruda 2024", kéo dài từ ngày 4 - 8/11. Cuộc tập trận "Orruda 2024" là cuộc tập trận song phương đầu tiên giữa hải quân Indonesia và Nga kể từ khi Indonesia giành độc lập. Nga và Indonesia tiến hành tập trận chung...

Mới nhất

Hà Nam quy hoạch phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, nghành du lịch Hà Nam đã có những bứt phát vượt bậc, được vinh danh là “ Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” và “ Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu Châu Á”. Song, tỉnh Hà Nam cũng đang tập trung đầu tư nguồn lực cho hạ tầng và...

Phát hiện lỗ hổng trên chip khiến thiết bị viễn thông có thể bị xâm nhập dễ dàng

Những lỗ hổng này có thể ảnh hưởng từ smartphone, máy tính bảng cho đến phương tiện di chuyển có kết nối công nghệ và hệ thống viễn thông. ...

FPT hợp tác với đối tác Hàn Quốc đẩy mạnh nền tảng low-code

NDO - FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác 3 năm với OutSystems, một doanh nghiệp hàng đầu về phát triển ứng dụng nâng cao hiệu suất trong mảng lập trình. Thông qua hợp tác này, FPT chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai của OutSystems tại thị trường Hàn...

Thu hút khách quốc tế, ‘lên đời’ dịch vụ hàng không ở Việt Nam

Ngày 5-11, Trinity Forum 2024 - diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không hàng đầu thế giới - đã chính thức khai mạc. Nhiều cơ hội đã mở ra khi doanh nghiệp quốc tế tìm đến Việt Nam, đổ vốn vào đầu tư dịch vụ hàng...

Những địa điểm du lịch tâm linh, về nguồn nổi tiếng ở Thái Nguyên

Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn ở Thái Nguyên đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn để khám phá, trải nghiệm các nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh về những vùng đất mới.   Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 1.000 di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê; trên...

Mới nhất