Trang chủNewsThời sự70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng...

70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào miền Nam

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với vị trí chiến lược và truyền thống cách mạng, Thanh Hóa được tin tưởng, giao nhiệm vụ cùng với các địa phương: Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
Chú thích ảnh
Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc (bên trái) được xây dựng trên diện tích hơn 40.000m2, cạnh cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn. 

Địa điểm tại Thanh Hóa được lựa chọn là Cửa Hới (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn). Người dân Thanh Hóa yêu thương, đùm bọc, chở che đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc như anh em ruột thịt. 

Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa về trách nhiệm và sự sẻ chia với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Chú thích ảnh
Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa. Ảnh: TTXVN phát

Xin ông cho biết, tỉnh đã huy động sức người, sức của như thế nào để đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc?

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với vị trí chiến lược và truyền thống cách mạng, Thanh Hóa được Trung ương Đảng tin tưởng, giao nhiệm vụ cùng với các địa phương: Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Địa điểm tại Thanh Hóa được lựa chọn là Cửa Hới (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn).

Trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là hậu phương lớn, đóng góp nhiều sức người, sức của cho tiền tuyến, lại bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nặng nề. Thời điểm năm 1954, Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh đang thực hiện nhiều nhiệm vụ như: Tiến hành cải cách ruộng đất đợt 2; chống cưỡng ép đồng bào Công giáo di cư vào Nam, hơn nữa tình trạng thiếu đói diễn ra gay gắt…

Song với tình cảm ruột thịt Bắc Nam, Tỉnh ủy Thanh Hóa khẩn trương chỉ đạo thành lập ban đón tiếp của tỉnh do ông Đỗ Văn Kiệm – Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh làm Trưởng ban và bộ máy điều hành với hàng trăm cán bộ giúp việc. Đồng thời, nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra tập kết một cách an toàn, chu đáo nhất.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo công tác đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra tập kết sâu rộng trong toàn tỉnh, từ các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh xuống đến nhân dân từng thôn, xóm.

Các địa phương tập trung cao độ, chuẩn bị tổ chức đón tiếp chu đáo đồng bào miền Nam. Các ngả đường quê hương Thanh Hóa đổ về Sầm Sơn tấp nập đông vui, hối hả, khẩn trương. Hàng ngàn công nhân, nhân dân tự nguyện tham gia xây dựng các công trình đón tiếp đồng bào miền Nam. Hàng vạn cây nứa, cây luồng, cây gỗ, hàng vạn lá kè, hàng trăm tấn củi…từ miền núi Thanh Hóa đưa xuống kịp thời để làm nhà đón tiếp, nhà ở, nhà ăn, giường nằm… khang trang, sạch đẹp.

Để đảm bảo sức khỏe cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra tập kết, ngay từ những ngày đầu, Trung ương đã giao cho Thanh Hóa xây dựng một bệnh viện tranh tre nứa lá quy mô 800 giường bệnh do Bộ Y tế quản lý, có sự hỗ trợ kỹ thuật của Bệnh viện tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ty Y tế Thanh Hóa đã thành lập ở Sầm Sơn một trạm cấp cứu, hai trạm khám sức khỏe ở hai xã Hoằng Lộc, Hoằng Quang (Hoằng Hóa). Bệnh xá ở Thiệu Đô (Thiệu Hóa) khám chữa bệnh cho các đồng chí, đồng bào miền Nam bị thực dân cầm tù, tra tấn ở nhà lao Chí Hòa và chữa bệnh cho các cháu thiếu nhi ra Bắc học tập.

Ngày 25/9/1954, bến Sầm Sơn Thanh Hóa (nay là cảng Lạch Hới, thành phố Sầm Sơn) rực rỡ cờ hoa chào đón chiếc tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào giữa tiếng hoan hô vang dậy của đồng bào Thanh Hóa đón những người con miền Nam ruột thịt ra Bắc tập kết. Đưa một số lượng rất lớn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra Bắc tập kết là các chuyến tàu biển rất lớn của Liên Xô và Ba Lan. Các tàu này không cập được bến Sầm Sơn, phải đậu cách xa đất liền vài ki-lô-mét.

Vì vậy, địa phương phải huy động, sử dụng các loại tàu, thuyền nhỏ để đưa đồng bào vào bờ. Có những chuyến tàu mất hai ngày mới chở hết đồng bào vào đất liền. Trong 9 tháng, từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955, toàn tỉnh đón 7 đợt, gồm 45 chuyến tàu, trong đó có 47.346 người là cán bộ, bộ đội, 1.775 thương binh, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.

Sau khi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam lên bờ được Ban đón tiếp và nhân dân đưa vào các lán trại chuẩn bị sẵn để nghỉ ngơi, chăm sóc, nhiều khi lán trại không đủ, nhân dân Quảng Tiến đưa đồng bào về gia đình mình để chăm sóc. Nhân dân Thanh Hóa, trực tiếp là nhân dân Sầm Sơn, mỗi người một việc, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân đều được giao nhiệm vụ cụ thể. Các cháu thanh, thiếu nhi được giao nhiệm vụ nấu cơm, phục vụ hậu cần, tổ chức văn nghệ. Công tác y tế, giáo dục, an ninh được đảm bảo.

Nhân dân các huyện miền xuôi hăng hái ủng hộ lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn. Các huyện Nông Cống, Đông Sơn ủng hộ 600 con bò, 700 con lợn, 15.000 con gà vịt, 12 vạn quả trứng; Nga Sơn, Quảng Xương cung cấp 8.384 đôi chiếu; Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định may 2.800 màn cá nhân, 1.000 màn đôi, 4.100 mền chăn và 1.450 cốt áo bông; Đông Sơn, Quảng Xương, thị xã Thanh Hóa cung cấp 49.000 bộ quần áo bà ba, 6.161 đôi dép cao su. Đồng bào các huyện trung du Thanh Hóa ủng hộ trên 1 vạn kg cà chua, 3 tấn cá và 415kg mộc nhĩ…

Đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh ở lại Thanh Hóa được bố trí, sắp xếp việc làm, đảm bảo đời sống lâu dài, đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển của quê hương Thanh Hóa như thế nào thưa ông?

Sau công tác đón tiếp an toàn, chu đáo đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc được phân công tới các khắp các tỉnh của miền Bắc như: Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng… để lao động, học tập và công tác. Đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ở lại, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa xác định bố trí, sắp xếp việc làm, đảm bảo đời sống lâu dài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa lúc này.

Đối với 5.735 học sinh, sau khi chuyển đến các tỉnh, còn lại ở Thanh Hóa 2.631 em được chia về 12 trường trong 9 xã ở huyện Quảng Xương (cũ) như: Quảng Châu, Quảng Vinh, Quảng Thọ, Quảng Tâm, Quảng Định, Quảng Cát, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lộc… Sau một thời gian học tập, đa số các em được chuyển ra các trường học sinh miền Nam ở Hà Nội, Hải Phòng, Quế Lâm (Trung Quốc) tiếp tục học tập.

Chú thích ảnh
Ông Trần Trí Trác, cựu Bí thư Đảng ủy xã Quảng Tiến, người trực tiếp đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Sầm Sơn 70 năm trước.

Các cụ miền Nam được Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa đón tiếp, nuôi dưỡng chu đáo. Tiêu biểu huyện Vĩnh Lộc được chọn làm nơi đón tiếp 225 cụ miền Nam thuộc tỉnh Bình Định ra tập kết; đối với các gia đình miền Nam, tính đến ngày 15/5/1955 ở Thanh Hóa có 90 gia đình, trong đó 29 gia đình bộ đội, 61 gia đình cán bộ và công nhân viên cơ quan xí nghiệp.

Một số gia đình được phân công về thị xã Thanh Hóa buôn bán, công tác ở các cơ quan của tỉnh và thị xã. Các gia đình làm nông nghiệp, tỉnh đã xây dựng cơ sở đón tiếp về các xã: Yên Trường (Yên Định), Xuân Thành, Phú Yên (Thọ Xuân). Đối với 1.743 công nhân, tỉnh đưa về 5 công trường: Tĩnh Gia, Đông Quang, Tào Xuyên, Hoằng Lộc và Hà Trung làm nhiệm vụ sửa sang đường sá.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết xung phong, xung kích đi xây dựng các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh. Có 12 nông, lâm trường quốc doanh phần lớn là bộ đội chuyển ngành, cán bộ miền Nam tập kết.

Tiêu biểu: Vùng kinh tế Lam Sơn có 3 nông trường (Sông Âm, Lam Sơn, Thống Nhất); vùng kinh tế phía Bắc có 4 nông trường (Hà Trung, Vân Du, Thạch Thành, Thạch Quảng); vùng kinh tế phía Tây Nam có nông trường Yên Mỹ… Đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ở lại xây dựng các nông, lâm trường coi Thanh Hóa như quê hương thứ hai của mình, có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương Thanh Hóa.

Sự kiện đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc là mốc lịch sử quan trọng, ý nghĩa đối với cả nước cũng như tỉnh Thanh Hóa. Phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất, anh dũng đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã vươn lên như thế nào để xây dựng tỉnh phát triển năng động mạnh mẽ?

Thời gian đã lùi xa nhưng sự kiện đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc cách đây 70 năm mãi mãi là mốc son chói lọi, để lại nhiều bài học quý, sống động, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa luôn ghi nhớ, khắc sâu, phát huy và nâng lên tầm cao mới những bài học đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thanh Hóa năm xưa dẫu còn nhiều gian khó nhưng thắm đậm nghĩa tình đã chào đón, cưu mang những người con phương Nam ra tập kết. Ngày nay, vùng đất, con người xứ Thanh luôn tự tin, năng động, trưởng thành và hòa nhịp cùng sự đổi mới của đất nước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tập trung triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn nên bức tranh tổng thể kinh tế – xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục khởi sắc mạnh mẽ.

Có thể khẳng định, chưa bao giờ Thanh Hóa có được tiềm lực và vị thế như ngày nay. Đó là cơ sở, điều kiện để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục vững bước tiến lên, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Baotintuc.vn

Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/70-nam-tap-ket-ra-bac-tron-nghia-ven-tinh-voi-dong-bao-mien-nam-20241024141553319.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 23/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Cấp cao BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.  Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng thống Recep Tayyip Erdogan; nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ...

Quốc hội thảo luận về Luật Công đoàn (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/quoc-hoi-thao-luan-ve-luat-cong-doan-sua-doi-20241024084418211.htm

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Bàn cơ chế và nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Trước khi thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh...

Quốc hội thảo luận về Luật Công đoàn (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/quoc-hoi-thao-luan-ve-luat-cong-doan-sua-doi-20241024084418211.htm

Quốc hội thảo luận các dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi)

Ngày 24/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi). Theo chương trình kỳ họp, buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Y tế thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một...

Bài đọc nhiều

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn: Nhìn từ chính sách

Chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung được ví như "hạt gạo," bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khóa cho các công nghệ số trong tương lai. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng...

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy động lực tăng trưởng

Chiều ngày 23/10, thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2024, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết: Trong 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), Bộ Công Thương theo dõi 2 mảng xuất khẩu và tiêu dùng. Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để thúc đẩy các...

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việc ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain góp phần quan trọng xây dựng hạ tầng số tiên tiến, bảo đảm độ tin cậy an toàn dữ liệu, góp phần tạo lập nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ số. Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng...

Bão Trà Mi khả năng 2 lần đổi hướng, tiến thẳng vùng biển Đà Nẵng

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, đến khoảng 13 giờ ngày 28.10, bão Trà Mi (bão số 6) khả năng trên vùng biển TP.Đà Nẵng. Bão mạnh cấp 12, giật cấp 15. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 13 giờ hôm nay, bão Trà Mi có vị trí khoảng 16,2 độ vĩ bắc; 123,6 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Bão mạnh cấp 9 (75 - 88 km/giờ),...

Thêm nhiều cơ hội tạo đột phá xuất khẩu trái dừa tươi

Bật lên như một hiện tượng xuất khẩu, trái dừa tươi Việt Nam đang được nhiều thị trường tiêu thụ như Mỹ, Trung Quốc, Anh,… đã tạo nên điểm sáng xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Với lợi thế về chất lượng và là trái cây sạch tự nhiên, trái dừa tươi Việt Nam được kỳ vọng có thêm nhiều cơ hội đột phá về xuất khẩu trong thời gian tới. Nhiều thị trường đón nhận Theo thống kê của...

Cùng chuyên mục

Dự báo thời điểm bão Trà Mi mạnh nhất

Bão Trà Mi được dự báo có cường độ cực đại mạnh cấp 11-12, giật cấp 15 khi ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía đông đông bắc. Cập nhật mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 24.10, cơn bão Trà Mi có vị trí tâm ở vào khoảng 17,3 độ vĩ bắc; 120,3 độ kinh đông, trên đất liền phía tây bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh...

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường Senegal từ ngày 25 - 29/11/2024. Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Senegal, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường này từ ngày 25 - 29/11/2024. Trong thời gian ở Senegal, Thương vụ sẽ có...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tại Nga

Trong khuôn khổ hội nghị các Nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng tổ chức tại Kazan (Liên bang Nga), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.   Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi chân thành của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các lãnh đạo chủ chốt Trung Quốc. Thủ tướng Phạm...

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Bình Thuận năm 2024

NDO - Sáng 24/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc Hội chợ trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch, ẩm thực, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP Bình Thuận và các tỉnh, thành phố cả nước, diễn ra từ ngày 24-27/10 tại khuôn viên Quảng trường Bikini Beach NovaWorld Phan Thiet (xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết), mang đến những trải nghiệm phong phú về văn hóa, nghệ...

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam giải trình về kinh phí, tài chính công đoàn

(Dân trí) - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã giải trình, làm rõ một số vấn đề về mức kinh phí 2%, tài chính công đoàn. Sáng 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Nhiều đại biểu ủng hộ nên duy trì kinh phí công đoàn 2% Phát biểu thảo luận, nhiều đại biểu bày...

Mới nhất

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam giải trình về kinh phí, tài chính công đoàn

(Dân trí) - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã giải trình, làm rõ một số vấn đề về mức kinh phí 2%, tài chính công đoàn. Sáng 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa...

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng SJC

Sáng 24-10, giá vàng thế giới giao dịch ở mức 2.724,25 USD/ounce, tương đương 84,67 triệu đồng/lượng.Lúc 11h, giá vàng miếng SJC được các công ty Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý… niêm yết cùng một mức. Giá mua vào 87 triệu...

Bình Thuận: Nghề gốm không bàn xoay độc đáo của người Chăm

Làng gốm Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) là một làng nghề nổi tiếng có từ lâu đời, gắn chặt với đời sống, phong tục tập quán của người Chăm địa phương. Đây là nghề mang tính chất “mẹ truyền con nối” từ đời này qua đời khác, với hầu hết các khâu trong quy...

Luật Công đoàn sửa đổi: Vì sao không quy định phân chia kinh phí công đoàn 2% trong luật?

Ông Nguyễn Đình Khang cho hay ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra thiết kế theo hướng không quy định trong luật việc phân chia kinh phí công đoàn 2%.   Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang - Ảnh: GIA HÂN Sáng 24-10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung...

BẾ MẠC GIẢI BÓNG ĐÁ NỮ VÔ ĐỊCH U19 QUỐC GIA – CÚP ACECOOK 2024 DO ACECOOK VIỆT NAM TÀI TRỢ

BẾ MẠC GIẢI BÓNG ĐÁ NỮ VÔ ĐỊCH U19 QUỐC GIA – CÚP ACECOOK 2024 DO ACECOOK VIỆT NAM TÀI TRỢ Tối 19.10.2024 vừa qua, Giải Bóng đá Nữ vô địch U19 Quốc Gia –...

Mới nhất