Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế8 sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

8 sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh


Theo chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Huyền, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhiễm khuẩn thực phẩm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.

Nhiều gia đình có thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng nhưng thực hiện không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Không vệ sinh thực phẩm trước khi cho vào tủ

Rau củ quả, thịt cá tươi sống chưa được rửa sạch chứa nhiều vi khuẩn có hại như e.coli gây nhiễm khuẩn đường tiểu, tiêu chảy nặng, nhiễm khuẩn máu; vi khuẩn listeria, clostridium, salmonella khiến bụng và đầu đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, sốt.

Để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn sang các thực phẩm khác, trước khi cho đồ vào tủ lạnh, gia đình cần rửa sạch, cho vào túi hoặc hộp đựng thực phẩm chuyên dụng. Nên thấm khô nước ở thực phẩm, vì độ ẩm còn sót lại (đặc biệt trong rau) là môi trường thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Không vệ sinh thực phẩm trước khi cho vào tủ dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột. (Ảnh minh hoạ)

Không vệ sinh thực phẩm trước khi cho vào tủ dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột. (Ảnh minh hoạ)

Sắp xếp thực phẩm không đúng cách

Sai lầm phổ biến nhất là để trứng và sữa ở cánh tủ lạnh. Đóng mở cánh tủ khiến nhiệt độ ở cánh tủ thay đổi thường xuyên, không đủ điều kiện để bảo quản hai thực phẩm này.

Cánh tủ lạnh chỉ thích hợp để thực phẩm có thời hạn lâu dài và khả năng chịu biến động nhiệt độ như các loại gia vị, đồ khô.

Để lẫn lộn thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến cũng tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn từ thịt, cá và rau củ chưa qua chế biến dễ lây nhiễm sang đồ ăn chín.

Các gia đình nên phân loại thực phẩm như thịt tươi sống, rau củ chưa chế biến, thức ăn chín vào những ngăn riêng cố định. Thịt sống, hải sản tươi, trứng nên để ở những ngăn có nhiệt độ lạnh nhất để giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Thường xuyên kiểm tra tủ để loại bỏ thực phẩm quá hạn, tránh vi khuẩn lây nhiễm.

Không đậy kín thức ăn thừa

Thức ăn không được bọc, đậy kín dễ nhiễm khuẩn sang thực phẩm khác. Bọc thức ăn trong bao bì kín khí hoặc hộp bảo quản thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, giữ độ ẩm và ngăn ngừa thức ăn lẫn mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Tích trữ thức ăn qua đêm không đúng cách

Thời gian lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh quá dài có thể làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số thức ăn như rau, nấm không nên bảo quản qua một đêm vì hàm lượng nitrite gia tăng cao. Người lớn hấp thụ với hàm lượng nitrit 0,01 mg/l có thể gây độc, tiêu thụ lâu dài dẫn đến ung thư.

Gỏi, nộm không chế biến qua nhiệt độ nên dễ sót lại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chúng không ngừng sinh sôi, nảy nở khi để thời gian lâu dù là trong tủ lạnh.

Đợi thực phẩm nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh

Sau khi chế biến, thực phẩm từ 100 độ C nguội dần. Khi nhiệt độ thực phẩm xuống 60 độ C, vi khuẩn bắt đầu phát triển. Ở nhiệt độ 30-40 độ C, vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ. Nếu không được bảo quản kịp thời, thức ăn dễ hư hỏng, đồng thời chứa nhiều vi khuẩn gây hại.

Người lớn nên cho thức ăn ở mức nhiệt 70-80 độ C vào tủ lạnh, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc hộp bảo quản để ngăn vi khuẩn xâm nhập.

Sử dụng túi nilon bảo quản thực phẩm

Túi nilon tiện lợi nhưng có thể chứa nhiều chất độc hại như chất tạo màu có nguy cơ gây ung thư. Loại túi này cũng chứa nhiều vi khuẩn dễ gây hại sức khỏe.

Các gia đình nên sử dụng các loại túi được dành riêng cho thực phẩm hoặc hộp thủy tinh, hộp nhựa có nắp đậy chuyên dụng.

Cấp đông lại sau khi rã đông

Cấp đông lại thực phẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn còn tồn tại phát triển mạnh. Các gia đình nên chia thực phẩm thành nhiều phần phù hợp và sử dụng hết sau khi rã đông.

Trong trường hợp lỡ rã đông thừa, nên cho phần thừa vào hộp thực phẩm đậy kín, để riêng ra một khu vực và sử dụng càng sớm càng tốt. Thực phẩm đã được rã đông hoàn toàn, sau đó hâm nóng đến nhiệt độ phòng hoặc đã để ngoài tủ lạnh hơn hai giờ không nên sử dụng.

Thực phẩm rã và cấp đông nhiều lần có thể mất đi kết cấu, hương vị, hình thức và chất lượng, giảm hương vị.

Không làm sạch tủ lạnh thường xuyên

Sau thời gian sử dụng, thực phẩm sản sinh ra lượng lớn vi khuẩn trong tủ lạnh, ám mùi và nguy cơ gây các bệnh đường tiêu hóa.

Gia đình nên vệ sinh tủ lạnh ít nhất một lần mỗi tháng hoặc hơn, loại bỏ thực phẩm hư hỏng, lau kỹ từng ngăn tủ, ngóc ngách. Làm sạch ngay các vết bẩn trong tủ lạnh do thực phẩm không chỉ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn listeria còn giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nhiễm khuẩn tiêu hóa ít ảnh hưởng đến người trưởng thành, song nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn tiêu hóa có thể dẫn đến nhiều vấn đề như hội chứng ruột kích thích, chảy máu đường ruột gây nhiễm trùng nặng, bệnh viêm ruột, viêm loét đại trực tràng, viêm dạ dày mạn tính.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn thức ăn như chán ăn, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Các triệu chứng này thường khởi phát trong vòng 24h sau khi ăn thực phẩm ô nhiễm, đôi khi có thể xuất hiện muộn hơn sau vài ngày hoặc vài tuần tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh.

NHƯ LOAN



Nguồn: https://vtcnews.vn/8-sai-lam-khi-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lanh-ar872951.html

Cùng chủ đề

Liệu pháp vi khuẩn trong điều trị ung thư đại tràng

Kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Đại học Lan Châu ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, cho thấy vi khuẩn probiotic limosilactobacillus fermentum GR-3, có nguồn gốc từ một loại thực phẩm lên men truyền thống ở địa phương, có khả năng thúc đẩy quá trình tự chết (apoptosis) ở các tế bào khối u đại tràng và ức chế sự phát triển của chúng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

  Thủ tướng có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách với bà Vũ Thị Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định của Thủ tướng về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Vũ Thị Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính. Bà Vũ Thị Mai được xác định có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị...

Đẩy mạnh truyền thông KOL để quảng bá hình ảnh đất nước

  Với ưu điểm dễ dàng tiếp cận khán giả trẻ, những người có tầm ảnh hưởng (KOL) ngày càng được xem như một kênh hiệu quả trong quảng bá hình ảnh địa phương, đất nước. Tháng 9/2023, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin truyền thông hoàn thành chiến dịch "Hướng về lá cờ Tổ quốc" với sự kết hợp lan tỏa mạnh mẽ của những người có tầm ảnh hưởng (KOL) trên mạng xã hội. Sau khi Hội Liên...

Tây Ninh đẩy mạnh dự án đường Hồ Chí Minh, kết nối kinh tế trọng điểm phía Nam

  Tuyến đường Hồ Chí Minh không chỉ kết nối các tỉnh phía Nam mà mở ra cơ hội phát triển cho khu vực biên giới, đặc biệt là Tây Ninh - giao thương với Campuchia. Tỉnh Tây Ninh đang tích cực triển khai và thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông quan trọng, trong đó nổi bật là tuyến đường Hồ Chí Minh nối 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Bình Phước, Bình Dương,...

Người đẹp dân tộc Tày khoe vẻ đẹp tinh khôi trong tà áo dài trắng

(VTC News) - Á khôi cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam - Nông Thị Hằng gây chú ý với nhan sắc xinh đẹp, tinh khôi trong tà áo dài trắng đầu thu. Nông Thị Hằng sinh năm 2002, quê tại Tuyên Quang, hiện là sinh viên năm 4, trường Đại học Thương Mại. Cô được đông đảo bạn trẻ biết đến với vai trò diễn viên, người mẫu,… Cô từng tham gia phim hài “Làng ế vợ”, MV “Rất...

Diện mạo của cầu lớn nhất cao tốc Long Thành – Bến Lức

(VTC News) - Sau hơn 1 năm tái khởi động, cầu Bình Khánh (thuộc dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành) đạt 82% tiến độ và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2025. Cận cảnh cầu Bình Khánh sau hơn một năm tái khởi động. Cầu Bình Khánh (thuộc gói thầu J1) dự án cao tốc bến Lức - Long Thành vượt sông Soài Rạp nối huyện của TP.HCM là Nhà Bè và Cần Giờ. Công trình này được xem...

Bài đọc nhiều

Cách bảo vệ ‘vòng một’ ngăn ngừa ung thư vú

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Để hạn chế ung thư vú, các bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây: ...

Nghi vấn học sinh ngộ độc trà sữa, chủ quán Cô Ba Sài Gòn nói gì?

Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 18-9, tiệm chè và trà sữa Cô Ba Sài Gòn trên đường Phùng Hưng (TP Pleiku, Gia Lai) đã đóng cửa.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Vũ, chủ tiệm, cho biết từ khi nhận thông tin nghi vấn học sinh ngộ độc trà sữa, cơ sở đã chủ động tạm dừng hoạt...

4 trường hợp tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm thành công

Ngày 18.9, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Thận - Tiết niệu bệnh viện vừa phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình tập huấn "Cập nhật các phương pháp ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận", đồng thời thực hiện thành công 4 trường hợp tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm.Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trương...

Phòng, chống bệnh về da trong và sau mưa lũ

Các bệnh da gặp trong và sau mùa mưa bão bao gồm các bệnh da mới phát sinh, các bệnh da có sẵn bị nặng lên. Mưa bão, ngập lụt, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc thăm khám, điều trị các bệnh lý da mạn tính. Mưa lớn kéo dài gần 2 tuần nay tại các tỉnh thành miền Bắc không chỉ...

Cùng chuyên mục

Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm sau ăn tiệc Trung thu

Tin mới y tế ngày 18/9: Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm sau ăn tiệc Trung thuCục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo Sở Y tế Hà Giang điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần. Điều tra, xử lý...

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Ngày 19/9, Bộ Y tế có Công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ và các đơn vị y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4. ...

Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường

Nhập viện với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tình trạng đi ngoài phân đen, bác sỹ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng, nguy cơ bị thiếu máu, sốc và tử vong nếu không điều trị sớm. Vừa qua, nam bệnh nhân V.N.T. (61 tuổi, Hải Dương) lên Hà Nội thăm khám tại Bệnh viện...

Bộ Y tế yêu cầu không để gián đoạn cấp cứu trong bão số 4

Trong công điện do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền bắc, miền trung, Bộ Y tế cho biết, theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm hôm nay - ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực...

Mới nhất

Việt Nam đang trở thành trung tâm phát triển GenAl quan trọng ở ASEAN

DNVN - Ông Denning Tan - Giám đốc Quỹ đầu tư GenAI Fund cho rằng, Việt Nam đang trở thành trung tâm phát triển trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAl) ở ASEAN. Thị...

Thời tiết không lạc quan, dự kiến sẽ cản trở quá trình thu hoạch cà phê

​​​​​​ Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê 19/9: Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới ​​​​​​Dự báo giá cà phê ngày 20/9/2024, tại thị trường trong nước tăng nhẹ....

Vũ Cát Tường: Cuộc sống tôi đang rất êm đềm, hạnh phúc!

Vũ Cát Tường vừa ra mắt MV Chỉ cần có nhau - sản phẩm âm nhạc ballad với giai điệu nhẹ nhàng, ca từ dung dị, gần gũi - đánh dấu sự trở lại của nữ ca sĩ.  Theo Vũ Cát Tường, cô và ê-kíp muốn mang chất liệu đời thường, những trải nghiệm và cảm xúc chân thực...

Thắt chặt tình hữu nghị giữa Công an tỉnh Thừa Thiên Huế với Công an hai tỉnh Salavan và Sê Kong (Lào)

Trong không khí thắm tình hữu nghị, Lãnh đạo Công an ba tỉnh đã lần lượt vui mừng  thông báo cho nhau tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự 6 tháng đầu năm 2024; đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác bảo đảm ANTT năm 2023 và Biên bản...

Mới nhất