Trang chủDu lịchẨm thực70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên...

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc


Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam – Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình Bắc – Nam.

Nghĩa đồng bào trong gian khó

Thanh Hóa là một trong những địa phương đón đồng bào miền Nam tập kết sớm nhất. Theo thông tin tại Hội thảo “Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc – 70 năm sâu nặng nghĩa tình” vào đầu tháng 10/2024, chuyến tàu đầu tiên chở đồng bào miền Nam đã rẽ sóng cập bến cửa Lạch Hới – Sầm Sơn vào ngày 25/9/1954 giữa tiếng reo hò của hàng ngàn người dân Thanh Hóa. Trong vòng 9 tháng, từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955, Thanh Hóa đón tổng cộng 7 đợt tàu với 45 chuyến, bao gồm 47.346 cán bộ, bộ đội, 1.775 thương binh, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.

Nhân dân miền Bắc đón tiếp cán bộ, bộ đội và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc tại bến Sầm Sơn (Thanh Hóa), theo quy định tại Hiệp định Geneva (25/9/1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân miền Bắc đón tiếp cán bộ, bộ đội và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc tại bến Sầm Sơn (Thanh Hóa), theo quy định tại Hiệp định Geneva (25/9/1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Khắp các huyện xứ Thanh, phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào miền Nam diễn ra mạnh mẽ. Hàng ngàn bộ quần áo, chăn màn, thực phẩm được chuẩn bị. Để xây dựng nơi ở tạm, các huyện miền núi ngày đêm vận chuyển hàng vạn cây luồng, gỗ về Thanh Hóa, giúp người dân miền Nam sớm ổn định cuộc sống.

Ông Diệp Văn Sơn, Phó Trưởng ban kiêm Tổng Thư ký Ban liên lạc học sinh miền Nam Thành phố Hồ Chí Minh kể lại kỷ niệm về những ngày đầu đặt chân đến Thanh Hóa khi ông mới 9 tuổi. Đã 70 năm trôi qua, nhưng ông vẫn nhớ như in khoảnh khắc được người dân Thanh Hóa đón tiếp nồng hậu.

Ông kể: “Tháng 11/1954, cậu bé 9 tuổi là tôi, lần đầu tiên xa nhà đặt chân đến Sầm Sơn, Thanh Hóa, sau bao ngày lênh đênh trên tàu của nước bạn Liên Xô cũ, rồi tàu gặp bão, phải núp ở đảo Hòn Mê. Sau đấy được thuyền đánh cá của ngư dân đưa vào đất liền.

Cảm nhận đầu tiên là cái rét rất xa lạ với những người miền Nam… Rồi cái lạnh, nỗi nhớ nhà của những đứa con lần đầu tiên xa nhà, xa quê cũng nguôi ngoai dần trước những tình cảm của người dân miền Bắc. Nhân dân Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã đón tiếp như đón người thân, những đứa con đi xa trở về”.

Đêm đầu tiên, ông và những đứa trẻ miền Nam được phát áo bông, chăn bông, những món đồ xa lạ với trẻ em miền Nam.

“Chúng tôi nhớ mãi bữa cơm đầu tiên với món thịt kho su hào – bữa ăn ngon nhất sau gần 10 ngày lênh đênh trên biển vì phải trú bão.

(…) Buổi sáng chúng tôi ra một cái giếng duy nhất để súc miệng. Lúc này mới biết thế nào là lạnh. Cảm giác muốn rụng răng, sợ đến mức không dám rửa mặt.

Mấy ngày này liên tục được các đoàn đại biểu phụ lão, phụ nữ, thanh niên đến thăm, thật ấm lòng vì sự quan tâm chăm sóc”, ông Sơn kể lại.

Ông Diệp Văn Sơn, Phó Trưởng ban Kiêm Tổng Thư ký Ban Liên lạc học sinh miền Nam thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)
Ông Diệp Văn Sơn, Phó Trưởng ban Kiêm Tổng Thư ký Ban Liên lạc học sinh miền Nam thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Ông Sơn cùng bốn học sinh khác được phân ở tại một gia đình có ba người con. Đứa lớn 10 tuổi, đứa bé nhất gần 2 tuổi. Ông Sơn cho biết: Buổi sáng, anh chị chủ nhà ra đồng sớm, chúng tôi quan sát hình như gia đình không ăn cơm chiều. Chị về với một rổ khoai chưa kịp lớn và ít rau. Tối cả nhà quây quần bên nồi khoai luộc, để lại mấy củ cho bọn tôi sáng hôm sau.

Trưa, chiều, chúng tôi lên bếp dã chiến đem cơm về ăn, nhìn mấy đứa nhỏ chắc lâu ngày chưa được ăn cơm thấy mà thương! Bọn tôi bàn nhau mỗi ngày để ra ba chén cho mấy bé. Nhìn chúng ăn ngấu nghiến, càng thương. Được mấy ngày, anh chồng nói với chúng tôi “các em xa cha mẹ ra đây được Bác Hồ, Đảng nuôi dạy không thể để sứt mẻ tiêu chuẩn, dù chỉ một chén cơm”.

Ông Diệp Văn Sơn ở Thanh Hóa ba tháng, sau đó được chia lớp rồi chuyển về Hưng Yên. “70 năm qua, tôi mang những kỷ niệm về những ngày đầu trên đất Bắc, trên đất Thanh Hóa, nơi thay mặt các địa phương đón tiếp những con em miền Nam tập kết, trên cuộc hành trình của một kiếp người nhiều gian khó nhưng lắm tự hào.

Nhắc lại trước tiên để tri ân Bác Hồ, Đảng, Chính phủ, nhân dân miền Bắc và thầy cô, những người thay mặt cha mẹ có công nuôi dạy chúng tôi nên người. Biết ơn đồng bào miền Bắc đã nhường cơm, sẻ áo cho chúng tôi ở một thời gian khổ nhưng hào hùng”, ông Sơn nói.

Chén cháo nghĩa tình

Trong những trang hồi ức viết tay do ông Phan Văn Tạng, quê ở ấp Kiến Vàng, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, để lại có nhiều đoạn kể về những ân tình trên đất Bắc và được báo Cà Mau dẫn lại.

“… Ngày thứ năm đến bến Sầm Sơn, tàu lớn, bãi cạn không cập bến được nên phải đậu cách khoảng 1 km. Tuy xa nhưng chúng tôi vẫn thấy rõ trên bờ không khí náo nhiệt, trống rung cờ mở, tiếng hô khẩu hiệu âm vang, lan toả trên mặt sóng biển. Những chiếc thuyền của ngư dân vun vút lao ra đón chúng tôi. Các đồng chí thuỷ thủ tàu Ba Lan thả thang dây cho chúng tôi xuống thuyền (…) Ðảng uỷ và đồng bào đón chúng tôi hết sức nồng nhiệt. Ðồng chí Trưởng thôn dẫn chúng tôi đến từng nhà bàn giao. Bà con vui vẻ tiếp nhận.

Tối hôm ấy, một điều xảy ra hết sức bất ngờ là mãi đến 9-10 giờ đêm mà không thấy bà con ăn cơm. Hỏi ra mới biết, Thanh Hoá năm ấy vỡ đê, mất mùa, dân chúng không có thóc gạo mà phải dùng lá rau khoai lang trộn với trấu giã mịn hấp lên ăn. Thậm chí có người còn ra đường ray xe lửa đào rau má làm bữa, nên có câu: “Dân Thanh Hoá, ăn rau má, phá đường tàu”. Thế mà bộ đội chúng tôi được ăn 27 kg gạo mỗi tháng, bằng 900 gram/ngày. Bữa ăn nào cũng có thịt cá, trong khi đó bọn trẻ từ sáng đến chiều tối không có một hột cơm trong bụng. Nhưng mỗi khi dọn cơm ra sân đình thì không bao giờ thấy bóng bọn trẻ con đến nhìn ngó. Chúng tôi khâm phục sự lãnh đạo của Ðảng bộ và xúc động trước những nghĩa cử của Nhân dân. Nhiều đồng chí cảm động đến rơi nước mắt. Biến tình cảm thành hành động, chúng tôi gom số cơm sau bữa ăn còn, đem về cho đồng bào. Ðược vài lần, chính quyền địa phương phát hiện, phản ánh với đơn vị, chúng tôi bị kiểm thảo. Có khuyết điểm thật nhưng chúng tôi không hề ân hận”.

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tổ chức tại Thanh Hóa, ngày 27/10/2024. (Ảnh: Báo Thanh Hóa)
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tổ chức tại Thanh Hóa, ngày 27/10/2024. (Ảnh: Báo Thanh Hóa)

Một kỷ niệm khác cũng được ông Tạng nhắc lại: “Vào khoảng tháng 3, trời còn rét, tôi bị sưng phổi. Ðể đảm bảo quân số, quân y đưa tôi gửi nhà chị Tùng ở thôn Ðời Sơn. Chị Tùng có hai con, con trai lớn tên Tùng, cháu gái tên Tình. Chồng chị Tùng qua đời vì nạn đói năm 1945. Nằm được một tuần lễ, ngày nào trước khi ra đồng chị cũng đến hỏi thăm tôi. Một chuyện đầy cảm động nữa là, nhà chị chỉ còn một đấu thóc, chị đem giã lấy gạo trắng nấu cháo cho tôi, còn lại tấm mẳn, cám và trấu đem giọt thật mịn, trộn với lá khoai hấp lên để mẹ con chị ăn.

Con gà mái đẻ được 3 trứng, hết thóc nó không đẻ nữa, 3 trứng gà ấy cũng lần lượt nấu cháo cho tôi. Ban đầu tôi nghĩ thầm, hay là chị Tùng yêu tôi. Nhưng không phải, mà đó là tình dân hết lòng thương yêu bộ đội, nhằm bồi dưỡng cho tôi mau hết bệnh trở về đơn vị, cùng anh em xây dựng lực lượng hùng mạnh giải phóng miền Nam. Nghĩa cử đó làm tôi nhớ mãi”.

Sự kiện tập kết ra Bắc không chỉ là một dấu mốc lịch sử mà còn là biểu tượng sống động của tình đoàn kết giữa hai miền. Những ký ức về tấm lòng sẻ chia của người dân Thanh Hóa là minh chứng cho sức mạnh của tình người, cùng nhau vượt qua gian khó vì một tương lai hòa bình, thống nhất.



Nguồn: https://thoidai.com.vn/70-nam-tap-ket-ra-bac-nghia-dong-bao-dong-day-tren-dat-bac-207105.html

Cùng chủ đề

70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào miền Nam

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với vị trí chiến lược và truyền thống cách mạng, Thanh Hóa được tin tưởng, giao nhiệm vụ cùng với các địa phương: Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Địa điểm tại Thanh Hóa được lựa chọn là Cửa Hới (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Yên Bái tạo diễn đàn cho tiếng nói trẻ thơ

Ngày 9/11 tại Yên Bái, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Kỳ họp giả định Hội đồng nhân dân (HĐND) trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2024. Sự kiện có sự tham gia của 30 trẻ em là thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Yên Bái và 50 trẻ em tiêu biểu trong toàn tỉnh. Trong kỳ họp giả định, các đại biểu trẻ em, với vai trò đại biểu HĐND,...

160 đại biểu thành phố Hồ Chí Minh khởi hành đến với biển đảo quê hương

Ngày 9/11, tại Lữ đoàn 125 Vùng 2 Hải quân, tàu Kiểm ngư 290 đã rời cảng đưa đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Hải quân và Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân và quân - dân trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và nhà giàn DK1/10. Tham gia đoàn công tác có 160 đại biểu đại diện Thành...

Tổ chức FFI hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi bảo tồn đa dạng sinh học

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Quyết định số: 1371 QD-UBND ngày 7/11/2024 về việc phê duyệt văn kiện sử dụng vốn viện trợ bổ sung không hoàn lại 2,5 tỷ đồng đối với dự án: Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi do Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) - Chương trình Việt Nam tài trợ. Với tổng vốn viện trợ không hoàn lại 2,5 tỷ đồng, tương đương 100.000 USD,...

Vùng 3 Hải quân phối hợp tuyên truyền, hướng nghiệp cho thanh thiếu niên

Sáng 09/11, tại thành phố Đà Nẵng, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Đoàn Trường THPT Hoàng Hoa Thám tổ chức ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, hướng nghiệp tư vấn tuyển sinh quân sự cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2024 - 2030, đồng thời thông tin giới thiệu về tình hình biển, đảo và công tác tuyển sinh quân sự của Quân chủng...

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Theo TTXVN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu...

Bài đọc nhiều

Ba đầu bếp đến từ nhà hàng Michelin Việt Nam được vinh danh tại The Best Chef Awards ở Dubai

Sam Trần (nhà hàng Gia), Peter Cường Franklin (Ănăn Saigon), Sam Aisbett (Akuna) là ba đầu bếp đến từ Việt Nam được vinh danh tại The Best Chef Awards. The Best Chef Awards (Giải thưởng Đầu bếp xuất sắc nhất) lần thứ 8 vừa...

Bánh mì xíu mại Trần Quý Khoách thịt tươi ớt rim, đẫm xốt, hương vị Diên Khánh ngày xưa

Trong tiếng mưa rả rích của trời đêm Sài Gòn, thực khách vừa chuyện trò vừa nhâm nhi chén bánh mì xíu mại trên vỉa hè đường Trần Quý Khoách cũng thấy đủ ấm lòng ấm dạ... Và trên hết, anh D. còn mến...

Khách Nhật ăn món nức tiếng Hà Nội, bất ngờ xin lỗi vì phát hiện một điều

Sau khi nếm thử bún chả ở Hà Nội, vị khách Nhật Bản thừa nhận đã sai khi nghĩ Việt Nam chỉ có phở và bánh mì, thậm chí tỏ ra tiếc nuối vì không biết đến món này sớm hơn. Ken (đến từ Nhật, làm trong lĩnh vực kinh doanh) cùng bạn gái là Kanna vừa có chuyến du lịch ngắn ngày tới Hà Nội. Họ dành thời gian trải nghiệm ẩm thực tại Thủ đô. Ken tiết lộ, vì...

Món ‘vũ nữ chân dài’ ở An Giang đắt ngang tôm hùm, khách ăn sạch cả xương

Không chỉ có tên gọi mĩ miều, đặc sản “vũ nữ chân dài” ở An Giang còn hút khách bởi độ giòn, thơm và ngọt thịt, có thể ăn hết cả xương. “Vũ nữ chân dài” là tên gọi khác của món khô nhái. Món ăn này có mặt tại nhiều tỉnh thành miền Tây nhưng phổ biến hơn cả là ở An Giang. Theo người dân địa phương, món khô nhái có xuất xứ từ Campuchia. Khi du nhập vào...

Cùng chuyên mục

Khách Tây thử phở gia truyền ở Hà Nội, hết lời khen ngon, húp cạn cả nước dùng

Lần đầu thử món phở kiểu Bắc ở Hà Nội, hai vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon với phần nước dùng trong và thanh, dậy mùi đặc trưng từ thịt bò. Adam (đến từ Mỹ) và Kathryn (quốc tịch Canada) là cặp vợ chồng đam mê du lịch và từng đặt chân tới nhiều quốc gia như: Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Mexico, Singapore, Thái Lan, Việt Nam,… Trên kênh YouTube cá nhân có hơn 220.000 lượt...

Quán bánh rán ‘siêu nhỏ’ ngày bán vài nghìn chiếc, khách đứng kín vỉa hè chờ mua

Quán bánh rán của anh Nguyễn Quốc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) rất nhỏ, chật hẹp nhưng luôn đông khách, bán được 4.000-6.000 chiếc/ngày. 15h30, quán bánh rán truyền thống trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu tấp nập khách. Anh Khánh (30 tuổi, chủ quán) và nhân viên thoăn thoắt nặn bánh, chiên bánh, đảo bánh, đóng gói,...  “Quán bé tí thế kia mà đông khách lắm, cả chục người chờ lấy mẻ bánh nóng hổi vừa...

Hậu Giang tổ chức hội thi bánh dân gian lần thứ IV

Hội thi bánh dân gian tỉnh Hậu Giang 2024 là sân chơi hữu ích để các nghệ nhân giao lưu, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc trong ẩm thực Hậu Giang, thu hút du khách… Nằm trong khuôn khổ giải marathon quốc tế “Mekong Delta Marathon” tỉnh Hậu Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Hội thi bánh dân gian tỉnh Hậu Giang lần thứ IV -...

Món ‘vũ nữ chân dài’ ở An Giang đắt ngang tôm hùm, khách ăn sạch cả xương

Không chỉ có tên gọi mĩ miều, đặc sản “vũ nữ chân dài” ở An Giang còn hút khách bởi độ giòn, thơm và ngọt thịt, có thể ăn hết cả xương. “Vũ nữ chân dài” là tên gọi khác của món khô nhái. Món ăn này có mặt tại nhiều tỉnh thành miền Tây nhưng phổ biến hơn cả là ở An Giang. Theo người dân địa phương, món khô nhái có xuất xứ từ Campuchia. Khi du nhập vào...

Quán xôi gà Bà Chiểu, không có chỗ ngồi lại để ăn vẫn đông khách, bà chủ tốt bụng không ngờ

Giờ tan tầm, những con đường quanh chợ Bà Chiểu náo nhiệt bởi dòng xe tứ phía. Không khí quán xôi gà Bà Chiểu cũng 'nóng' lên như hòa vào nhịp sống ồn ã ấy. ...

Mới nhất

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn...

Ông Trump thắng toàn bộ 7 bang chiến địa, về đích với 312 phiếu

Các hãng truyền thông Mỹ ngày 9.11 dự phóng ông Trump dự phóng ông Trump chiến thắng ở bang Nevada, qua đó giành...

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ...

Tăng mạnh đến 2.200 đồng/kg, mốc 140.000 đồng được thiết lập

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 10/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 1.000 - 2.200 đồng/kg ở phần lớn các...

Mới nhất