Điểm số không phải thứ quyết định sự thành công của một đứa trẻ mà đó còn phụ thuộc vào vốn sống, tri thức, trải nghiệm trẻ góp nhặt trong những năm tháng còn trẻ thơ. Nếu cha mẹ đưa con đến những nơi này nhiều hơn, EQ, IQ của trẻ sẽ dần trở nên cao hơn.
1. Thư viện
Đọc sách không chỉ mang lại cho chúng ta thu hoạch lợi ích thiết thực, mà còn là một phương thức bồi bổ tinh thần, để chúng ta biết rằng, thế giới này không chỉ có vật chất, mà còn có đam mê, lý tưởng, còn có niềm tin để phấn đấu, không ngừng thay đổi chính mình.
Cổ nhân từng nói: “Khí chất của con người, bởi vì trời sinh, rất khó thay đổi, duy chỉ có sách vở tri thức mới có thể làm điều đó”.
Nếu so sánh người có rèn luyện với người không rèn luyện chỉ trong một ngày, thậm chí là một tháng, thì khó có thể nhận ra bất cứ sự thay đổi nào. Nhưng chỉ cần kiên trì, nhìn lại 1 năm, 5 năm và 10 năm sau, trạng thái tinh thần và thể lực của cả hai đã cách biệt như trời với đất.
Đọc sách cũng giống như vậy. Giữa người chăm đọc và người không đọc, sự khác nhau sẽ tích lũy dần qua từng ngày, từng tháng, từng năm, cuối cùng tạo thành cách biệt một trời một vực.
Do đó, cha mẹ nên chăm chỉ đưa trẻ đến thư viện. Bởi thư viện là nơi tuyệt vời để vun đắp tình cảm và trong quá trình đọc, trẻ có thể tập trung tưởng tượng, suy nghĩ, đồng thời thỏa mãn trí tò mò của bản thân.
Trong một cuộc khảo sát với các thí sinh thi vào đại học trong những năm qua tại Trung Quốc, kết quả cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên đọc sách có chỉ số EQ và IQ cao hơn.
Chính vì thế, việc đưa trẻ đến thư viện là điều kiện tốt nhất để trẻ tiếp xúc với nhiều loại sách, dung nạp kiến thức đa dạng, từ đó kích thích trí não phát triển.
2. Các cuộc tụ họp của đại gia đình
Dù cuộc sống bận rộn đến mấy, đã là gia đình thì mọi người vẫn luôn có nhu cầu tụ họp, quây quần bên nhau, ít nhất là trong các dịp lễ tết, các kỳ nghỉ hay cuối tuần. Đây cũng là dịp rất tốt, bố mẹ nên cho con cái tham gia cùng đại gia đình, gặp gỡ những người họ hàng, anh chị em họ… để các con học cách hòa đồng cũng như hiểu về các mối quan hệ của gia đình.
Khi ở nhà, bố mẹ cũng phải thường xuyên trò chuyện cởi mở, gần gũi với trẻ để con học cách kết nối và trao đổi thông tin với người khác, đồng thời dần hình thành thái độ tôn trọng đối với họ. Bằng cách này, cha mẹ đang giúp con nuôi dưỡng và phát triển trí tuệ cảm xúc.
Tuy nhiên khi cho con tham gia cuộc vui cùng cả nhà thì bố mẹ cũng phải chú ý, không vì là anh em thân thiết mà nói chuyện bỗ bã không giữ ý vì rất có thể các bé nghe thấy sẽ học theo.
Đặc biệt, cha mẹ cần tránh áp đặt suy nghĩ khi nói chuyện cùng con. Nếu có ý kiến trái chiều, hãy cùng con phân tích đúng sai. Khi trẻ được tiếp xúc với nhiều quan điểm, chúng trở nên linh hoạt hơn trong suy nghĩ, và dễ chấp nhận, khoan dung hơn với người khác cũng như với bản thân.
3. Công viên có nhiều trẻ em, hoặc công viên giải trí
Khi lớn lên, vấn đề đầu tiên trẻ cần đối mặt là việc giao tiếp giữa các cá nhân. Kỹ năng giao tiếp tốt hay kém thường được bộc lộ trong thực tế.
Nghĩa là phải thấy được tận mắt trẻ nói chuyện với những bạn khác thì bố mẹ mới biết được con mình tốt, hay yếu kém đến đâu.
Vì vậy để tăng khả năng giao tiếp cho con, cha mẹ nên thường xuyên đưa con đến công viên hoặc các khu vui chơi công cộng có nhiều trẻ em. Bằng cách này, vòng kết nối xã hội của trẻ có thể được mở rộng.
Đồng thời nếu phát hiện trẻ có vấn đề giao tiếp thì cha mẹ còn có thể tìm biện pháp khắc phục sớm.
4. Các khu vực khác nhau ngoài nơi sinh sống
Mỗi thành phố và mỗi quốc gia đều có những phong tục tập quán khác nhau, và cũng có một hương vị khác nhau. Trẻ em thường đến những môi trường khác nhau này và trải nghiệm những cảm giác nhân văn khác nhau, và chúng sẽ tự nhiên hiểu được một thế giới khác.
Càng đi nhiều nơi, trẻ càng thấy và được trải nghiệm nhiều phong cảnh, văn hóa, phong tục… khác nhau. Bằng cách này, làm thế nào EQ của đứa trẻ có thể thấp?
5. Siêu thị
Để phát triển kỹ năng tài chính cho con, cha mẹ hãy thường xuyên đưa con đi siêu thị. Nhưng tuyệt đối không để con chạy nhảy khắp nơi mà cần có kế hoạch rõ ràng.
Chẳng hạn, cha mẹ hãy lập ra danh sách mua sắm hàng hóa và yêu cầu con cùng tìm chọn sản phẩm. Cách này giúp trẻ hiểu rõ mục tiêu của mình và có sự phân bổ tài chính hợp lý.
Ngoài ra, siêu thị cũng là nơi lý tưởng để dạy trẻ những quy tắc xã hội. Khi đi mua sắm, hãy để con tự đẩy xe hàng, tự tìm sản phẩm và so sánh giá cả. Với những món đồ không mua, cha mẹ cần hướng dẫn con xếp ngay ngắn theo đúng vị trí ban đầu, tránh để lại lộn xộn.
Ngoài ra, khi đợi thanh toán, hãy dặn con phải xếp hàng lịch sự và không quên nói lời cảm ơn với người bán. Đây là phép tắc xã giao tối thiểu mà con cần được rèn luyện ngay khi còn nhỏ.
6. Bảo tàng
Với những địa điểm như bảo tàng, viện bảo tàng Khoa học và Công nghệ, trẻ có thể nhìn thấy các kỳ quan của thế giới, cảm nhận được sự vĩ đại của trí tuệ con người. Qua đó khơi gợi trí tò mò, ham muốn khám phá của trẻ.
Ngoài ra, bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm theo chủ đề khác nhau. Trẻ em trong quá trình tham quan có thể phát triển khả năng nhận thức thị giác, tiếp xúc với các lĩnh vực khác nhau của triển lãm, từ đó học cách phân tích và không ngừng nâng cao trình độ.
Đối với xã hội hiện đại, EQ quan trọng không kém IQ. Trẻ em chỉ có thể nổi bật giữa đám đông nếu chúng có chỉ số EQ và chỉ số IQ cao. Nếu trí tuệ cảm xúc của trẻ quá thấp sẽ khó hòa nhập với xã hội. Vì vậy, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/6-dia-diem-neu-cha-me-dua-con-den-thuong-xuyen-thi-khong-chi-iq-ma-eq-cung-tang-vot-172240829161653666.htm