Cụm từ “bốc mùi” có vẻ không đồng nghĩa với ẩm thực cao cấp, nhưng một số món ăn kích thích mũi lại được nhiều người coi là cao lương mỹ vị.
Chuyên gia lên men người Nhật Takeo Koizumi đo cường độ mùi thực phẩm bằng một thiết bị gọi là “alabaster”, và giới thiệu khái niệm về đơn vị “alabaster units”, hay AU, trong cuốn sách Lên men là Sức mạnh của ông.
AU không phải là một đơn vị mùi quốc tế, vì vậy nó chỉ được sử dụng để tham khảo.
Dưới đây là 10 món ăn có mùi khó chịu nhất thế giới được đo bằng AU của chuyên gia Takeo Koizumi.
Surströmming – 8070 AU
Surströmming là món cá trích đóng hộp, được ướp muối và lên men có nguồn gốc từ Thụy Điển.
Vị cay nồng của nó bắt nguồn từ protein của cá trích được lên men trong môi trường ít muối, tạo ra các hợp chất có mùi rất khó chịu.
Mặc dù có mùi hôi nhưng những người mê ẩm thực vẫn bị thu hút bởi hương vị đậm đà của món ăn này.
Hongeo-hoe – 6230 AU
Hongeo-hoe là món cá đuối lên men từ Hàn Quốc có mùi giống như amoniac. Mùi hôi thối bốc lên từ urê trong cơ thể cá đuối, được mô tả là gợi nhớ đến nhà vệ sinh ngoài trời.
Phô mai Epicure – 1870 AU
Loại phô mai cứng New Zealand này thường trải qua quá trình ủ ba năm trong thùng gỗ.
Trong giai đoạn này, vi khuẩn lactic (lactobacilli) được kích hoạt và lên men, làm cho phô mai hóa lỏng và giải phóng carbon dioxide và hydrogen sulphide. Những khí này tạo ra mùi nồng nặc.
Kiviak – 1370 AU
Kiviak là một món ăn mùa đông truyền thống của người Inuit ở Greenland, được làm từ chim auk nhỏ (một loài chim biển), lên men trong da hải cẩu.
Quy trình chế biến bao gồm nhồi tối đa 500 con chim auk nguyên con vào da hải cẩu, loại bỏ không khí, bịt kín bằng mỡ và lên men trong ba tháng.
Chim lên men được ăn vào mùa đông Bắc Cực, thường xuất hiện trong các dịp lễ hội như sinh nhật và đám cưới.
Kusaya – 1267 AU
Kusaya là một loại cá muối, sấy khô và lên men có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Để chế biến Kusaya, người ta ngâm một loại cá gọi là cá nục trong nước muối, sau đó đem phơi nắng.
Bí quyết tạo nên mùi hôi đặc trưng của Kusaya chính là ở nước muối, được làm từ nội tạng cá lên men và máu trộn với nước biển.
Funazushi – 486 AU
Funazushi là một món ăn của Nhật Bản, được chế biến bằng cách trộn muối cá và cơm với nhau, lên men bằng axit lactic rồi loại bỏ phần cơm đã lên men, chỉ giữ lại phần cá.
Món ăn này giàu lợi khuẩn, khoáng chất và vitamin B1, trước đây được dùng như một nguồn năng lượng.
Funazushi được thái lát mỏng và được thưởng thức như một món ăn nhẹ với rượu sake.
Natto – 452 AU
Natto, một món ăn lên men truyền thống khác của Nhật Bản, món ăn giàu dinh dưỡng này được làm từ đậu nành lên men với vi khuẩn natto.
Natto có mùi nồng và kết cấu dính.
Món ăn này thường được ăn lạnh với cơm, trộn cùng nước tương hoặc mù tạt karashi đi kèm. Theo ghi chép, người Nhật được cho là đã ăn natto từ cách đây hơn 1.000 năm.
Kusaya – 447 AU
Kusaya là loại cá muối, sấy khô và lên men, “bốc mùi” hơn sau khi nướng và thường được dùng kèm với rượu sake hoặc shochu.
Củ cái khô ngâm – 430 AU
Món ăn Nhật Bản có kết cấu giòn này thường được thái lát mỏng và có màu vàng do được thêm nghệ.
Củ cải trắng dùng để ngâm chua có chứa nhiều sulfit hơn, giải phóng mùi nồng trong quá trình lên men.
Đậu phụ thối – 420 AU
Đậu phụ thối là món ăn Trung Quốc có mùi nồng đặc trưng này được làm từ đậu phụ lên men.
Ở Trung Quốc, đậu phụ thối thường được bán ở các chợ đêm hoặc quán ăn ven đường như một món ăn vặt. Ngoài ra, nó còn được phục vụ như một món ăn kèm trong các quán ăn trưa.
Theo truyền thống, đậu phụ thối được ủ trong nước muối với rau và thịt trong nhiều tháng. Tuy nhiên, trong thời đại hiện này, đậu phụ thường chỉ được ướp trong một hoặc hai ngày.